Khảo sát công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin trên báo chí địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công chúng tuyên quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí địa phương (Trang 44)

Bảng 2 .8 Mức độ quan tâm về các nội dung thông tin chương trình phát thanh

7. Kết cấu luận văn

2.2. Khảo sát công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin trên báo chí địa

địa phƣơng

2.2.1. Cách thức tiếp nhận thông tin báo chí địa phương của công chúng Tuyên Quang

2.2.1.1. Thời điểm và địa điểm đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng Tuyên Quang

Thời điểm thường đọc báo, nghe đài, xem truyền hình là một chỉ báo góp phần làm đậm nét thêm thói quen, tập quán theo dõi tin tức trên báo của công chúng. Thời điểm thường được công chúng sử dụng cho việc đọc báo, nghe đài, xem truyền hình phản ánh thói quen phân bố và sắp xếp thời gian theo dõi tin tức với thời gian dành cho công việc, sinh hoạt…

Kết quả khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau (xem biểu đồ 2.1):

Biểu đồ 2.1: Thời điểm đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng Tuyên Quang

Từ biểu đồ 2.1 và phụ lục 2 cho thấy thời điểm đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng có sự khác nhau thời điểm đọc báo, nghe đài, xem

thời gian đọc báo là không xác định; 18,7% – 15,7% đọc báo in và báo điện tử vào thời gian buổi sáng. Như thế, mới chỉ có một bộ phận công chúng đã hình thành thói quen đọc báo đều đặn vào thời gian “nóng” của tin tức báo in. Trong đó, nhóm CCVCNN, LLVT chiếm tỉ lệ cao hơn các nhóm khác 62,7% trong thời điểm đọc báo đầu buổi sáng. Báo được cấp, phát đều đặn và thời gian làm việc có tính ổn định là điều kiện để công chúng CCVCNN có được thói quen đọc báo vào đầu buổi sáng. Có 20,4% – 22,6% số người được hỏi có thói quen đọc báo vào buổi trưa, công chúng phần lớn là cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước và một số ít là người làm nghề kinh doanh, làm nghề tự do. Thói quen đọc báo trong thời gian chiều, hoặc buổi tối chiếm tỉ lệ thấp 11,2% – 15%, chủ yếu đối với những người đã nghỉ hưu, người làm nghề tự do, đọc báo ở nhà.

Về thời điểm xem truyền hình, kết quả khảo sát cho thấy: 35,7% tỉ lệ người xem truyền hình vào buổi tối; 18,3% trả lời thời gian không nhất định; tỉ lệ người xem vào thời gian chiều 15,3%; tỉ lệ người xem vào buổi sáng là 15%; tỉ lệ người xem thời gian buổi trưa chiếm 15,7%. Đối với buổi chiều và buổi tối mọi người thường tập trung hoàn tất công việc trong ngày nên tỉ lệ người xem chương trình ở khung giờ buổi chiều chênh lệch khá lớn so với buổi tối là 15,3% và 35,7%. Để bắt đầu ngày mới, nhiều người muốn biết thông tin về tình hình kinh tế, xã hội và thời tiết để tiện sắp xếp công việc và đây là lý do khiến 15% khán giả xem truyền hình thời điểm buổi sáng. Vì vậy việc bố trí, phát sóng chương trình tin tức buổi sáng sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin của một số cán bộ, viên chức và nông dân trước khi bắt đầu ngày mới.

Khi được hỏi thêm, công việc đầu tiên của ông/bà/anh/chị làm là gì khi về nhà, nhiều người nhất là nam giới trả lời là mở tivi. Nhiều hưu trí và người nội trợ cũng mở tivi cả ngày và cũng chuyển kênh truyền hình nhiều lần trong ngày. “Các

chương trình thời sự tôi thường không bỏ. Nếu không xem kênh này thì sẽ xem kênh khác. Bà nhà thì xem phim. Kênh TTV cũng có nhiều chương trình tin tức và phim hay. Tôi vẫn thường xem hằng ngày” (Phỏng vấn sâu, phụ lục 3).

ổn định vào các khung giờ: sáng sớm, giờ nghỉ trưa, và chiều tối. Cả ba khung giờ đều là những khung giờ mà mọi người nghỉ ngơi sau khi làm việc cho nên tỉ lệ công chúng tập trung nghe chủ yếu vào thời gian nghỉ trưa 34,6%, buổi sáng trước giờ làm việc 33,7%, thời gian chiều 31,7%. Chương trình phát thanh nhìn chung không có sự chi phối bởi trình độ học vấn, công việc, lứa tuổi và giới tính.

2.2.1.2. Cách thức đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng Tuyên Quang

Cách thức đọc báo, nghe đài, xem truyền hình là cơ sở để nhận diện thói quen tiếp nhận thông điệp của công chúng. Cách thức đọc báo, nghe đài, xem truyền hình có ý nghĩa nhất định trong việc chỉ ra nhu cầu, sở thích… của công chúng trong hoạt động tiếp nhận thông điệp. Việc quan sát cách thức đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng giúp cho cơ quan báo có cơ sở để tổ chức, thiết kế trang bài, chương trình sao cho thuận lợi đối với hoạt động tiếp nhận thông điệp của đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, kể cả lựa chọn phương thức thông tin sao cho phù hợp.

Qua khảo sát,chúng tôi thu được kết quả biểu đồ 2.2 như sau:

Biểu đồ 2.2: Cách thức đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng Tuyên Quang

Nhìn vào biểu đồ 2.2 thấy rằng có sự chênh lệch khá lớn trong cách thức công chúng Tuyên Quang đọc báo, nghe đài, xem truyền hình. Cụ thể, đối với mức độ tập trung và rất tập trung trong đọc báo in là 53,4%, báo điện tử 54,1%, truyền hình 86,4%, phát thanh 78%; mức độ ít tập trung trong đọc báo in là 26,9%, báo điện tử 25,8%, truyền hình 7,9%, phát thanh 13,5%. Đặc biệt ở điện tử và báo in có đến 19,7% – 20,1% có cách đọc báo không tập trung và đọc lướt, con số này ở truyền hình và phát thanh có tỉ lệ ít hơn chỉ với 5,7% – 8,5%.

Tỉ lệ những người chỉ đọc báo, nghe đài, xem truyền hình ít tập trung và không tập trung khá cao ở báo in, báo điện tử (chiếm trên 40%), phát thanh và truyền hình (dưới 20%), tỉ lệ này cũng cho thấy sự cần thiết trong việc đa dạng hóa nội dung thông tin và xây dựng những chuyên trang, chuyên mục, các chương trình có bản sắc riêng, độc đáo.

Xét từ góc độ giới tính, tỉ lệ cao hơn ở nữ đối với mức độ tập trung khi theo dõi trên truyền hình và báo điện tử. Chúng tôi cho rằng sự khác nhau nói trên có cơ sở rất rõ từ tâm lý giới tính: nữ tính giàu xúc cảm hơn và kiên nhẫn hơn nam giới. Tuy nhiên, tỉ lệ chênh lệch giữa hai giới đối với mỗi cách thức đọc báo, nghe đài, xem truyền hình không cao quá 5%. Như vậy, có thể thấy rằng yếu tố giới tính ảnh hưởng không nhiều đến cách thức đọc báo.

Phân theo trình độ học vấn, phần đông nhóm THCS với 51,1% ít tập trung và không tập trung đọc báo, nghe đài, sau đó là nhóm tiểu học 33,3%. Nhóm tiểu học hầu như không có lựa chọn đối với những chuyên mục yêu thích. Nhóm trên đại học có độ tập trung cao nhất đọc báo, nghe đài, xem truyền hình 48,7% và cao hơn các nhóm khác. Nhóm THPT lại đứng đầu các nhóm đọc tập trung và rất tập trung trên báo điện tử và xem truyền hình.

Điểm độc đáo thể hiện cách thức đọc báo gần như mang nét đặc trưng cho các nhóm tuổi: nhóm có độ tuổi tuổi 53 – 63 với tính kiên nhẫn cao, có mức độ tập trung và rất tập trung khi tham gia đọc báo in và xem truyền hình, chương trình phát thanh với 40,1%, trong khi nhóm có độ tuổi từ 42 – 52 tập trung và rất tập trung khi tham gia đọc báo điện tử và nghe chương trình phát thanh 34,7%, nhóm tuổi từ 20 –

41 tuổi phần lớn rất tập trung và tập trung khi đọc báo điện tử và xem truyền hình 36% – 37%. Tóm lại, cách thức công chúng đọc báo, nghe đài, xem truyền hình chịu sự chi phối nhất định bởi các yếu tố giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Những người lựa chọn cách đọc những nội dung cần thiết và những tin, bài hấp dẫn thường có trình độ học vấn nhất định. Những người có độ tuổi trung niên hoặc cao hơn, do tính kiên nhẫn nên thường đọc hầu như tập trung đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, đây cũng cách thức ngược lại hoàn toàn đối nhóm có trình độ học vấn thấp. Yếu tố giới ít ảnh hưởng đến cách thức đọc báo, nghe đài, xem truyền hình.

2.2.1.3. Tần suất đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng Tuyên Quang

Tần suất, mức độ theo dõi thông tin trên một loại hình báo chí nào đó là chỉ số phản ánh niềm tin, sự gắn kết của công chúng đối với sản phẩm mà cơ quan báo chí, truyền thông ấn hành, đăng tải, phát sóng. Việc người đọc, người xem quan tâm một tờ báo hay kênh truyền hình nào đó chứng tỏ thông tin mà phương tiện truyền thông đại chúng này cung cấp đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin, giải trí, giao lưu, chia sẻ...của đối tượng công chúng đó. Như vậy, tần suất đọc, nghe, xem là chỉ số quan trọng đầu tiên cho thấy sự quan tâm của công chúng đối với thông tin báo chí mà đơn vị truyền thông muốn truyền tải. Tần suất, mức độ cũng nói lên hiệu lực và hiệu quả truyền thông của cơ quan báo chí. Bởi việc đọc, xem, nghe thường xuyên một ấn phẩm, kênh truyền hình, phát thanh cho thấy thông tin công chúng tiếp nhận được có phần ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng theo hướng mà đơn vị truyền thông mong muốn.

Khảo sát 300 người dân của Tuyên Quang tiếp nhận thông tin trên báo chí địa phương, kết quả tổng hợp được thể hiện ở biểu đồ 2.3 (xem biểu đồ 2.3):

Biểu đồ 2.3: Tần suất đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng Tuyên Quang

Theo kết quả khảo sát phụ lục 2 và biểu đồ 2.3, chúng tôi nhận thấy có số người được hỏi trả lời có đọc báo, nghe đài phát thanh, xem truyền hình với tần suất hàng ngày tập trung lớn nhất là phát thanh 80,7%, truyền hình 77,3%. Điều này có thể khẳng định công chúng Tuyên Quang rất quan tâm đến những nội dung thông tin trên phát thanh và truyền hình và ngược lại có thể thấy nội dung thông tin, hình thức thể hiện phát thanh và truyền hình hầu hết đáp ứng được nhu cầu thông tin người dân Tuyên Quang. Chỉ số này cũng nói lên sự tác động nhất định của các phượng tiện báo chí địa phương đến nhận thức, thái độ và hành vi của khán giả Tuyên Quang. Báo in và báo điện tử có tần suất theo dõi hàng ngày thấp nhất giao động ở mức 22,7% – 26%, có đến 39% – 40,3%, đặc biệt ở hai loại hình này có đến 6,3% – 9% công chúng hầu như không đọc báo. Vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với báo in và báo điện tử trong lúc này cần phải không ngừng nâng cao chất lượng thông điệp, hiệu quả truyền thông thu hút và giữ được niềm tin đối với công chúng, tạo sự gắn kết giữa công chúng với sản phẩm báo chí của đơn vị mình.

Đi vào chỉ báo về nghề nghiệp của người dân Tuyên Quang trong việc tiếp nhận thông tin trên báo chí địa phương, kết quả tổng hợp được thể hiện ở biểu đồ

Biểu đồ 2.4: Tuần suất đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng Tuyên Quang (phân theo lĩnh vực nghề nghiệp)

Qua biểu đồ 2.4 và phụ lục 2 chúng tôi nhận thấy rằng, công chúng CCVCNN đứng đầu ở tỉ lệ đọc, nghe, xem báo chí địa phương hàng ngày với 55,7%, nhóm lĩnh vực kinh doanh với 40,3%, nhóm những người công tác trong đoàn thể xã hội, LLVT với tỉ lệ 38,4%. Nhóm CN và nhóm làm nghề tự do cũng sử dụng cả ba loại hình truyền thông tại địa phương mình vừa đọc, nghe, xem báo nhưng với tỉ lệ thấp, chỉ từ 17,4% – 20,5%, bên cạnh đó, kết quả khảo sát biểu đồ 2.4 và phụ lục 2 cũng cho thấy đây cũng là hai nhóm có tỉ lệ hầu như không đọc, nghe, xem báo chí địa phương cao nhất chiếm 15,7%.

Tổng hợp từ các góc độ phân nhóm chúng tôi thấy rằng, công chúng CCVCNN và công chúng LLVT là đối tượng công chúng chủ yếu và thường xuyên đọc báo điện tử và báo in. Nhóm tuổi từ trung niên trở lên thì hội tụ đầy đủ cả đọc, nghe, xem báo chí địa phương hàng ngày với tỉ lệ cao nhất. Nhóm CN và nhóm làm nghề tự do có tỉ lệ đọc, nghe, xem báo chí địa phương thấp nhất tỉ lệ này chủ yếu tập trung ở huyện Na Hang và một số người làm công việc buôn bán: “Công việc

ngày bán hàng ngoài chợ, về phòng trọ thì đã muộn, ăn uống, tắm rửa xong, gọi điện về cho bố mẹ và các con ở nhà xong là đi ngủ luôn. Ở đây không có báo, đài hay tivi gì. Thông thường chúng tôi thường nghe ngóng thông tin từ người mua hàng và những người đi chợ cùng kể lại.” (Phỏng vấn sâu, phụ lục 3). Đi vào các

chỉ báo về giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn và nhận thấy: nam giới đọc, nghe, xem trên các phương tiện báo chí địa phương thường xuyên hơn nữ giới 5,43%.

Từ kết quả điều tra và sự hiểu biết về đặc điểm địa bàn mình sinh sống, chúng tôi nhận thấy tần suất và mức độ đọc báo, nghe đài phát thanh, xem truyền hình của người dân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về nghề nghiệp, công việc. Cụ thể, số người trả lời hàng ngày đọc, nghe, xem chủ yếu cư ngụ ở thành phố Tuyên Quang và một bộ phận dân cư huyện Sơn Dương là nơi tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh, có nhiều các ngân hàng lớn, bệnh viện, trường học, khách sạn, khu công nghiệp có nhiều công chức, viên chức và người có trình độ THPT trở lên trả lời là có tiếp nhận thông tin báo chí hàng ngày từ một hoặc vài phương tiện truyền thông hiện có. Còn tỉ lệ hiếm khi đọc, nghe, xem ấn phẩm truyền thông một phần do tính chất công việc nặng nhọc nên họ chỉ ưu tiên cho việc sinh hoạt cá nhân, ngủ nghỉ khi kết thúc giờ làm.

2.2.2. Tác động của thông điệp trên báo chí địa phương đối với công chúng Tuyên Quang

Đo lường về hiệu quả và tác động của nội dung thông điệp được coi là một trong những vấn đề phức tạp. Truyền thông đại chúng tác động đến nhận thức của công chúng nhằm thay đổi hành vi của họ. Tuy nhiên, sự thay đổi nhận thức đến hành vi của công chúng lại là một quá trình thật sự phức tạp với cả những ảnh hưởng của nhóm công chúng mà đối tượng tiếp nhận thông điệp tham gia. Do vậy, thực chất việc đo lường tính hiệu quả của các nội dung thông điệp chính là việc phải đi tìm hiểu một khía cạnh của yếu tố phản hồi truyền thông.

2.2.2.1. Tiếp nhận thông tin trên báo chí địa phương vào trong quá trình làm việc và cuộc sống

Hiệu quả tác động của một sản phẩm báo chí không nằm ở số lượt người đọc, nghe, xem mà phụ thuộc vào việc đối tượng chịu tác động tiếp nhận thông tin như thế nào, và vận dụng thông tin ấy vào công việc, cuộc sống ra sao. Cơ quan báo chí nào làm cho công chúng tin tưởng vào thông tin mình cung cấp và làm theo nhiều hơn thì đạt được hiệu quả truyền thông cao hơn. Hơn nữa, mức độ thường gặp thông tin liên quan đến công tác và cuộc sống có ý nghĩa phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu lợi ích của công chúng từ nguồn thông điệp trên báo. Công chúng từ chỗ tiếp nhận thông tin liên quan mà họ có thể vận dụng trong thực tiễn đời sống chứng tỏ thông tin do phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp đã thuyết phục được họ về mặt nhận thức và dẫn đến sự thay đổi trong hành vi. Nói cách khác là sự chỉ dẫn trong thông tin đã tạo nên hành động của cá nhân và hành động của các nhóm người trong xã hội. Về tần suất sử dụng thông tin công chúng Tuyên Quang đã tiếp nhận được từ phương tiện truyền thông đại chúng vào công việc, cuộc sống, qua khảo sát chúng tôi tổng hợp được biểu đồ 2.5 (xem biểu đồ 2.5):

Biểu đồ 2.5: Tần suất sử dụng thông tin trên báo chí địa phương vào trong quá trình làm việc và cuộc sống của công chúng Tuyên Quang

Từ kết quả khảo sát và qua biểu đồ 2.5 trên cho thấy, 21,8% số người được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công chúng tuyên quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí địa phương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)