Bảng 2 .8 Mức độ quan tâm về các nội dung thông tin chương trình phát thanh
7. Kết cấu luận văn
3.2. Đánh giá chung về việc tiếp nhận thông tin của công chúng Tuyên Quang trên báo chí địa
Quang trên báo chí địa phƣơng
Chân dung xã hội của một nhóm công chúng nếu được “định dạng” chính xác sẽ có ý nghĩa rất lớn để tìm ra những phương pháp tiếp cận nhóm công chúng đó một cách thích hợp, nhằm đạt hiệu quả truyền thông cao nhất. Chân dung xã hội của một nhóm công chúng được mô tả bằng: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, phong tục tập quán…hay những điểm giống nhau về nhu cầu, sở thích, hoàn cảnh sống…Qua những phân tích ở Chương 2 có thể khẳng định: Công chúng Tuyên Quang có sự tham gia tích cực vào hoạt động tiếp nhận thông tin trên báo chí địa phương của tỉnh mình.
Công chúng Tuyên Quang, không phân biệt giới tính, lứa tuổi (từ 20 đến trên 65 tuổi), các cấp bậc và trình độ học vấn, các lĩnh vực nghề nghiệp đều tiếp nhận và có nhu cầu thông tin trên các phương tiện báo chí địa phương của tỉnh mình. Điều này có nghĩa là các cơ quan báo chí địa phương – là tiếng nói thường xuyên và trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã được nhân dân địa phương đón nhận. Là các cơ quan báo chí địa phương: báo Tuyên Quang, Đài PT – TH Tuyên Quang đã được công chúng Tuyên Quang đọc, xem và nghe các nội dung, chương trình đã phát hành trong thời gian qua.
26,0 % – 22,7% công chúng đọc in và báo điện tử; có đến 77,3% – 80,7% công chúng xem truyền hình và nghe đài phát thanh tỉnh Tuyên Quang khi được hỏi: “Phương tiện và mức độ tiếp nhận thông tin trên loại hình báo chí địa phương
nào ông/bà/anh/chị là như thế nào?” đã trả lời “hàng ngày luôn theo dõi thông tin”
– đây là một con số đáng kể, cho thấy các phương tiện báo chí địa phương của tỉnh Tuyên Quang đã trở thành nhu cầu thường ngày trong đời sống tinh thần của một bộ phận công chúng tỉnh Tuyên Quang.
Bên cạnh đó, những con số sau cũng rất đáng suy nghĩ: 43% công chúng của báo là cán bộ trong cơ quan nhà nước (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu) với 34% trong số này đọc hàng ngày, chiếm tỉ lệ cao tuyệt đối trong cơ cấu nghề nghiệp của công chúng báo chí địa phương của tỉnh Tuyên Quang. Vrieneg về báo in qua khảo
sát chúng tôi nhận thấy có 66,3% số người đọc hàng ngày có nguồn báo được cấp, phát là một dấu hiệu thêm vào hạn chế trong tính phổ cập của tờ báo. Tất nhiên, kênh phát hành báo qua hệ thống tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để công chúng tham gia hoạt động tiếp nhận thông tin từ tờ báo. Nhưng qua đó, cũng cho thấy kênh phân phối, phát hành báo trên thị trường còn có những hạn chế nhất định và tờ báo cũng còn hạn chế nhất định trong khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Tuyên Quang.
Qua khảo sát cũng thấy có rất nhiều dạng địa điểm để công chúng báo chí Tuyên Quang tiếp nhận thông tin trên báo chí địa phương của tỉnh Tuyên Quang đã được công chúng Tuyên Quang sử dụng với mức độ tích cực đáng kể. Hai địa điểm tiếp nhận chủ yếu là: công chúng thường đọc, nghe, xem báo in, báo điện tử, PT – TH ở nhà, nơi làm việc và nơi khác (quán cà phê, đi dạo trên đường...).
Riêng về báo in, chúng tôi trong quá trình khảo sát có phát hiện công chúng Tuyên Quang còn có thói quen “đọc chậm” (đọc tờ báo nhiều lần trong ngày) và nhu cầu cập nhật tin tức chưa thật lớn thể hiện ở chỗ mới chỉ có một bộ phận không lớn (chưa đầy 20%) công chúng hình thành thói quen đọc báo in Tuyên Quang vào thời gian đầu buổi sáng – nếp đọc báo báo in Tuyên Quang vào thời gian đầu buổi sáng chủ yếu ở nhóm công chúng trình độ học vấn cao và với đối tượng CCVCNN, LLVT có điều kiện đọc báo ở cơ quan.
Trong điều kiện môi trường thông tin đa dạng, phong phú như hiện nay, công chúng có thể chủ động tìm kiếm thông tin họ cần, quan tâm, thích. Công chúng báo chí Tuyên Quang cũng đặt tiêu chí “cần thiết” lên hàng đầu trong khi lựa chọn tin tức; và tiêu chí đó chi phối trực tiếp đối với cách thức công chúng tiếp nhận thông tin trên báo báo chí Tuyên Quang. Sau tiêu chí “cần thiết” mới đến tiêu chí về “tính hấp dẫn” của tin tức; sở thích chỉ có ý nghĩa nhất định đối với công chúng trong cách thức tiếp nhận thông tin trên tờ báo này.
Như chúng tôi đã nói, đo lường hiệu quả của thông điệp hay hiệu quả của quá trình hoạt động truyền thông là một vấn đề phức tạp. Ở đây, trong điều kiện nhất định, chúng tôi chỉ có thể căn cứ vào một số tiêu chí tự đưa ra trong cuộc khảo
sát để đánh giá phần nào hiệu quả của thông điệp trên báo chí địa phương tỉnh Tuyên Quang đối với công chúng Tuyên Quang.
Việc xem xét hệ thống chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát sóng của báo chí Tuyên Quang cho phép biết được có tỉ lệ tương xứng nhất định giữa nhu cầu thông tin của công chúng với mức quan tâm của công chúng với các chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát sóng của báo chí Tuyên Quang ở mảng chính trị – xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu định lượng lại cho biết công chúng vẫn mong muốn nhà báo phân tích sâu hơn, thuyết phục hơn, nhìn nhận, đánh giá đa chiều trước các vấn đề chính trị – xã hội cũng như các vấn đề thời sự được thông tin. Đồng thời, thái độ đánh giá của công chúng (qua kết quả điều tra) cũng thể hiện sự quan tâm của công chúng trước các vấn đề thiết thực, gần gũi với đời sống.
Mảng tin Thời sự – Chính trị; Văn hóa – Xã hội – Giải trí trên báo chí Tuyên Quang dành được sự quan tâm đáng kể của công chúng Tuyên Quang. Ở một chừng mực nhất định, mảng tin Thời sự – Chính trị; Văn hóa – Xã hội – Giải trí đã góp phần tạo nên diện mạo của mỗi cơ quan báo chí địa phương. Tuy nhiên, có thể nhận thấy ở các mảng đề tài Thời sự – Chính trị; Văn hóa – Xã hội – Giải trí này hầu như các cơ quan báo chí vẫn chưa thật phát huy được thế mạnh và nét đặc sắc vùng miền ở mảng thông tin này.
Qua đánh giá của công chúng, chúng tôi thấy được rằng chuyên mục, chương trình phát sóng của báo chí Tuyên Quang đã đạt tới mức quan tâm cao của công chúng. Công chúng báo chí địa phương rất quan tâm đến những thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước về các hoạt động của Đảng bộ và chính quyền tỉnh nói chung và cả nước nói riêng. Đây là mảng thông tin quan trọng trên chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát sóng, vì đây là tiếng nói trực tiếp của Đảng bộ tỉnh với nhân dân Tuyên Quang nói riêng và với nhân dân cả nước nói chung. Đánh giá từ những người đại diện cơ quản lí cho thấy báo chí địa phương đã căn bản hoàn thành tốt vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là cầu nối giữa Đảng bộ và nhân dân Tuyên Quang trải qua suốt bề dày lịch sử ra đời và phát triển. Tuy nhiên, từ phía đại diện cơ quan chủ quản, cơ quan quản lí báo chí địa phương cũng như từ phía nhân
dân vẫn mong muốn báo chí địa phương có thể thực hiện tốt hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của mình bằng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin.
Báo chí nói chung và các thông tin trên chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát sóng, phát thanh của báo chí Tuyên Quang có ý nghĩa tích cực trong công tác và học tập của cán bộ, đảng viên và người dân tỉnh Tuyên Quang ở chỗ đây là kênh thông tin chính thống và trực tiếp của Đảng bộ tỉnh. Một bộ phận cán bộ đảng viên, công chúng địa phương của tỉnh Tuyên Quang tuy nhỏ, đã có ý thức áp dụng những điều biết được từ tờ báo vào công tác Đảng tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nhìn thấy được thì báo chí địa phương của tỉnh Tuyên Quang trong đời sống hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định mà báo chí địa phương của tỉnh Tuyên Quang cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm ngôn ngữ giao tiếp đại chúng thích hợp với các tầng lớp nhân dân. Mức độ hài lòng về thông tin trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát sóng trên PT – TH của báo chí Tuyên Quang chưa cao, nhưng nhìn rộng ra thì đây là hạn chế chung mà báo chí địa phương nào trong cả nước ta cũng gặp phải. Các cơ quan báo chí địa phương thuộc 63 tỉnh, thành trong cả nước hiện nay vẫn đang cố gắng để cải thiện.
Ưu tiên trao đổi thông tin thu được từ báo chí địa phương tỉnh Tuyên Quang đối với công chúng Tuyên Quang là gia đình, sau đó mới đến đồng nghiệp và bạn bè. Nội dung bàn luận tin tức chủ yếu là về tình hình an ninh – trật tự, đời sống xã hội, sau mới đến các vấn đề chính trị, kinh tế…Thông tin chính trị – xã hội mặc dù chưa phải là quan tâm cao nhất nhưng cũng ở mức quan tâm đáng kể, qua đó cho thấy ý thức chính trị tích cực của công chúng báo chí địa phương tỉnh Tuyên Quang. Kết quả điều tra cũng đã cho thấy, thái độ tin tưởng của công chúng đối với báo chí địa phương tỉnh Tuyên Quang. Báo in, báo điện tử, PT – TH đối với nhân dân Tuyên Quang nói riêng cũng như báo chí cả nước nói chung, báo chí địa phương của tỉnh Tuyên Quang vẫn là những cơ quan có được sự tin cậy cao của công chúng. Sự tin cậy đó của công chúng có cơ sở từ niềm tin đối với Đảng, đối với cách mạng qua thực tiễn lãnh đạo của Đảng trong đời sống nhân dân, qua sự gắn bó giữa nhân dân với cách mạng đã trở thành truyền thống quý báu của nhân
dân các dân tộc trong tỉnh. Đó vừa là ưu điểm vừa là lợi thế đối với báo Đảng trong môi trường thông tin đa dạng và phức tạp như hiện nay.
Tuy nhiên, công chúng cũng rất công bằng khi đánh giá tính thuyết phục của thông tin trên báo chí Tuyên Quang nói chung và từng loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, PT – TH vẫn còn ở mức hạn chế. Lí giải cho điều này là ở đánh giá của số đông công chúng đối với báo như: “nhiều vấn đề nóng, bức xúc trong đời sống nhân dân trong tỉnh và nhất là của cả nước chưa được báo đề cập đến hoặc đề cập đến chưa thỏa đáng”, “thông tin nặng tính tuyên truyền, nhiều khi còn khô khan”, “cách thức, hình thức thông tin chưa sinh động, hấp dẫn”…Ngoài ra, công chúng cho rằng hình thức tờ báo như hiện nay còn chưa thật hấp dẫn.
Dư luận công chúng báo chí địa phương tỉnh Tuyên Quang đánh giá tích cực và đúng đắn về mức độ hoạt động cung cấp thông tin của các loại hình báo chí Tuyên Quang: Báo in, báo điện tử, PT – TH nói riêng. Hai yếu tố được công chúng báo chí Tuyên Quang đánh giá cao là thông tin nhanh, kịp thời về các sự kiện chính trị và phản ánh kịp thời mọi mặt đời sống của nhân dân Tuyên Quang và các tỉnh thành trong cả nước.
3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng báo chí, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của công chúng Tuyên Quang
3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin của công chúng Tuyên Quang với báo chí địa phương
Vai trò của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Tuyên Quang có ý nghĩa rất lớn đối với việc phổ biến các loại hình báo chí địa phương đến với các tầng lớp nhân dân của tỉnh Tuyên Quang. Ý nghĩa đó không chỉ thể hiện ở chỗ báo chí địa phương đã được tạo điều kiện trong công tác phát hành đến với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước mà còn thể hiện ở việc phát huy khả năng tham gia của báo chí đối với các tầng lớp công chúng đa dạng. Cần nhất quán quan điểm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể về vai trò, vị trí của thông tin báo chí và việc cập nhật thông tin báo chí trong công việc, lao động sản xuất và cuộ sống thường ngày của nhân dân. Trên cơ sở điều kiện thực tế về đặc điểm nếp sống, sinh
hoạt của dân cư, đặc trưng văn hóa, điều kiện lao động sản xuất của từng địa bàn cụ thể mà tổ chức sinh hoạt có lồng ghép các nội dung, tạo điều kiện cho công chúng trao đổi về các vấn đề, sự kiện, các gương người tốt, việc tốt.
Phát huy được khả năng đó, báo chí địa phương tỉnh Tuyên Quang sẽ trở thành diễn đàn công khai, dân chủ của các tầng lớp nhân dân. Việc nâng cao ý thức chính trị xã hội cho công chúng địa phương, tạo nên phông tri thức văn hóa đủ vững vàng cho phép các tầng lớp nhân dân có hành vi lựa chọn, xử lí và vận dụng đúng đắn hiệu quả thông tin thu nhận được từ hệ thống truyền thông đại chúng vào đời sống thực tiễn. Mà từ đây, tiếng nói thường xuyên và trực tiếp từ cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang sẽ có ý nghĩa định hướng rất lớn đối với nhân dân trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ trong việc phổ biến các ấn phẩm văn hóa nói chung mang lại ý nghĩa phố biến nhất định đối với báo chí địa phương. Các cơ quan báo chí của tỉnh có thể mở câu lạc bộ có các hoạt động liên quan đến báo chí (câu lạc bộ độc giả, khán giả, thính giả; câu lạc bộ những người viết báo…) từ việc tổ chức các buổi sinh hoạt sẽ giúp công chúng nhận thức được vai trò của báo chí; đồng thời tạo ra lớp công chúng tích cực, chủ động, có các đánh giá mang tính xây dựng về các sản phẩm báo chí và trở thành những công chúng trung thành của báo chí.
Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của cán bộ cơ sở trong việc định hướng nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí đối với công chúng thông qua các cuộc tập huấn, các cuộc sinh hoạt chi bộ, chi hội, chi đoàn, giáo dục ý thức chính trị, tự giác thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Thực tế, thời gian qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang đã sử dụng báo chí như một công cụ giáo dục, bồi dưỡng về nhận thức, tư tưởng, đạo đức, cập nhật tri thức, ứng xử trong cuộc sống gắn liền với việc định hướng và kích thích nhu cầu tiếp nhận các sản phẩm báo chí cho công chúng.
3.3.2. Nhóm giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng hoạt động thông tin trên báo chí địa phương
3.3.2.1. Đối với cơ quan báo chí và những người làm báo
Trước hết, các cơ quan báo chí địa phương phải bám sát các nhiệm vụ chính trị, giữ vững tính chuẩn mực. Các cơ quan báo chí nên thường xuyên quan tâm tiến hành nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu và tìm hiểu điều kiện tiếp nhận của công chúng, để tìm ra phương hướng tiếp cận tốt nhất, sáng tạo sản phẩm báo chí thực sự phù hợp, bổ ích cho công chúng. Các cơ quan báo chí phải luôn “làm mới” các sản phẩm của mình bằng cách thường xuyên nâng cao chất lượng thông tin, tránh tình trạng thông tin “quá nguội”, phiến diện, thiếu tính định hướng. Tổ chức nghiên cứu công chúng một cách toàn diện trên 3 bình diện công chúng báo chí (nhân khẩu học xã hội; thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi; thói quen, sở thích) nhằm xác định được nhu cầu, thị hiếu, tâm lý của công chúng. Từ đó, làm căn cứ để xác định mục đích truyền thông cũng như thông điệp, cách thức tác động đến công chúng báo chí nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Những người làm báo phải không ngừng trau dồi tri thức, vốn sống và trải