Các chức năng gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo phụ nữ việt nam (thời gian khảo sát từ tháng 1 2013 đến 6 2014) (Trang 54 - 75)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2 Các chức năng gia đình

Gia đình được hình thành, tồn tại và phát triển do nhu cầu của xã hội và xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân gia đình. Vì thế gia đình thực hiện những chức năng nhất định trong xã hội để đảm bảo sự phát triển hoàn thiện của mỗi thành viên trong gia đình và đảm bảo sự phát triển của xã hội.

Trong sự biến đổi, gia đình hiện đại không còn nhiều chức năng như gia đình truyền thống. Từ chỗ chức năng gia đình thống nhất, hòa trộn với chức năng xã hội ở giai đoạn sơ khai của lịch sử nhân loại, cho đến nay phần lớn các chức năng của gia đình lại chuyển giao cho các tổ chức xã hội thực hiện. Bước chuyển đó theo cách gọi của nhà xã hội học Ba Lan Jan Turovski (1972) là từ gia đình đa chức năng chuyển sang gia đình đơn chức năng hay gia đình chuyên môn hóa. Nhà xã hội học Mỹ William F.Ogburn (1938) cho rằng trong gia đình hiện đại chỉ còn lại hai chức năng : chức năng sinh đẻ con cái và chức năng gắn bó với nhau về tình cảm. Có ý kiến còn cho rằng biến đổi sâu sắc nhất của gia đình dưới tác động của công nghiệp hóa là đã mất đi một số chức năng như chức năng sản xuất, chức năng giáo dục con cái do sự chia sẻ của các thể chế xã hội. Tuy nhiên, theo Parsons thì việc mất đi một số chức năng không cơ bản đã cho phép gia đình thực hiện các trách nhiệm trung tâm hiệu quả hơn. Hiểu theo nghĩa này thì không hẳn gia đình mất đi chức năng mà đúng hơn là gia đình đã trở thành một thể chế chuyên biệt hơn. Bên cạnh đó, gia đình vẫn là cơ sở nền tảng cho việc thực hiện những chức năng đã được chuyển giao. Ví dụ như chức năng giáo dục. Vấn đề giáo dục con cái trong gia đình là nền tảng quan trọng cho thành công của hệ thống giáo dục chính quy. [1]

Các chức năng của gia đình được đề cập trong chuyên mục là hầu hết các chức năng như Chức năng sinh đẻ, tái sản xuất ra con người; Chức năng kinh tế ;

Chức năng xã hội hóa, giáo dục ; Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm ; Chức năng chăm sóc người già, người ốm trong gia đình…

64,6 38,5 37,7 15,4 13,1 0 10 20 30 40 50 60 70

Tâm lý - tình cảm Kinh tế Sinh đẻ Giáo dục Chăm sóc người

già, người ốm, trẻ em

Biểu 2.3. Chức năng gia đình đƣợc đề cập (%)

n

Biểu 2.3. Chức năng gia đình được đề cập (%)

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 130/201 trường hợp (chiếm 64,6%) đề cập đến chức năng của gia đình, trong số 130 trường hợp đề cập đến chức năng của gia đình thì các chức năng cụ thể được đề cập ở biểu đồ 2.3.

Chức năng tâm lý tình cảm nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình là chức năng được đề cập với tỷ lệ cao nhất. Chính yếu tố này trong gia đình đã tạo nên sự ổn định về tinh thần, sự cân bằng về tâm lý, tình cảm, đáp ứng nhu cầu được chung sống, chia sẻ, chăm sóc yêu thương đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình. Sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý tình cảm của các thành viên gia đình được thể hiện chủ yếu thông qua các mối quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thế hệ và anh chị em trong gia đình. Và phần lớn những xung đột mâu thuẫn xảy ra trong gia đình cũng bắt nguồn từ nhu cầu tâm lý – tình cảm :

“ …Những tưởng ngày anh về gia đình sẽ đoàn tụ hạnh phúc. Nhưng sau khi người thân bạn bè về hết, vợ chồng con cái lăn ra ngủ, chả có nhu cầu hỏi han chia sẻ, đến cả tháng rồi mà vợ chồng, bố mẹ, con cái vẫn xa lạ vô cùng. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi luôn có những lời động viên nhẹ nhàng, lãng mạn của anh…’(Nguyễn Thị Quỳnh Châu, Hải Dương).

Ảnh 2.6. Chăm con quên chồng. Thư tâm sự. Số 73 ngày 18/6/2014

Với mong muốn được quan tâm, chia sẻ, yêu thương, chức năng tâm lý tình cảm chiếm tỷ lệ cao nhất (64,6%) trong những chức năng chính của gia đình.

Chức năng thỏa mãn nhu cầu về tâm lý – tình cảm đối với các thành viên trong gia đình là một chức năng quan trọng của gia đình. Cùng với sự biến đổi về kinh tế - xã hội, mô hình gia đình cũng có những biến đổi lớn, bước vào Đổi mới với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng nhanh kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, gia đình hạt nhân hiện đại với hai thế hệ cha mẹ và con cái ngày càng trở nên phổ biến. Sự biến đổi về vai trò của nam và nữ trong gia đình và xã hội càng ngày càng trở nên là xu thế nhưng những quan niệm truyền thống, các định kiến giới vẫn tồn tại và biến đổi chậm cũng là một trong những rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng tâm lý – tình cảm của gia đình hiện nay. Câu chuyện trong Ảnh 2.5 cho thấy vấn đề này, chức năng tâm lý tình cảm và sự phân

công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng như thế nào để đảm bảo một gia đình “ yên ấm ”. Phần tư vấn Thanh Tâm đã thể hiện rất tốt trong việc định hướng thông tin đối với độc giả về việc lôi kéo sự tham gia của nam giới và các thành viên khác trong gia đình (con cái) đối với phân công lao động việc nhà, thay vì chỉ có người vợ, người mẹ trong việc này. Chức năng tâm lý – tình cảm chỉ có thể được thực hiện tốt đẹp và thành công khi tất cả các thành viên trong gia đình cùng yêu thương, chia sẻ, quan tâm lẫn nhau.

Chức năng kinh tế : Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, từ khi xuất hiện Nhà nước dù ở thời sơ khai hay hiện đại, gia đình đều được xem như là một đơn vị kinh tế. Chức năng kinh tế của gia đình được biểu hiện trên cả hai phương diện sản xuất và tiêu thụ. Cho đến nay, kinh tế "Hộ gia đình" ở Việt Nam vẫn là một thành phần quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân bên cạnh những thành phần kinh tế khác. Biểu hiện đơn vị tiêu thụ là nhu cầu thiết yếu của mọi gia đình để duy trì tồn tại và phát triển của các thành viên sinh sống trong gia đình (như ăn, mặc, nhà ở, đồ dùng, phương tiện đi lại, học tập, thông tin, giải trí...). Số liệu biểu đồ 2.3 cho thấy, chức năng kinh tế được đề cập nhiều thứ 2 sau chức năng tâm lý tình cảm của gia đình với 50/201 trường hợp, chiếm 38,5%. Điều này chứng tỏ rằng, chức năng kinh tế vẫn là một nội dung được đề cập nhiều trong Thư tâm sự.

Các phân tích ở thư tâm sự cho thấy một mặt có sự hiện diện chủ động của nữ giới về kinh tế của gia đình nhưng mặt khác vẫn còn tồn tại những định kiến giới nhất định trong việc này. Câu chuyện ở Ảnh 2.3 và 2.4 cho thấy điều này. Trong câu chuyện ở ảnh 2.3, tác giả của bức thư đang tự nhận thấy mình là trụ cột kinh tế gia đình một cách bất đắc dĩ và người phụ nữ không hài lòng với vai trò này. « Chị Thanh Tâm ” đã có những chia sẻ mang tính định hướng khi nhấn mạnh “ Những

lúc khó khăn như thế này mới cần đến sự cảm thông, yêu thương và chia sẻ… Cháu không nên gây sức ép về tiền bạc với chồng, không coi thường chồng và so sánh chồng mình với chồng người khác. Khó khăn chỉ là tạm thời, tình nghĩa mới là dài lâu” (Khủng hoảng đầu hôn nhân. Thư tâm sự. Số 62 ra ngày 23/5/2014). Tuy

Tâm có thể phân tích cho cho độc giả hiểu rằng, trong chiến lược sống của mỗi gia đình thì phân vai phân việc sẽ dựa trên khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân trong gia đình, không nhất thiết cứ chồng phải là trụ cột về kinh tế để hóa giải định kiến giới của chính độc giả “ Cháu cảm thấy rất chán nản khi mình là phụ nữ mà

phải là trụ cột trong gia đình ”.

Câu chuyện trong ảnh 2.4 cũng là một trường hợp tương tự, câu chuyện liên quan đến nhiều vấn đề của gia đình từ yếu tố :kinh tế, tâm lý tình cảm, quyền quyết định trong gia đình, ngoại tình…. Trong phần trả lời của Thanh Tâm về câu chuyện này thì chính người tư vấn dường như lại tạo ra và duy trì định kiến giới khi đặt lại câu hỏi với độc giả gửi thư “ Tại sao trong lúc khó khăn như vậy, người anh ấy chọn chia sẻ lại không phải là vợ mà là một cô gái làng chơi ?” Người chồng “ sau khi vỡ nợ đã bỏ nhà đi một thời gian và chung sống với một cô gái bán hoa “ không

làm cho Thanh Tâm thấy rằng bản thân việc người chồng đã kết hôn mà sống với một người phụ nữ khác như vợ chồng là vi phạm pháp luật và đáng lên án, thay vào đó là một câu hỏi được đặt ra với người vợ và câu hỏi này vô tình đã (một mặt) như một lời buộc tội người vợ rằng chắc chị phải làm sao thì chồng mới không chia sẻ mà lại chia sẻ cùng “ cô gái làng chơi ”, mặt khác ngụy biện một cách mềm mại và làm giảm nhẹ thậm chí tránh, bỏ qua lỗi của người chồng trong câu chuyện này.

Thêm vào đó, nếu đặt hai câu chuyện cạnh nhau chúng ta sẽ dễ nhận thấy sự chưa thống nhất về quan điểm của Thanh Tâm trong câu chuyện gia đình. Câu chuyện trong ảnh 2.3, người vợ tỏ ra chán nản người chồng không kiếm ra tiền và bản thân làm trụ cột kinh tế bất đắc dĩ thì Thanh Tâm khuyên người vợ không nên đặt áp lực kiếm tiền với chồng, không so sánh chồng mình và chồng người khác… nhưng trong câu chuyện ở ảnh 2.4 người vợ đã làm được điều “ bao nhiêu nợ nần

của chồng, em đều cố gắng thu xếp, không đòi hỏi anh ấy phải kiến được nhiều tiền” (Không hề ân hận. Thư tâm sự. Số 71 ra ngày 13/6/2014), chấp nhận bỏ qua

lỗi của chồng từng sống với người khác như vợ chồng nhưng chồng không thay đổi… thì trong tâm sự của Thanh Tâm dường như người vợ này đang bị đổ lỗi…

Cần lưu ý rằng, Thư tâm sự về hình thức thì tâm sự với 1 người vì dựa trên câu chuyện của cá nhân nhưng thông điệp thì gửi đến muôn người vì đây là kênh

thông tin đại chúng. Do đó, cách thông tin như trong phần trả lời trong ảnh 2.4 chưa thực sự khuyến khích xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu bất bình đẳng giới để góp phần thu hẹp khoảng cách giới xây dựng gia đình tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.

Đánh giá về sự chia sẻ, động viên, an ủi với ngƣời gửi thƣ (%) Phê phán, chỉ trích 8,0% Không chia sẻ, bỏ qua 10,0% Chia sẻ đúng với mong muốn của

người gửi 82,0%

Biểu 2.3a. Đánh giá về sự chia sẻ, động viên, an ủi với người gửi thư (%) Việc phân tích từ ngữ được dùng để chia sẻ, động viên, an ủi người gửi thư khi trả lời thư tâm sự của độc giả cho thấy thư trả lời có nội dung chia sẻ đúng với mong muốn của người gửi chiếm tỷ lệ cao nhất (82,0%) (xem biểu 2.3a). Trên thực tế, bản chất của Thư tâm sự là quá trình trao đổi thông tin (hai chiều) để hai bên có thể thấu hiểu lẫn nhau và đặc biệt là người được tư vấn hiểu rõ câu chuyện của mình, có thêm thông tin, kiến thức và tự mình quyết định câu chuyện của bản thân theo mong muốn, nguyện vọng trong hoàn cảnh của mình.

Cung cấp nhiều thông tin 10.9% Không cung cấp thông tin 7.5% Phâ n tích kỹ, nhiều chiều 17.9% Chỉ nhắc lại, không phân

tích 3.0% Phâ n tích bám vào vấn đề, làm rõ câu chuyện 54.7% Phâ n tích la n ma n 6.0%

Biểu 2.3b. Đánh giá của người phân tích về những phân tích, giải thích, làm rõ câu chuyện của Thanh Tâm trong từng thư trả lời (%)

Số liệu biểu đồ 2.3b cho thấy ngoài số ít những bức thư Thanh Tâm còn phân tích lan man, không cung cấp thông tin hoặc chỉ nhắc lại câu chuyện thì phần lớn Thanh Tâm đã làm rất tốt chức năng cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, định hướng thông tin về hôn nhân – gia đình khi phân tích bám vào vấn đề, làm rõ câu chuyện; cung cấp nhiều thông tin, phân tích kỹ nhiều chiều.

Những lá thư đề cập đến yếu tố sinh đẻ chiếm 37,7% thấp hơn yếu tố tâm lý tình cảm và kinh tế trong những lá thư có đề cập đến những vấn đề này. Điều này cho thấy, sự chia sẻ về con cái không phải là yếu tố được quan tâm hàng đầu của người gửi thư. Trong xã hội truyền thống, một trong những yếu tố tiên quyết đảm bảo cho sự bền vững của hôn nhân là người phụ nữ phải sinh con và là sinh con trai. Xã hội truyền thống sẵn sàng cho phép đàn ông bỏ vợ hoặc lấy thêm vợ mới để sinh con trai nối dõi tông đường. Những lý do dẫn đến ly hôn trong gia đình hiện đại như tính tình không hợp, mâu thuẫn vợ chồng, bạo lực gia đình, kinh tế gia đình khó khăn, ngoại tình…rất ít là lý do ly hôn trong gia đình truyền thống. Đối với gia đình ở Việt Nam, giá trị về con cái vẫn là một giá trị cốt lõi và cơ bản của hôn nhân và gia đình. Mặc dù nỗ lực hướng đến bình đẳng giới đã đạt được những kết quả khả

quan nhưng kết quả phân tích Thư tâm sự cho thấy vấn đề áp lực về sinh con trai vẫn xuất hiện trong các gia đình.

Ảnh 2.7. Sinh con một bề. Thư tâm sự. Số 49 ngày 24/4/2013

Với quan niệm nối dõi tông đường tạo lên tâm lý thích con trai đã ăn sâu vào trong tiềm thức của các cá nhân và vô hình trở thành gánh nặng về tâm lý đối với các cá nhân chưa có con trai, đặc biệt câu chuyện trong bức ảnh 2.7 là trải nghiệm về sức ép của việc sinh con một bề đối với người vợ, người con dâu trong gia đình. Thanh Tâm đã cố gắng hóa giải quan niệm cũ khi động viên độc giả gửi thư “ cháu đã bao giờ nghĩ mình quá may mắn sinh được 2 cô con gái khỏe mạnh,

xinh xắn, đáng yêu, thông minh…. ?... Thay vì việc ôm chặt nỗi buồn sinh con một bề, cháu hãy cảm nhận hạnh phúc làm mẹ… ” (Sinh con một bề. Thư tâm sự. Số 49

ngày 24/4/2013). Thanh Tâm cũng cố gắng cho độc giả thấy một viễn cảnh về hậu quả của việc mất cân bằng giới tính:“ 20 năm nữa hai cô công chúa nhà cháu sẽ

thành của quý vì sự mất cân bằng giới tính khi sinh đang là vấn đề nóng bỏng của nhiều quốc gia, dân tộc ” (Sinh con một bề. Thư tâm sự. Số 49 ngày 24/4/2013).

Tuy nhiên, nhiệt tình hóa giải quan niệm xưa cũ, ca ngợi con gái nhiều hơn con trai lại dễ khiến cho thông điệp của Thanh Tâm dễ chuyển từ định kiến này sang định kiến khác khi nhấn mạnh rằng ”con gái chăm chỉ, hay làm, có thể đỡ đàn bố mẹ bao

nhiêu việc, sau này lớn lên luôn nghĩ, vun vén cho gia đình, quan tâm chăm sóc bố mẹ ” (Sinh con một bề. Thư tâm sự. Số 49 ngày 24/4/2013) nằm trong sự so sánh

với con trai “ biết bao người con trai đang khiến cha mẹ sống dở chết dở vì nghiện

hút, chơi bời, ích kỷ ” (Sinh con một bề. Thư tâm sự. Số 49 ngày 24/4/2013). Thực

tế, thì không phải cứ con gái là sẽ chăm chỉ hoặc con trai thì lười biếng hoặc làm cho bố mẹ đau đầu. Vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở cách giáo dục của gia đình và xã hội, điều mà trong đó thiết chế báo chí được xem là một trong bốn môi trường quan trọng trong quá trình xã hội hóa cá nhân. Do đó, cách thông điệp như vậy chưa phải là một thông điệp mạnh để có thể thu hẹp khoảng cách giới giữa nam và nữ hay tâm lý trọng nam hơn nữ trong các gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo phụ nữ việt nam (thời gian khảo sát từ tháng 1 2013 đến 6 2014) (Trang 54 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)