Các yếu tố tác động đến gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo phụ nữ việt nam (thời gian khảo sát từ tháng 1 2013 đến 6 2014) (Trang 80)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5 Các yếu tố tác động đến gia đình

Sau gần 30 năm đổi mới Việt Nam có nhiều biến đổi trên các phương diện kinh tế - xã hội. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra trên diện rộng và nhanh chóng. Điều này tác động không nhỏ lên đời sống gia đình. Kết quả điều tra về gia đình Việt Nam năm 2006 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Viện nghiên cứu Giới và Gia đình; Tổng cục Thống kê và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc cho thấy, gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi trên tất cả mọi phương diện từ chức năng đến cấu trúc, từ quan hệ đến lối sống, từ hoạt động kinh tế đến đời sống tinh thần…quá trình biến đổi này diễn ra theo chiều hướng ngày càng hiện đại và tăng vai trò của gia đình với tư cách là một giá trị trong đời sống xã hội.

Các yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam được đề cập đến qua chuyên mục Thư tâm sự cho thấy một số yếu tố được biểu hiện cụ thể như : giá trị chuẩn mực, các quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội, bản thân sự biến đổi xã hội và các yếu tố khác tác động đến gia đình. (xem biểu 2.8)

Yếu tố về giá trị và chuẩn mực tác động đến hôn nhân – gia đình rất rõ như quan niệm về hôn nhân, giá trị con cái, đặc biệt là giá trị của con trai, các quan niệm về bình đẳng giới, sự thay đổi của các định kiến giới, khuôn mẫu giới, quan niệm về tình yêu, quan hệ tình dục, sống chung trước hôn nhân, mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái – cha mẹ, bản thân sự biến đổi của các chức năng gia đình…., điều này thể hiện qua tính tương tác của thư hỏi và thư trả lời trên chuyên mục này.

17.4 9 2.5 7 45.8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Giá trị và chuẩn mực Các quan hệ xã hội Các tổ chức xã hội Biến đổi xã hội Các yếu tố khác

Biểu 2.8. Các yếu tố tác động đến gia đình được đề cập (%)

Nếu như trước đây việc lo toan nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình, vai trò nội tướng được khuyến khích cho nữ giới, được xem là địa phận của nữ giới và thậm chí được xem như phương cách để giữ gia đình “ đàn bà xây tổ ấm ” hoặc “ nâng khăn sửa túi ”, “ cơm dẻo canh ngọt ”… thì ngày nay, sự thay đổi ngày càng rõ rệt. Phân tích của Thanh Tâm cho thấy nguy cơ đánh mất tổ ấm nếu phụ nữ, người vợ không biết lôi kéo sự tham gia của nam giới, người chồng vào các khu vực riêng tư, truyền thống của nữ giới (xem Ảnh 2.6. Chăm con quên chồng. Thư tâm sự. Số 73 ngày 18/6/2014).

“ Việc nhà bao giờ cũng là một núi việc không tên, nếu phải một mình gánh

vác cả như em (người vợ) thì cùng với sự bận rộn còn là cảm giác tủi thân, bực bội, ấm ức. Trong khi chồng em vẫn thảnh thơi, thừa thời gian và sức lực để ham muốn và đòi hỏi, việc gì đến ắt không thể ngăn cấm ”. (Chăm con quên chồng. Thư tâm

sự. Số 73 ngày 18/6/2014)

Bên cạnh đó, bản thân sự biến đổi các giá trị xã hội diễn ra chậm và các cá nhân làm quen với sự biến đổi này không dễ dàng, đôi khi tạo ra những mâu thuẫn giữa giá trị cũ và thực tế xã hội đang biến đổi, điều nảy cũng gây những tác động không nhỏ đến đời sống gia đình. Định kiến giới về vai trò trụ cột kinh tế của đàn ông đối với gia đình đã trở thành quen thuộc, định kiến về sự phụ thuộc của nữ giới cũng trở nên quen thuộc. Do đó, khi nữ giới đảm nhiệm việc chịu trách nhiệm chính cho kinh tế gia đình thì có những độc giả nữ - bản thân họ cũng không cảm thấy điều đó là bình thường hay đương nhiên hoặc sẵn sàng ít nhất về mặt tâm thế

“ Cháu cảm thấy rất chán nản khi mình là phụ nữ mà phải là trụ cột trong gia

đình ” (Khủng hoảng đầu hôn nhân. Thư tâm sự. Số 62 ra ngày 23/5/2014). Nhưng

cũng có những người phụ nữ lại có cái nhìn khác về vai trò trụ cột của bản thân trong gia đình và không nao núng trước những khó khăn của gia đình, thậm chí là khó khăn do vấp váp của chồng tạo nên “ bao nhiêu nợ nần của chồng, em đều cố

gắng thu xếp, không đòi hỏi anh ấy phải kiếm được nhiều tiền”. (Không hề ân hận.

Thư tâm sự. Số 71 ra ngày 13/6/2014).

Điều này cho thấy, những thay đổi về giá trị - chuẩn mực trong xã hội nói chung và gia đình nói riêng có tác động ít nhiều đến đời sống hôn nhân – gia đình :

“ Giá trị hôn nhân gia đình không quá thiêng liêng như ngày xưa. Bây giờ

có nhiều giá trị khác hấp dẫn con người ta hơn nữa ở ngoài xã hội. Rõ ràng là mất gia đình không phải là mất tất cả, có thể do nghĩ như vậy mà sau một quá trình cân nhắc rất nhiều thì cũng đã mạnh dạn hơn trong cái mà người ta dám đánh đổi. Rõ ràng cái hệ giá trị trong xã hội là có sự thay đổi ” [PVS số 2, N.H.A, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phụ nữ].

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến đời sống gia đình chiếm tỷ lệ rất cao (xem biểu 2.8) đó là các yếu tố cụ thể thể hiện trong biểu 2.9. Trong đó tình yêu, tình yêu thương con cái, tôn trọng nhau giữa vợ chồng, các thành viên trong gia đình… được đề cập nhiều hơn yếu tố khả năng kiếm tiền của vợ chồng, địa vị của bố mẹ, hiểu biết xã hội hay truyền thống gia đình…

22.9 20.9 15.9 10.4 5.5 3 3 0 5 10 15 20 25

Tình yêu Yêu thương con cáiTôn trọng nhauKhả năng kiếm tiềnĐịa vị của bố mẹ Hiểu biết xã hộiTruyền thống gia đình

Tình yêu đôi lứa được xem như điều kiện cần trong hôn nhân và là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống của hôn nhân – gia đình trong đời sống vợ chồng. Đối diện với những tâm sự về tình yêu đôi lứa, Thanh Tâm đã làm tốt chức năng cung cấp kiến thức, giáo dục và định hướng đối với độc giả về giá trị cốt lõi, nền tảng tạo dựng hôn nhân bền vững với những người mong muốn kết hôn “ Nếu hai đứa cùng khích lệ, động viên nhau và quyết tâm bảo vệ tình

yêu…bố mẹ dù không đồng ý cũng không thể ngăn cản tình yêu của các cháu” (Bỏ

người yêu vì bố mẹ. Thư tâm sự. Số 32 ra ngày 15/3/2013). Bên cạnh đó, Thanh Tâm cũng thể hiện quan điểm mạnh mẽ, dứt khoát trong việc khuyến khích cô gái chủ động trong quyết định của mình chứ không phải bị động và phụ thuộc trong tình yêu “ Nếu cậu ta đã quyết định rời bỏ cháu, cô mong cháu hãy nghị lực vượt

qua tình cảm mềm yếu, nỗi đau hiện tại của mình….người đàn ông có tình cảm yêu thương với một người, vậy mà khi gặp khó khăn, trắc trở anh ta không bản lĩnh đấu tranh để bảo vệ tình yêu ấy, chấp nhận đầu hàng số phận đã không cần phải nuối tiếc nhiều. Người tham vàng bỏ ngãi thì cháu phải thấy mình quá may mắn ”. (Bỏ

người yêu vì bố mẹ. Thư tâm sự. Số 32 ra ngày 15/3/2013).

Trong xã hội đầy biến động, gia đình cũng đối diện với nhiều vấn đề. Điều này được thể hiện trong thư tâm sự và trả lời thư của Thanh Tâm về vấn đề hôn nhân – gia đình được đề cập ở biểu 2.10. Trong đó, những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ trong gia đình là một trong những khó khăn đối với các thành viên, chủ yếu là vợ chồng, cha mẹ con cái, mối quan hệ với gia đình mở rộng (bên chồng, bên vợ)…những câu chuyện cần gỡ rối liên quan đến các quan hệ. Những biến đổi xã hội tác động đến mối quan hệ trong gia đình khá rõ, mối quan hệ giữa vợ chồng đang trở nên bình đẳng hơn, tiếng nói của phụ nữ trong gia đình ngày càng được xác lập và trở lên độc lập cũng tạo nên sự thay đổi trong mối quan hệ trong gia đình. So sánh với kết quả và các phát hiện từ luận văn thạc sĩ Xã hội học của Nguyễn Lan Hương, năm 1995 về “Các dạng mâu thuẫn gia đình và hậu quả của

sự ly hôn tìm hiểu được qua mục Tâm tình với chị Thanh Tâm trên báo Phụ nữ Việt Nam” cho thấy, có những điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của luận văn

này. Đó là những vấn đề mà gia đình phải đối mặt cũng như các cá nhân trong mối quan hệ hôn nhân – gia đình phải trải nghiệm là các mâu thuẫn trong gia đình, đặc

biệt là mối quan hệ vợ chồng được đề cập có liên quan đến vấn đề kinh tế, sự không chung thủy, quan điểm sống, giá trị con trai… Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt và nảy sinh trong những nghiên cứu mới. Nếu như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lan Hương đề cập đến vấn đề vô sinh như một nguyên nhân chính gây mâu thuẫn gia đình và dẫn đến ly hôn thì trong nghiên cứu này, vấn đề này ít được đề cập mặc dù hiện nay tỷ lệ vô sinh thứ phát không hề thấp. Những vấn đề tác động đến mâu thuẫn gia đình dẫn đến ly hôn trong nghiên cứu Thư tâm sự của luận văn này được đề cập đến nhiều như: khó khăn về kinh tế, quan điểm sống không phù hợp, vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng, không chung thủy, bạo lực gia đình, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, … 49,5 20,5 20,5 17,4 15,8 12,1 10 3,9 3,5 0 10 20 30 40 50 60 MQH trong GĐ Hạnh phúc GĐ

Yêu đương Ngoại tình Kết hôn Li hôn BLGĐ Tảo hôn Tái hôn

Biểu 2.10. Vấn đề hôn nhân - gia đình được đề cập (%)

“ …vai trò giới thay đổi, mình nhìn nhận ở cái khía cạnh trước đây gánh nặng lo toan kinh tế, trụ cột kinh tế trong gia đình là người nam giới. Và rõ ràng người ta sẽ bị một áp lực rất là lớn khi mà vợ con họ nheo nhóc… Nhưng bây giờ, trách nhiệm gánh vác vấn đề kinh tế của gia đình được san sẻ thì đấy cũng là một cách giải thoát gánh nặng cho nam giới. Và nói chung, khi người phụ nữ tham gia chia sẻ gánh nặng về kinh tế với người chồng thì vị thế của người phụ nữ được nâng lên nhiều hơn. [PVS số 2, N.H.A, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phụ nữ].

“ ,,, những nội dung Thư tâm sự có thể là dựa trên thư của độc giả gửi đến

chuyên mục, mỗi năm khoảng 500 thư. Ngoài ra, có thể đó là những câu chuyện mà tư vấn trên đường dây nóng được biên tập và đưa vào chuyên mục, thường Tòa

soạn cũng không đi theo chủ đề gì mà chỉ lựa chọn những câu chuyện được lọc ra từ các bức thư rồi đăng tải lên ”. [PVS số 1, T.H, người phụ trách chuyên mục Thư

tâm sự báo Phụ nữ Việt Nam].

Bên cạnh đó, các vấn đề như bạo lực gia đình, ngoại tình… cũng là những vấn đề được lựa chọn để đăng tải trên chuyên mục với tỷ lệ gần tương đương với các vấn đề như kết hôn, hạnh phúc gia đình, yêu đương đôi lứa… tỷ lệ các thư đề cập đến ly hôn cũng không nhỏ so với các vấn đề khác và chủ yếu rơi vào các gia đình trẻ. Điều này chuyên gia cũng cho biết tỷ lệ ly hôn đối với các cặp hôn nhân trong những năm đầu chung sống thường cao hơn „vì kỳ vọng về hôn nhân cao và kỹ

năng xử lý những bất đồng trong hôn nhân còn hạn chế trong giai đoạn này’ [PVS

số 4, N.T.T.M, Giảng viên, chuyên nghiên cứu và giảng dạy về Xã hội học truyền thông đại chúng, xã hội học về giới, Học viện Báo chí Tuyên truyền].

Và phần lớn trong các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng hay ly hôn thì nguyên nhân về lòng chung thủy chiếm tỷ lệ cao, gần như là nguyên nhân rất khó tha thứ cho cả hai bên. Điều này cho thấy bên cạnh những giá trị mới, những chuẩn mực mới gắn liền với đời sống gia đình thì yếu tố chung thủy vẫn được coi là giá trị và chuẩn mực trong xã hội hiện đại.

Các yếu tố khác như các quan hệ xã hội của vợ chồng hay các thành viên trong gia đình; các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các tổ chức xã hội dân sự, câu lạc bộ, đội nhóm… không được đề cập nhiều như một yếu tố có ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân – gia đình.

Tiểu kết chƣơng 2

Thông điệp về tình trạng gia đình trên chuyên mục Thư tâm sự - báo Phụ nữ Việt Nam được xem xét, phân tích trên một số khía cạnh cơ bản về giá trị hôn nhân, chức năng gia đình, cấu trúc gia đình, các quan hệ trong gia đình. Trong đó, thông điệp về giá trị hôn nhân cho thấy giá trị tinh thần được đề cập với tỷ lệ cao nhất và sau đó đến giá trị vật chất. Giá trị tình thần trong hôn nhân được đề cập chủ yếu là tình cảm vợ chồng, tình yêu vợ chồng, sự tôn trọng lẫn nhau, gia đình hòa thuận… Giá trị vật chất chủ yếu được đề cập đến vấn đề kinh tế trong gia đình, những vấn đề mới nảy sinh trong gia đình biến đổi vai trò giới, định kiến giới, khuôn mẫu giới cũng như những câu chuyện mang tính quy luật của gia đình. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời không phải là vấn đề được đề cập nhiều, tuy nhiên những khía cạnh được nhấn mạnh đó là nhân cách, tình yêu đích thực. Qua phân tích cho thấy hôn nhân vẫn được biểu hiện ra như một giá trị bền vững đối với đời sống gia đình. Thông điệp về các chức năng gia đình được đề cập nhiều như chức năng tâm lý – tình cảm, chức năng kinh tế và sinh đẻ được đề cập tương đương nhau đứng thứ hai, các chức năng giáo dục; chức năng chăm sóc người già… được đề cập ít hơn. Kết quả phân tích cũng cho thấy các vấn đề phức tạp hoặc vấn đề mới phát sinh đối với đời sống gia đình được đề cập như vấn đề làm mẹ đơn thân, tái hôn với người cao tuổi, gia đình đa văn hóa, tâm lý thích con trai, ngoại tình, bạo lực gia đình…Thông điệp về cấu trúc gia đình được đề cập chủ yếu là gia đình hạt nhân kết hôn lần đầu trong đó nhân vật được đề cập nhiều nhất là chồng và vợ. Thông điệp về các mối quan hệ trong gia đình được đề cập nhiều nhất là mối quan hệ vợ - chồng và mối quan hệ cha mẹ và con cái. Trong quá trình tư vấn, chuyên mục đã cố gắng thể hiện quan điểm, cung cấp kiến thức – kỹ năng liên quan đến hôn nhân – gia đình có tác động mạnh đến mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Tuy nhiên, vẫn còn có những thông điệp mang định kiến giới, thông tin nông, chung chung… chưa thúc đẩy mạnh mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHUYÊN MỤC THƢ TÂM SỰ - BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG TRUYỀN THÔNG XÂY

DỰNG GIA ĐÌNH

3.1 Phát huy hiệu quả tƣ vấn của chuyên mục đối với thông điệp về gia đình qua thƣ độc giả

3.1.1 Thông điệp đề cập đến giá trị hôn nhân

Hôn nhân vẫn được coi như một giá trị, tiền đề để xây dựng gia đình. Mặc dù hiện nay gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức chứ không chỉ dựa trên cơ sở hôn nhân nhưng việc coi hôn nhân như một tiền đề xây dựng gia đình vẫn là một thông điệp phổ biến trong cả thư tâm sự của độc giả lẫn phần trả lời của Thanh Tâm. Từ kết quả điều tra về gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Viện nghiên cứu Giới và Gia đình, Tổng cục Dân số và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo phụ nữ việt nam (thời gian khảo sát từ tháng 1 2013 đến 6 2014) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)