Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái quát về xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Vị trí địa lý
Phù Việt là một xã thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Xã
có diện tích 6,8 km², dân số là 4.412 người [42, tr. 13], mật độ dân số đạt 649 người/km².
– Vị trí địa lý: Xã Phù Việt nằm cách thành phố Hà Tĩnh 10 km về phía Bắc. Phía Đơng giáp xã Thạch Long tức xã Đan Chế ngày trước. Phía Tây
giáp xã Thạch Tiến tức Kẻ Nen và xã Việt Xuyên. Phía Nam giáp xã Thạch Thanh tức xã Tiền Lương trước đây. Phía Bắc giáp xã Thạch Kênh và xã
Thạch Liên tức Cổ Kênh và Đồng Bàn trước kia.
– Hành chính: Phù Việt trước thuộc Tổng Trung của huyện Thạch Hà gồm 4 thôn: Bùi Xá, Nhiếp Xá, Từ Xá và Tương Nịu. Hai thôn Từ Xá và Nhiếp Xá bám dọc đường quốc lộ 1A cịn các thơn Tương Nịu và Bùi Xá lại ở hai phía của tỉnh lộ 2. Hiện nay, cơ cấu hành chính xã Phù Việt có sự thay đổi, thơn mới Ba Giang được hình thành; các thôn Nhiếp Xá, Từ Xá, Tương Nịu đổi tên lần lượt thành Hịa Bình, Thống Nhất và Trung Tiến; cịn thơn Bùi Xá vẫn được giữ nguyên.
– Giao thông: Giao thơng xã Phù Việt tương đối thuận lợi vì có Quốc lộ 1A chạy qua và tỉnh lộ 2 giao với Quốc lộ tại Ngã Ba Giang.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Phù Việt thuộc vùng đồng bằng nằm ở trung tâm của huyện Thạch Hà, địa hình thấp dần theo hướng Tây Nam – Đơng Bắc, độ cao trung bình 1 – 5m so với mặt biển, địa hình tương đối bằng phẳng, rải rác có những quả đồi thấp nhơ lên giữa vùng đồng bằng.
2.1.2.2. Khí hậu
– Nhiệt độ: Trung bình cả năm khoảng 23,5 – 250C, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đơng khá lớn (trung bình mùa hè là 29 – 380C; mùa đông từ 13 – 160C) nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, tháng 7, tháng 8; thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 và 2 của năm sau.
– Lượng mưa: Tập trung nhiều vào các tháng 9, 10, 11; chiếm tỷ lệ từ 40 – 60% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa nên dễ gây hạn hán về mùa khô và gây ngập úng về mùa mưa. Số ngày mưa trong năm khoảng từ 150 – 160 ngày.
– Độ ẩm: Có sự thay đổi theo các mùa trong năm; độ ẩm cao vào mùa đơng, thấp vào mùa hè. Độ ẩm khơng khí hàng năm ở Phù Việt trung bình khoảng 78%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào những tháng mùa đông, khoảng 92%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6, tháng 7 khoảng 75%, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khơ nóng hoạt động mạnh nhất.
– Số giờ nắng: Bình quân hàng năm ở Phù Việt có khoảng 235 ngày nắng với 1.600 giờ, mặc dù bình quân theo năm cao nhưng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều, thường các tháng có số giờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông.
– Chế độ gió: Chế độ gió biến đổi theo mùa trong năm và có 2 loại gió chính: Gió mùa Đơng Bắc, hình thành từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; gió Tây Nam (gió Lào) thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 với đặc điểm khơ, nóng làm nền nhiệt độ trong ngày tăng cao.
2.1.2.3 Thủy văn
Nguồn nước của xã được tạo thành bởi hệ thống hồ đập thủy lợi, hệ thống sông suối qua địa bàn xã, ao hồ và hệ thống kênh mương tưới tiêu nhỏ khác.
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Kinh tế * Nông nghiệp
Trồng trọt: Tổng sản lượng lúa cả năm: 2220,13 tấn, đạt 82,2% kế
20,17 tấn/ha, đạt 84,04 % so với kế hoạch. Các loại cây trồng khác như khoai lang, rau quả các loại chiếm 5,2 ha. Chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển mạnh đăc biệt là đàn trâu bò. Tổng đàn trâu bò: 428 con, đạt 107% kế hoạch. Đàn lợn: 300 con, đạt 43% kế hoạch. Đàn gia cầm 14000 con, đạt 70% kế hoạch. Đàn chó: 750 con [41].
* Tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ
Sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp có chiều hướng phát triển, ngoài sự thu hút lao động tại các lò gạch, các doanh nghiệp trên địa bàn; nhân dân còn phát triển các nghề như xây dựng, sản xuất đồ gỗ, gò hàn, điện dân dụng, sửa chữa xe máy, xay xát,... để nâng cao thu nhập. Nghề làm nón lá vẫn được duy trì và nằm trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới với việc dành 4200 m2 đất để phát triển nghề làm nón. Trong đó, 200 m2 để xây dựng phòng giới thiệu sản phẩm và 800 m2 dành cho việc xây dựng xưởng nghề.
Hoạt động thương mại có nhiều chuyển biến mạnh như dịch vụ vận tải, xay xát,... Các hộ gia đình kinh doanh bn bán cá thể phát triển cả về số lượng và quy mô, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và công nhân tại các doanh nghiệp.
2.1.3.2 Văn hóa - xã hội * Văn hoá:
Nhiều hoạt động nhằm kích thích, thúc đẩy văn hóa của xã phát triển như tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền các ngày lễ lớn trọng đại của quê hương, đất nước; củng cố phòng thư viện đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu đọc sách của nhân dân, tiếp tục chỉ đạo các thôn giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”; tổ chức quản lý tốt các di tích văn hố trên địa bàn, tổ chức các ngày lễ kỷ niệm trang trọng theo quy định quản lý của ngành VHTT, đẩy mạnh phong trào tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới,... Đặc biệt, việc thực hiện Chỉ thị 27 trong việc cưới, việc tang, lễ, hội có nhiều chuyển biến tích cực.
* Giáo dục
Phong trào xã hơi hóa giáo dục tiếp tục được phát huy, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn về ngân sách nhưng xã đã đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường. Chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn được giữ vững và phát huy. Năm 2013 số giáo viên, học sinh giỏi tỉnh, huyện của trường THCS Nguyễn Thiếp và trường tiểu học đạt mức cao. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THCS đạt 99%. Trường tiểu học đạt tập thể lao động xuất sắc được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3.
Trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục được duy trì và phát huy có hiệu quả được tỉnh, huyện đánh giá cao. Hội khuyến học hoạt động khá, đã tổ chức tốt phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nguồn quỹ của hội đến nay có 171 triệu đồng. Trích tiền lãi từ nguồn quỹ 20 – 25 triệu đồng cùng ngân sách địa phương hỗ trợ để tổ chức phát thưởng. Ngoài ra ở các Chi hội dịng họ có tổng nguồn quỹ trên 120 triệu đồng, bình qn mỗi chi hội có từ 30 – 35 triệu đồng [41].
* Y tế
Trạm y tế đã hoàn thiện cơ sở vật chất tốt đảm bảo đầy đủ mọi trang thiết bị cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Đầu năm 2013 Trạm y tế đã được huyện kiểm tra đề nghị công nhận Trạm đạt chuẩn Quốc gia y tế xã giai đoạn 2011 – 2020 [41].