Xây dựng mơ hình du lịch có sự tham gia của làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Làng nón Ba Giang, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 122)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2 Định hƣớng phát triển làng nón Ba Giang trong bối cảnh kinh tế

3.2.4 Xây dựng mơ hình du lịch có sự tham gia của làng nghề

Du lịch làng nghề được khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam một cách sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tơn vinh, bảo tồn và giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề, kể cả đường giao thơng, cấp thốt nước, bến cảng, các cơng trình cơng cộng như viễn thông, y tế. Du lịch làng nghề được quảng bá và thị trường các sản phẩm của làng nghề được mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cư dân làng nghề,

mang lợi ích kinh tế khơng nhỏ cho làng nghề và cho địa phương có làng nghề. Nhiều năm qua, các làng nghề cùng với các điểm du lịch khác đã tạo thành những tuyến du lịch hấp dẫn. Khách du lịch được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm tiểu thủ công thể hiện bản sắc của dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể kết hợp việc bán hàng thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm cho du khách – với những mặt hàng thường xuyên cải tiến, kết hợp với giới thiệu công nghệ chế tác tại chỗ, để du khách có thể hiểu được quy trình sản xuất cũng như tay nghề khéo léo của nghệ nhân; du khách cũng có thể được hướng dẫn để tự mình chế tác một sản phẩm làm kỷ niệm. Nhiều làng nghề cũng đã xúc tiến xây dựng phòng trưng bày, phòng truyền thống nhằm giới thiệu với du khách lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề cũng như các sản phẩm thủ công mang sắc thái địa phương.

Để phát triển du lịch làng nghề thì nhất thiết phải phát triển được du lịch của tỉnh. Hiện nay, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh thành nằm trên tuyến du lịch “Con đường di sản Miền Trung”, là cửa ngõ sang Lào, Thái Lan,… cùng với các chính sách, dự án phát triển du lịch của chính quyền các cấp và sự nỗ lực của các cơng ty du lịch, Hà Tĩnh hồn tồn có thể xây dựng những chương trình tham quan du lịch liên tỉnh, nội tỉnh dành cho cả du khách trong nước và quốc tế trong đó làng nón Ba Giang chính là một điểm du lịch hấp dẫn.

Tại đây, du khách sẽ tham quan phòng trưng bày, phòng truyền thống đầu tiên để tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề nón lá Ba Giang với nhiều vật dụng sinh động như công cụ làm nón, nón lá các thời kỳ, trang phục của người dân,… Họ sẽ được nghe những chuyện kể hay thần tích về làng nghề dưới giọng kể của thuyết minh viên hay cũng chính là nghệ nhân làng nghề. Hơn nữa, du khách có thể đi quanh làng tham quan hoạt động sinh hoạt thường ngày của nghệ nhân, cơng việc làm nón của

họ, có thể nói chuyện, trao đổi với họ. Đặc biệt, du khách có thể tự học và làm những chiếc nón cho riêng mình ngay tại làng nghề nón lá Ba Giang.

Độc đáo hơn nữa, làng nón Ba Giang có thể kết hợp với dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh – di sản phi vật thể của nhân loại – để tạo sự khác biệt, mới lạ cho bản thân làng nghề. Thật vậy, đến với làng nón Ba Giang, du khách có thể vừa tìm hiểu về làng nghề, vừa làm nón và hay hơn cả, họ có thể nghe những điệu Ví phường nón mượt mà, đặc sắc chỉ nơi đây mới có mà thơi. Vì dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh vừa mới được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào tháng 11/2014 nên nếu các cấp chính quyền và người dân làng nón Ba Giang biết tận dụng kịp thời và nhanh nhạy kết hợp với mơ hình du lịch làng nghề thì chắc chắn sẽ đưa du lịch Hà Tĩnh tiến lên một tầm cao mới. Kéo theo đó, ắt hẳn sẽ là sự hồi sinh và phát triển của làng nghề nón lá Ba Giang.

Đề xuất một số chƣơng trình du lịch (tour) có sự tham gia của làng nghề nón lá Ba Giang

Tour nội tỉnh: Tour trong ngày

=> Chùa Hương Tích (Can Lộc) – Làng nón Ba Giang (Thạch Hà) – biển Thạch Bằng (Thạch Bằng)

=> Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân) – Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc (Can Lộc) – Làng nón Ba Giang (Thạch Hà) – biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên)

=> Chùa và hồ Thiên Tượng (Hồng Lĩnh) – khu di tích Tổng bí thư Trần Phú (Đức Thọ) – Làng nón Ba Giang (Thạch Hà)– biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên)

=> Khu du lịch sinh thái hồ Trại Tiểu (Can Lộc) – Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc (Can Lộc) – Làng nón Ba Giang (Thạch Hà) – biển Thạch Bằng

=> Hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên) – Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc (Can Lộc) – Làng nón Ba Giang (Thạch Hà) – biển Xuân Thành (Nghi Xuân)

Tour dài ngày

Tour 1:

Ngày 1: Khu du lịch sinh thái Sơn Kim (Hương Sơn) (nghỉ đêm)

Ngày 2: Chùa Hương Tích (Can Lộc) – Ngã Ba Đồng Lộc (Can Lộc) – Làng nón Ba Giang (Thạch Hà)

Tour 2:

Ngày 1: Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du – chùa và hồ Thiên Tượng – Ngã ba Đồng Lộc – làng nón Ba Giang – biển Thiên Cầm (nghỉ đêm)

Ngày 2: Biển Thiên Cầm  Tour liên tỉnh:

Tour 1:

Ngày 1: Hà Nội – Vinh – Quê Bác – biển Cửa Lị

Ngày 2: chùa Hương Tích – Ngã Ba Đồng Lộc – Làng nón Ba Giang – biển Thiên Cầm (nghỉ đêm)

Ngày 3: Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Động Phong Nha (Quảng Bình) – Vinh – Hà Nội

Tour 2:

Ngày 1: Sài Gịn – Vinh – chùa Hương Tích – Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc (Can Lộc) – Làng nón Ba Giang (Thạch Hà)

Ngày 2: Khu du lịch sinh thái Sơn Kim (Hương Sơn) (nghỉ đêm)

Ngày 3: Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du – Quảng trường Hồ Chí Minh – Sài Gòn

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung khái quát của Chương 3 là định hướng phát triển làng nón Ba Giang trong bối cảnh kinh tế mới thông qua việc nhận thức rõ những khó khăn, thử thách cũng như những cơ hội và thuận lợi của làng nghề.

Thực vậy, trong bối cảnh kinh tế hiện nay với các chính sách về phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế làng nghề cùng sự đầu tư hỗ trợ nguồn vốn từ chính phủ và các quỹ ODA,… các làng nghề, trong đó có làng nón Ba Giang có điều kiện và cơ hội để phát triển nhiều hơn. Cụ thể là chính sách về xây dựng nơng thơn mới bao gồm 19 tiêu chí hay Nghị định 66/2006/NĐ – CP của Chính phủ ngày 07/07/2006 về phát triển ngành nghề nơng thơn,… Thêm vào đó, kế hoạch phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020 cũng là một thuận lợi cho phát triển làng nghề.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, làng nghề nón lá Ba Giang cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách trong nền kinh tế thị trường với nhiều biến động hiện nay. Đó là sự giảm sút đáng kể của nhu cầu khách hàng bởi sự ra đời của nhiều mặt hàng mũ nón thời trang phong phú về màu sắc, đa dạng về chủng loại. Trong khi đó, sản phẩm nón lá đơn điệu, khơng có sự đổi mới; khơng có sự đầu tư về trang trí; quảng bá hình ảnh; hay nói cách khác là khơng có ý thức cạnh tranh. Chính những điều đó là nguyên nhân khiến cho làng nghề nón lá Ba Giang đang từ từ biến mất. Vậy nên, những định hướng thay đổi về chính sách, nhân cơng, sản phẩm và thị trường tiêu thụ cho làng nón là hồn tồn cần thiết và cực kỳ cấp bách. Đặc biệt, việc phát triển làng nghề nón lá Ba Giang phải gắn liền với phát triển du lịch Hà Tĩnh, đẩy mạnh mơ hình du lịch làng nghề. Muốn bảo tồn, duy trì và phát triển thành cơng làng nón Ba Giang cần có sự phối hợp, đồng lịng và thực sự tâm huyết giữa các cấp chính quyền mà đặc biệt là Ủy ban nhân dân xã Phù Việt và nhân dân trong làng.

KẾT LUẬN

Bên cạnh những trang phục nổi tiếng thế giới như Sari (Ấn Độ), Gho (Bhutan), váy Flamenco (Tây Ban Nha),… Nón lá của Việt Nam cũng nằm trong top 15 trang phục truyền thống ấn tượng nhất thế giới theo bình chọn của trang Roughguides [32]. Nón lá đã gắn liền với tên tuổi của nhiều làng nghề như làng Chuông – Hà Nội, làng Tây Hồ, làng Phước Vĩnh – Huế,…Trong đó có một làng nghề làm nón rất lâu đời mà ít được nhắc đến đó là làng nón Ba Giang – Hà Tĩnh.

Nón Ba Giang đã có cách đây gần 100 năm và trải qua bao thăng trầm lịch sử, nó đã góp cơng rất lớn vào việc che nắng, che mưa,… cho nhân dân Hà Tĩnh cũng như người dân các vùng lân cận. Thêm vào đó, nón Ba Giang cịn giúp các chiến sĩ làm cách mạng, trao đổi thông tin, họp bàn công việc,… trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay, nón lá Ba Giang với những đặc trưng riêng của mình như tuy được trang trí đơn giản nhưng nón có ba lớp chắc chắn, mặt nón trắng đều, lớp ngồi của nón có thể được làm bằng nhiều loại lá khác nhau như lá dừa, lá cọ,… góp phần làm phong phú thêm bức họa màu sắc của nón lá Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người cũng tiến bộ hơn. Họ thích dùng hàng ngoại, hợp thời trang như mũ vải, mũ lưỡi trai,… Chúng khơng những có nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng; phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều độ tuổi, giới tính, phong cách khác nhau mà còn rất tiện dụng. Với những chiếc mũ vải mềm, người dùng có thể xếp lại để vào balo khi di chuyển trên tàu xe, còn đối với những chiếc mũ lưỡi trai, người dùng có thể treo vào đai quần, dây túi xách, ba lơ,… Ngược lại, nón lá cồng kềnh, khó cất đặt lại chỉ có mỗi một dáng là chóp nhọn, khơng hợp thời,… nên ngồi người nơng dân, những người phải làm việc ở các đồn điền, trang trại,… nón lá khơng cịn được đại bộ phận

người dân ưa dùng như trước nữa. Nón bán được ít, thu nhập từ nghề làm nón lại khơng cao nên người thợ cũng bỏ nghề để đi làm thuê cho các nhà máy, làm giúp việc ở thành phố,… Làng nghề nón lá của Việt Nam nói chung và làng nón Ba Giang nói riêng vì thế cũng mai một dần.

Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, nón lá chắc chắn sẽ khơng bị biến mất hồn tồn vì nó là trang phục truyền thống của nhân dân Việt Nam, là biểu tượng, hồn cốt của dân tộc Việt Nam. Vậy nên, thị trường nón lá sẽ vẫn được duy trì. Việc cần làm cấp thiết hiện nay là phải khôi phục và phát triển làng nghề nón lá Ba Giang trong bối cảnh kinh tế mới. Việc gìn giữ, phát triển làng nón nhất thiết phải gắn liền với phát triển du lịch, đặc biệt là mơ hình du lịch làng nghề. Bên cạnh đó, nếu mơ hình này kết hợp được với Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh qua điệu hát ví phường nón thì việc phát triển làng nón Ba Giang sẽ có những thành cơng nhất định. Tuy vậy, quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề nón lá Ba Giang phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhân dân, những người thợ thủ công, nghệ nhân với các cấp ban ngành từ trung ương đến địa phương thông qua những chính sách hợp lý về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, nhân cơng,… Có như thế làng nghề mới có thể phục hồi, duy trì và phát triển trong thời đại hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu sách, tạp chí, mạng,...

1. Bạch Thị Lan Anh (2011), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng trọng điểm Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân

2. Đặng Duy Báu (chủ biên) (2000), Lịch sử Hà Tĩnh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3. Lâm Bằng (2006), Làng nón Yên Lai, Tạp chí dân tộc và thời đại, (số 94), tr. 16 – 17, 23

4. Phan Gia Bền (1957), Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Ngành nghề nông thơn – vai trị, thuận lợi và khó khăn, Tin tham khảo nội bộ kinh tế – xã hội, Tập 36

(Số 669), tr. 14 – 23

6. Bộ Thương mại (2000), Báo cáo tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Hà Nội

7. Nguyễn Đổng Chi (chủ biên) (2010), Địa chí Văn hóa Dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An, tr.389 – 392, 404

8. Nguyễn Sinh Cúc (2004), Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề trong các làng nghề ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (Số 88), tr. 21 - 23

9. Đỗ Quang Dũng (2005), Về xác định tiêu chí làng nghề, Tạp chí Giáo dục

lý luận, (Số 3), tr. 46 – 49

10. Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb Nông Nghiệp

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội

12. Nguyễn Xuân Đình (chủ biên) (2007), Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Hà, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

13. Bùi Xuân Đính (chủ biên) (2009), Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai

(Hà Nội) truyền thống và biến đổi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

14. Trương Minh Hằng (chủ biên) (2012), Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Tập I, V, VI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

15. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2012), Nghề và làng nghề truyền thống, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

16. Nguyễn Thị Hường (2005), Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp, Tạp chí Lý luận Chính trị, (Số 4), tr.58 - 63 17. Đặng Thị Hường (2004), Bước đầu tìm hiểu về một số làng nghề thủ cơng

truyền thống ở Hà Tĩnh, Khoá luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Vinh,

Nghệ An

18. Lê Văn Kinh (2011), Một số nghề truyền thống tại Thừa Thiên Huế, Tổng

tập Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Tập I, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội, tr.404 - 409

19. Phạm Thị Khanh, Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề, Tạp chí Lý luận chính trị, (Số 5), tr. 50 – 53, 2005

20. Bạch Quốc Khang, Bùi Đình Tối, Nguyễn Thị Thu Quế (2005), Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng, Nxb Nơng nghiệp

21. Vũ Ngọc Khánh (2011), Văn hóa làng ở Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thơng tin, tr.13 – 23, 35 – 38

22. Lê Thị Minh Lý (2003), Làng nghề và việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể, Di sản văn hóa, (Số 4), tr.68 – 71

23. Nghị định số 66/2006/NĐ – CP của chính phủ về phát triển ngành nghề

nơng thôn,

http://cn.cpv.org.vn/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30295&cn_id =22097, 2006

24. Bùi Văn Nghĩa (1998), Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Thừa Thiên Huế, Đề tài

Khoa học cấp Bộ, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia

25. Nhiều tác giả (2012), Nghề truyền thống ở một số địa phương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

26. Nhiều tác giả (1992), Hà Tây làng nghề làng văn, Tập I, Nxb Sở Văn hóa – Thơng tin – Thể thao Hà Tây

27. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong q

trình Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội

28. Chu Tiến Quang (chủ biên) (2001), Việc làm ở nông thôn – Thực trạng và

giải pháp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

29. Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) (2011), Dự án IMPP đồng hành cùng người nghèo Hà Tĩnh

30. Quyết định 22/2005/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội làng nghề Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành,

http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-22-2005-QD- BNV-cho-phep-thanh-lap-Hiep-hoi-Lang-nghe-Viet-Nam-

vb18009t17.aspx, 2005

31. Quyết định 59/2012/QĐ-UBND về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Quy định trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống,

http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-59- 2012-QD-UBND-thu-tuc-cong-nhan-nghe-lang-nghe-truyen-thong-Ha-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Làng nón Ba Giang, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)