Các mùa và nhiệt độ trung bình các tháng ở Sydney

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút khách du lịch úc đến việt nam (Trang 58 - 73)

Mùa Hè Thu Đông Xuân

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt độ tối đa 26° 26° 25° 22° 19° 17° 16° 18° 20° 22° 24° 25°

Nhiệt độ tối thiểu 18° 19° 17° 15° 11° 9° 8° 9° 11° 13° 16° 17°

Nguồn: Australia Travel Search (2010) 2.1.1.4. Chính trị

Nƣớc Úc có 3 cấp chính quyền: Chính quyền liên bang Úc, chính quyền của 6 bang và 2 vùng tự trị, và khoảng 700 chính quyền địa phƣơng. Nƣớc Úc duy trì chế độ một chính phủ cầm quyền từ ngày 1/1/1901. Mặc dù đất nƣớc đƣợc phân

chia thành các bang và vùng tự trị với chính quyền bang riêng, nhƣng Úc vẫn là một quốc gia thống nhất.

Úc là quốc gia quân chủ lập hiến, nữ hoàng Elizabeth đệ nhị của Vƣơng Quốc Anh là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, đó là lý do trên lá cờ Úc có biểu tƣợng lá cờ của Vƣơng Quốc Anh (cùng với Ngôi sao của Khối thịnh vƣợng chung và chòm sao Nam Thập).

Nữ hoàng chỉ định Toàn quyền Úc, là ngƣời đại diện của mình, dựa trên sự cố vấn của chính quyền đƣợc bầu cử. Toàn quyền chỉ định các bộ trƣởng dựa trên sự cố vấn của Thủ tƣớng. Hệ thống chính quyền của Úc dựa trên truyền thống dân chủ tự do, bao gồm tự do về tôn giáo, ngôn luận và hiệp hội. Hiến pháp Úc đặt ra các chức năng của chính phủ Úc, nhƣ đối ngoại, thƣơng mại, quốc phòng và nhập cƣ. Các bang và vùng tự trị chịu trách nhiệm về các vấn đề không đƣợc giao cho chính quyền liên bang.

Có 2 đảng phái chính trị chính hình thành nên chính phủ, cả cấp liên bang và cấp địa phƣơng, đó là: Đảng Lao động Úc và Đảng Liên minh, là liên minh chính thức của Đảng Tự do và đảng đối tác của đảng này là Đảng Dân tộc. Chính đảng hoặc liên minh trở thành chính phủ, theo kết quả bầu cử của ngƣời dân Australia. Liên minh hoặc chính đảng khác đƣợc gọi là “Đảng đối lập”. [17]

Chính sách đối ngoại Châu Á Thái Bình Dương của Úc

Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Úc hiện nay là chú trọng đặc biệt đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng. Theo Sách trắng “Nước Úc trong Kỷ nguyên Châu Á” đƣợc giới thiệu năm 2011:

“Sự hội nhập của Úc vào khu vực Châu Á đã bắt đầu diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ II với một loạt các sự kiện mang tính dấu mốc quan trọng: ủng hộ nền độc lập của In-đô-nê-xi-a vào cuối những năm 40; Hiệp định Thƣơng mại với Nhật Bản năm 1957; vai trò trong việc thành lập và tham dự khối APEC; và đóng góp vào các diễn đàn khác nhƣ G20. Nhiều mối liên hệ song phƣơng, khu vực và toàn cầu khác đã đƣa nƣớc Úc và các nƣớng láng giềng Châu Á đến gần nhau hơn.

Sự hội nhập của Úc vào khu vực Châu Á đã và đang đóng góp quan trọng đối với sự thịnh vƣợng của nƣớc Úc, đối với sự năng động và đa dạng của xã hội Úc và cả đối với nền an ninh quốc gia Úc. Sự gần gũi về địa lý rất quan trọng vì đây là chỗ dựa vững chắc cho những yếu tố then chốt của đất nƣớc, đó là: những kỹ năng và trình độ khoa học kỹ thuật của ngƣời Úc; sự đa dạng và gắn kết xã hội; các cơ sở để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi; sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên; các thiết chế hiệu quả và ổn định cùng các khuôn khổ luật pháp; bối cảnh chính sách đối ngoại mở rộng tích cực; các giá trị của đất nƣớc; và khả năng tiếp nhận và thích nghi đối với những sự thay đổi.” [22]

Chính sách phát triển du lịch quốc tế của Úc

Về chính sách phát triển du lịch quốc tế, Úc có chính sách thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác du lịch song phƣơng và đa phƣơng nhằm hạn chế các trở ngại đối với sự phát triển của du lịch quốc tế, tìm kiếm các cơ hội hợp tác thƣơng mại, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho ngành du lịch Úc. Đến năm 2003, Úc ký các văn bản hợp tác du lịch với các nƣớc đối tác chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và In- đô-nê-xi-a. Đồng thời, Úc cũng tăng cƣờng thúc đẩy các quan hệ song phƣơng về phát triển du lịch thông qua các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) với các nƣớc nhƣ Thái Lan, Xinh-ga-po và Mỹ trong đó có đề cập đến việc dỡ bỏ các rào cản về thƣơng mại du lịch, nâng cao ý thức giữa hai nƣớc về nhau với tƣ cách là điểm đến du lịch và thúc đẩy các dòng khách du lịch qua lại giữa hai nƣớc. Ngoài ra, Úc cũng đóng vai trò tích cực trong các khuôn khổ hợp tác du lịch đa phƣơng nhƣ Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO).

2.1.1.5. Kinh tế

Đồng đô la Úc là đơn vị tiền tệ của Liên bang Úc, bao gồm cả đảo Giáng sinh, đảo Cocos và đảo Norfork, cũng nhƣ một số quốc gia độc lập khác trên Thái Bình Dƣơng nhƣ Kiribati, Nauru và Tuvalu.

Nhìn chung nƣớc Úc có một nền kinh tế khá thịnh vƣợng với thu nhập bình quân theo đầu ngƣời cao hơn Liên hiệp Anh, Đức và Pháp một chút theo sức mua tƣơng đƣơng. Nƣớc này cũng đƣợc xếp hạng ba về chỉ số phát triển con ngƣời của liên hiệp quốc năm 2007 và hạng sáu về chỉ số chất lƣợng cuộc sống của tạp chí tin tức The Economist năm 2005. Nƣớc Úc còn nắm giữ kỷ lục với 4 thành phố lớn nằm trong danh sách những thành phố dễ sống nhất thế giới là Melbourne (hạng 2), Perth (hạng 4), Adelaide (hạng 7) và Sydney (hạng 9).

Lĩnh vực dịch vụ trong đó có du lịch, giáo dục và dịch vụ tài chính đóng góp tới 69% GDP. Mặc dù nông nghiệp và các ngành liên quan đến tài nguyên thiên nhiên chỉ chiếm có 3 và 5% GDP nhƣng vẫn có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Các thị trƣờng xuất khẩu chính của Úc là Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và New Zealand.

Do đƣợc ƣu đãi về tài nguyên thiên nhiên với các quặng mỏ thuộc hạng lớn thế giới, chiếm 40% tài nguyên mỏ và 10% quặng vàng trên thế giới, đất nƣớc từng là tù nhân của nƣớc Anh đã sánh vai cùng những nền kinh tế phƣơng Tây.

2.1.1.6. Văn hóa

Văn hóa Úc đƣợc xây dựng trên những câu chuyện của những võ sĩ, những ngƣời sống ngoài vòng pháp luật và những ngƣời lính dũng cảm, của những ngƣời hùng thể thao, những anh hùng lao động và di dân dũng cảm. Tất cả ca ngợi sự công bằng trƣớc mọi cơ hội, những hoạt động ngoài trời với một mức độ hài hƣớc cao. Ngày nay, Úc đƣợc biết đến bởi những di sản của thổ dân, một sự pha trộn của nhiều nền văn hóa, những ý tƣởng mới mẻ và một sân khấu nghệ thuật sinh động.

Văn hóa thổ dân: một truyền thống phong phú và muôn thuở

Thời gian sáng tạo thế giới là thời kỳ linh thiêng trƣớc khi vũ trụ đƣợc hình thành. Theo tín ngƣỡng của thổ dân, những thần linh vật tổ của tổ tiên xuất hiện từ trái đất và từ trên trời xuống để đánh thức thế giới đang chìm trong sự tĩnh lặng và tăm tối. Họ sáng tạo ra mặt trời, mặt trăng và các vì sao, tạo ra những ngọn núi, dòng sông, cây cối, hố nƣớc và biến thành loài ngƣời và các loài động vật. Thần linh của tổ tiên nối liền quá khứ cổ xƣa với hiện tại và tƣơng lai qua mọi khía cạnh

của nền văn hóa thổ dân. Những tác phẩm nghệ thuật trên đá, những bức tranh thủ công trên vỏ cây đã tiết lộ những câu chuyện từ Thời kỳ sáng tạo thế giới, đánh dấu các lãnh thổ và là chứng nhân của lịch sử trong khi những bài ca kể về những chuyến hành trình trong thời kỳ này, lập ra một bản đồ truyền miệng về những nguồn nƣớc và những mốc quan trọng khác. Những bài ca đặc biệt này đã đƣợc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác gần nhƣ không thay đổi từ ít nhất là 50.000 năm và thƣờng đƣợc biểu diễn cùng những thanh gõ clapstick hay âm thanh rộn ràng của didgeridoo. Tƣơng tự nhƣ vậy, những điệu nhảy truyền thống tiết lộ những huyền thoại về sự sáng tạo thế giới, ca ngợi chiến công của những ngƣời anh hùng trong Thời kỳ sáng tạo thế giới và cả những sự kiện lịch sử gần đây nữa.

Những huyền thoại thời thuộc địa: những võ sĩ, những người sống ngoài vòng pháp luật và những người lính dũng cảm

Ngƣời Úc tin vào tình bạn và sự công bằng trƣớc mọi cơ hội và có thiện cảm sâu xa đối với những ngƣời cùng khổ hay những “võ sĩ”. Những giá trị này bắt nguồn từ những tù nhân và thực dân đã chiến đấu chống lại một vùng đất thù nghịch, xa lạ và một chính quyền thƣờng bất công. Ngƣời sống ngoài vòng pháp luật nổi tiếng nhất nƣớc Úc Ned Kelly đã phản đối sự nghèo đói và bất công của hệ thống giai cấp của ngƣời Anh đến đây cùng với những tù nhân. Cuộc chiến cho “công bằng và tự do” và cho “những ngƣời dân vô tội” của ngƣời anh hùng này đã đƣợc ngƣời Úc đƣa vào nhƣ một phần của văn hóa quốc gia và là nguồn cảm hứng của không biết bao nhiêu tác phẩm văn học và điện ảnh. Trên những bãi đào vàng vào giữa thập niên 1950, những ngƣời đào vàng đƣợc mô tả trong những câu chuyện và bài ca nhƣ những anh hùng lãng mạn, những kẻ lƣu manh và những tên côn đồ đòi quyền dân chủ. Sự kiện Eureka đẫm máu, nơi những ngƣời thợ mỏ bang Victoria nổi dậy chống hệ thống giấy phép độc đoán năm 1854, đã trở thành một biểu tƣợng cho chiến thắng của công bằng xã hội. Sau đó, trong Thế chiến thứ nhất, những ngƣời lính ANZAC dũng cảm chiến đấu ở Gallipoli đã đem lại cho cụm từ “Aussie bất khuất” một ý nghĩa mới.

Tiếng Anh của người Úc: lối nói “Strine”

Ngƣời Úc có một lối nói thông dụng có một không hai đƣợc nhà ngôn ngữ học Alastair Morrison đặt tên là “strine” vào năm 1966 (tƣởng tƣợng quý vị nói tiếng Úc phải mím chặt môi để tránh ruồi bay vào). Lối nói này kết hợp rất nhiều những từ đã thất lạc từ lâu và ngôn ngữ kiểu Ailen của những tù nhân đầu tiên với những từ ngữ trong ngôn ngữ thổ dân. Ngƣời Úc thƣờng rút gọn các từ sau đó thêm “o” hoặc “ie” ở sau, ví dụ nhƣ trong câu “bring your cossie to the barbie this arvo” (nhớ mang áo tắm tới bũa tiệc barbecue tối nay). Họ cũng thích đảo ngƣợc những biệt danh nhƣ gọi những ngƣời tóc đỏ là “xanh” (bluey), những ngƣời có mái tóc sẫm màu đƣợc gọi là “tuyết” (snowy) và những ngƣời có dáng vóc nhỏ bé là “khổng lồ” (lofty). Họ có xu hƣớng làm bẹt các nguyên âm và kết thúc một câu với ngữ điệu hơi lên cao.

Những người hùng thể thao: vinh quang của đất nước

Rõ ràng là những ngƣời dân Úc hâm mộ thể thao một cách cuồng nhiệt. Với hơn 120 tổ chức thể thao quốc gia và hàng ngàn tổ chức địa phƣơng, vùng và bang, ƣớc tính ở Úc có 6 triệu rƣỡi ngƣời chính thức chơi thể thao. Môn thể thao đƣợc nhiều ngƣời xem nhất ở Úc là Bóng đá theo luật Úc với những cú đá cao và những cú nhảy nhƣ vũ công ba lê, trong khi đó tính bạo lực và những tiểu xảo tại Giải Vô địch Quốc gia về Bầu dục lại chiếm vị trí số 1 tại New South Wales và Queensland. Đội bóng Wallabies của Liên đoàn Bầu dục Quốc gia Úc chơi ở giải đấu quốc tế và ở Cúp Bledisloe, một phần trong giải đấu Tri Nations với Nam Phi. Úc là đất nƣớc của những vận động viên bơi lội và những tấm huy chƣơng trong các kỳ Olympic đã chứng minh cho thành tích của ngƣời Úc tại bể bơi. Vào mùa hè, họ theo dõi đội khúc côn cầu Úc thi đấu trong màu áo trắng và đến tháng 1, chúng tôi lại chuyển sang theo dõi giải quần vợt Úc mở rộng. Đƣợc tổ chức ở Melbourne, giải này thu hút nhiều ngƣời đến với Úc hơn bất kỳ một sự kiện thể thao nào khác. Bóng đá là một môn thể thao đang trên đà phát triển. Úc có những vận động viên lƣớt sóng hàng đầu thế giới trong giải đấu Bells Beach Surf Classic và trong ngày lễ sau Giáng Sinh, những đám đông tụ họp lại để theo dõi những con thuyền băng qua

cảng Sydney trong cuộc đua thuyền từ Sydney đến Hobart. Vào ngày thứ 3 đầu tiên của tháng 11, ngƣời dân tập trung vào giải đua ngựa nổi tiếng - cúp Melbourne - trong khi đến tháng 3, những tay đua lại đổ xô về Melbourne để tham gia Giải Đua xe Công thức 1 (Formula One Grand Prix).

Lối sống ngoài trời: bãi biển và những bữa tiệc barbecue

Với trên 80% dân số Úc sống cách bờ biển không đầy 50 cây số, biển đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi lối sống thƣ thái của họ. Từ buổi tập lƣớt sóng sáng thứ bảy cho những “cậu nhóc” đến trận đấu khúc côn cầu trên bãi biển sau bữa tiệc barbecue, họ vô cùng yêu mến cuộc sống trên những bãi biển đầy cát. Ngƣời dân Úc chen lấn để có đƣợc một chỗ trên những bãi biển đông đúc, thƣ giãn tại những điểm du lịch nổi tiếng và lái xe tới những bãi biển bí mật, hẻo lánh ở những Công viên Quốc gia trên bờ biển. Họ tới bãi biển để tắm nắng và lƣớt sóng hoặc đi tàu, đi dù lƣợn, câu cá, lặn biển và nhặt vỏ sò. Đó là nơi họ gặp gỡ nhau, cùng chơi thể thao, thƣ giãn và tận hƣởng sự lãng mạn, cũng là nơi kỷ niệm những ngày lễ. Vào đêm giao thừa, những ngƣời dân nhảy múa trên cát và xem pháo hoa tại bãi biển Manly và Bondi ở Sydney và bãi biển Glenelg ở Adelaide. Rất nhiều bãi biển là nơi ăn mừng nhập tịch vào ngày Quốc khánh Úc. Trong dịp Giáng sinh, có đến 40.000 khách du lịch quốc tế đổ xô đến bãi biển Condi trong trang phục bơi với mũ của ông già Noel. Những bãi biển nổi tiếng nhất ở Úc – bãi Bondi và Manly ở Sydney, bãi St Kilda ở Melbourne, bãi Surfers Paradise ở Queensland Gold Coast, bãi Cottesloe ở Perth và bãi Glenelg ở Adelaide – không chỉ thu hút khách du lịch trong nƣớc mà cả du khách quốc tế.

Đa văn hóa: đồ ăn, lễ hội và tín ngưỡng đa dạng

Kể từ năm 1945, hơn 6 triệu ngƣời trên khắp thế giới đã đến Úc sinh sống. Ngày nay, hơn 20% dân số Úc là những ngƣời sinh ở nƣớc ngoài và hơn 40% là những ngƣời có xuất xứ từ nhiều nền văn hóa pha trộn vào nhau. Ở Úc, ngƣời dân nói 226 ngôn ngữ - sau tiếng Anh thì phổ biến nhất là tiếng Ý, tiếng Hy Lạp, tiếng Hoa và tiếng Ả Rập. Sự đa dạng phong phú về văn hóa của Úc thể hiện ở các món

đƣợc kết hợp với nhau đầy nghệ thuật. Du khách có thể thƣởng thức hƣơng vị của châu Âu, những gia vị hấp dẫn đến từ châu Á, châu Phi và vùng Trung Đông cũng nhƣ những món ăn đặc trƣng của “dân bụi” Úc ở bất cứ đâu, từ những quán vỉa hè cho tới những nhà hàng 5 sao. Hầu hết du khách đều thích thú khi đƣợc thử món Thái mang về, dùng món mì Ý ngon tuyệt, ăn món tapa trong những khu Tây Ban Nha của thành phố tại Úc và thƣởng thức món chả viên ở Chinatown. Du khách cũng có thể cảm nhận đƣợc nền văn hóa đa sắc tộc của Úc qua rất nhiều lễ hội đầy màu sắc. Xem những điệu vũ samba và capoeira tại lễ hội Bondi của Brazil, Nam Mỹ, nhảy múa đằng sau đám múa rồng vào ngày Tết âm lịch hay đi dạo trên những con phố đã biến thành quảng trƣờng sống động trong những ngày kỷ niệm hàng năm của ngƣời Ý. Là một quốc gia có nhiều tín ngƣỡng khác nhau và du khách có thể thấy những nhà thờ Thiên chúa giáo và Giáo phái Anh, những ngôi đền của Ấn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút khách du lịch úc đến việt nam (Trang 58 - 73)