Vài nét về các cơ quan báo in thuộc diện khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý đơn thư bạn đọc tại cơ quan báo in hiện nay (Trang 45 - 47)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.1. Vài nét về các cơ quan báo in thuộc diện khảo sát

Theo Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2018 của Ban Tuyên giáo Trung ương cả nước hiện có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 660 tạp chí in, 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập, 189 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình. Có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; 5 đơn vị hoạt động truyền hình...

Do thời gian, nguồn lực có hạn, luận văn chỉ tập trung khảo sát việc xử lý đơn thư bạn đọc của 03 tờ báo in có uy tín và số lượng độc giả thường xuyên có đơn thư gửi về lớn, bao gồm: báo Pháp luật Việt Nam, báo Lao động và báo Thanh tra.

2.1.1. Báo Pháp luật Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam ra số báo đầu tiên ngày 10/7/1985. Là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội trong nước và quốc tế; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Báo Pháp luật Việt Nam hiện là tờ báo ra hàng ngày. Là tờ báo ngành Tư pháp, báo Pháp luật Việt Nam với các chuyên trang thông tin về đơn thư bạn đọc bao gồm: chuyên mục Sự kiện bình luận; chuyên mục Dân sinh; chuyên mục Bạn đọc, chuyên mục Tiêu dùng và dư luận.

2.1.2. Báo Lao động

Báo Lao động là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời và có ảnh hưởng lớn trong hệ thống báo chí của nước ta.

Chỉ sau khi thành lập 1 tháng, ngày 14 tháng 7 năm 1929, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã ra chỉ thị về việc thành lập một tổ chức công đoàn tại Bắc Kỳ. Ngày 28 tháng 7 năm 1929, Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập, ông Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng được cử làm Trưởng ban Trị sự.

Hai tuần sau, với sự giúp đỡ của một cơ sở Đảng, ngày 14 tháng 8 năm 1929, một tờ báo in bằng bản đất sét, trên giấy Đáp Cầu một mặt ráp một mặt nhẵn, khổ 22x30cm, lấy tên là báo Lao động đã ra đời trong căn phòng nhỏ 10m2 ở ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột, Hà Nội.

Ngày 3.12.1989, số 1 của Lao động Chủ nhật phát hành.

Đầu tháng 3 năm 1990, Báo ra loạt phóng sự điều tra về tín dụng ở nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai.

Năm 1995, báo Lao động đã được mời tham dự triển lãm quốc tế tại Paris và Le Havre (1996). Tại triển lãm này, tờ Courrier International bình chọn báo Lao động là tờ báo nổi tiếng cùng 200 tờ báo khác trên thế giới.

Hiện nay, Báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử. Về nội dung, Báo luôn giữ vững quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật.

Ban Bạn đọc Báo Lao động thành lập năm 1995. Hiện nhân sự cả biên chế và phóng viên đào tạo là 10 người. Ngoài ra, Ban Bạn đọc được phép huy động phóng viên ở tất cả các Ban, vùng miền tham gia đề tài nếu cần thiết.

2.1.3. Báo Thanh tra

Báo Thanh tra là đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ, hoạt động theo tôn chỉ, mục đích quy định tại số 180/BC-GBXB ngày 4/11/1993 của Bộ Văn hóa

– Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông). Chức năng, nhiệm vụ của báo Thanh tra được quy định tại số 1192/QĐ/TTNN, ngày 10/11/1994 của Tổng Thanh tra Nhà nước (nay là Tổng Thanh tra Chính phủ). Ngày 18/8/2008, Tổng Thanh tra đã ký ban hành Quyết định số 1664/2008/QĐ-TTCP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của báo Thanh tra.

Báo Thanh tra thuộc cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, có chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thông tin trung thực, khách quan, kịp thời về hoạt động của ngành Thanh tra theo quy định của Luật Báo chí và của Thanh tra Chính phủ.

Báo Thanh tra hiện là tờ báo tuần, với các chuyên trang thông tin về đơn thư bạn đọc bao gồm: chuyên mục Xã hội (trang 4-5); chuyên mục Bạn đọc (trang 7). Ngoài ra, các đơn thư bạn đọc cũng được sử dụng trong các chuyên mục khác như: Công đoàn, Sức khỏe, Pháp luật, Kinh doanh….

Hiện nay Báo Thanh tra chưa có Ban bạn đọc, chỉ có bộ phận phụ trách công tác bạn đọc. Ngay từ khi thành lập đã trú trọng nội dung này, nhưng là cán bộ kiêm nhiệm. Đến năm 2005 mới phân công 1 phóng viên phụ trách tiếp nhận, phân loại xử lý đơn thư bạn đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý đơn thư bạn đọc tại cơ quan báo in hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)