Tổng kết về lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức của Hà Nội mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 63 - 70)

6. Kết cấu luận văn

3.1 Tổng kết về lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức của Hà Nội mở rộng

trong công tác hội nhập quốc tế

Trên cơ sở phân tích đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng xúc tiến đầu tư, phát triển các ngành mũi nhọn phục vụ hội nhập của thủ đô giai đoạn 2001- 2010 có thể rút ra các kết luận sau về lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức của thủ đô Hà Nội:

3.1.1 Lợi thế

- Vị trí là Thủ đô, "là trái tim" của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, được quan tâm và có các chính sách riêng, đặc thù được quy định trong Pháp lệnh Thủ đô (trong tương lai là Luật Thủ đô), các Nghị quyết của Bộ Chính trị, các văn bản khác của Nhà nước.

- Lợi thế về con người, nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học - công nghệ là điều kiện tiếp xúc với các nền văn minh, khoa học tiên tiến của thế giới, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Hà Nội là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nhiều cán bộ khoa học và quản lý có bằng cấp cao, tiềm lực khoa học kỹ thuật lớn mạnh nhất trong cả nước. Tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo đạt trên 45% (năm 2008). Số giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội chiếm hơn 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước. Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, năng động.

Trên địa bàn Hà Nội có 50 trường Đại học, 29 trường Cao đẳng, 45 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 113 cơ quan nghiên cứu khoa học (khoảng 85% tổng số các viện nghiên cứu trong cả nước).

- Lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao thông, một số điều kiện tự nhiên và tài nguyên để phát triển đô thị và hội nhập.

bằng cả đường ô tô, sắt, thủy và hàng không. Hà Nội có 2 sân bay dân dụng, là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt9, 7 tuyến đường quốc lộ đi qua trung tâm10. Hà Nội còn có vị trí quan trọng trên hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.

Sau khi mở rộng Hà Nội có quỹ đất lớn, địa chất công trình thuận lợi để phát triển đô thị, công nghiệp. Có hệ thống sông, hồ, núi đa dạng và nhiều thắng cảnh đẹp như Hồ Tây, núi Ba Vì, hồ Suối Hai, động Hương Tích...

- Hà Nội có bề dày lịch sử 1000 năm, là Thủ đô chứa đựng nhiều tinh hoa văn hóa Việt, điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch quốc tế.

Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Hà Nội có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc cùng với các văn hóa phi vật thể khác, các lễ hội, làng nghề và văn hóa dân gian; nơi tập trung những bảo tàng lớn và quan trọng của cả nước. Những đặc trưng văn hoá Việt là nguồn lực và lợi thế cho phát triển những ngành đem lại giá trị gia tăng cao và tạo xuất khẩu tại chỗ như du lịch và các dịch vụ văn hoá khác.

Trên địa bàn Hà Nội có trên 5.100 di tích lịch sử - văn hoá, trong đó có trên 700 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và trên 1.400 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, mật độ di tích vào loại cao nhất nước. Hà Nội có nhiều danh thắng, di tích lịch sử nổi tiếng như Cổ Loa, Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long, thành cổ Sơn Tây, lăng Ngô Quyền, khu phố cổ, khu phố cũ, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... Trên địa bàn thành phố có nhiều đình, chùa, đền, như chùa Hương, chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên, chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Mía, chùa Đậu, chùa Tây Phương, chùa Trầm...; những ngôi đình nổi tiếng như: Tây Đằng, Chu Quyến, Tường Phiên, Đại

9

05 tuyến hướng tâm: HN-HCM, HN-Lạng Sơn, HN-Lào Cai, HN-Hải Phòng, HN-Thái Nguyên. 10

Các tuyến QL 5, 18: HN - Hải Phòng, Quảng Ninh; QL 1A: HN - Lạng Sơn và đi phía Nam; QL 6: HN - Tây Bắc; QL 32: HN - Sơn Tây; QL 3: HN - Thái Nguyên; QL 2: HN - Việt Trì.

Phùng, Hoàng Xà... các đền: Quán Thánh, đền Thượng, đền Và, phủ Tây Hồ... Hà Nội là nơi tập trung những bảo tàng lớn và quan trọng nhất của nước ta như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quân đội và một số bảo tàng chuyên ngành như Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Dân tộc. Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều lễ hội và có những lễ hội mang tính đặc trưng của riêng mình như lễ hội chùa Hương, lễ hội An Dương Vương ở Cổ Loa, Hội Gióng, Hội đền Hai Bà Trưng, Hội gò Đống Đa... Nhiều lễ hội gắn với di tích và cùng với di tích tạo thành một sản phẩm du lịch độc đáo.

3.1.2 Hạn chế

Với những lợi thế về địa chính trị, kinh tế, văn hóa nhưng trên thực tế, Hà Nội vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của Thủ đô với những hạn chế cụ thể như:

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị chưa hiện đại và thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực như du lịch, dịch vụ…

Tình trạng ùn tắc giao thông, úng ngập cục bộ... tuy có giảm nhưng vẫn là những vấn đề bức xúc. Mạng lưới cấp điện, cấp nước, vệ sinh môi trường... chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân. Mặc dù thành phố có nhiều loại hình giao thông nhưng không có cảng biển.

Kết cấu hạ tầng xã hội còn nhiều bất cập. Phân bố mạng lưới trường học, cơ sở y tế chưa hợp lý, chưa có những trung tâm đào tạo, y tế, khoa học công nghệ chất lượng cao, đạt các tiêu chí và chuẩn mực của quốc tế.

- Hạn chế về công tác quy hoạch, quản lý đô thị trong thời gian qua, thiếu tầm nhìn đặc trưng về kiến trúc, chưa có công trình tiêu biểu của Thủ đô gây khó khăn cho công tác quảng bá hình ảnh của Hà Nội với thế giới.

Hà Nội từ năm 1945 sau giải phóng (khi đó Hà Nội có 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã. Diện tích toàn thành phố khoảng

130km2, dân số khoảng 380.000 người) đã nhiều lần điều chỉnh sáp nhập rồi chia tách;

Lần mở rộng thứ nhất ngày 20/4/1961, sáp nhập vào Hà Nội một số khu vực thuộc các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 586,13km2, dân số là 913.428 người.

Lần mở rộng thứ hai ngày 17/2/1979, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội. Năm 1980, tổ chức hành chính của Hà Nội gồm 4 khu phố nội thành;1 thị xã Sơn Tây gồm 3 phường và 2 xã; 11 huyện ngoại thành gồm: Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm, Từ Liêm.

Ngày 12/8/1991, chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú; Chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây.

Lần mở rộng thứ ba ngày 29/5/2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008. Theo đó thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02ha (3.344,7002km2) và dân số là 6.232.940 người.

Hơn 60 năm kể từ ngày độc lập, Hà Nội đã 3 lần điều chỉnh địa giới. Điều đó đã gây nên những khó khăn không nhỏ trong công tác đầu tư, quy hoạch thủ đô thể hiện ở các hiện trạng như tính kế thừa chưa cao; bố trí một số cụm, khu công nghiệp chưa hợp lý (gần khu dân cư, sát nút giao thông đối ngoại lớn...), các khu đô thị mới chưa có sự liên kết, số lượng đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt quá lớn trong khi quy hoạch xây dựng chung chưa được phê duyệt, nay phải rà soát, điều chỉnh.

Ngoài một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có điều kiện trang bị công nghệ tiên tiến còn phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp đều chỉ được trang bị công nghệ có trình độ trung bình và thấp. Các loại công nghệ mang tính mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới chưa được phát triển mạnh. Tự động hoá trong ngành công nghiệp còn rất hạn chế.

Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực còn yếu, nhiều sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng thấp, quy mô sản xuất không lớn, đóng góp vào nền kinh tế không cao (màn tuyn, sản phẩm may mặc, dệt kim, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi...). Các sản phẩm cơ khí có tỷ trọng cao lại chưa vươn ra được thị trường thế giới, chỉ phục vụ cho nhu cầu nội địa, các sản phẩm điện tử - công nghệ thông tin phát triển chậm mặc dù được xác định là ngành mũi nhọn.

- Ô nhiễm môi trường là vấn đề bức xúc, đòi hỏi đầu tư lớn cho việc xử lý

Xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường chưa theo kịp với tốc độ đô thị hoá nhanh và tăng trưởng kinh tế cao. Các con sông trên địa bàn như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét, sông Nhuệ, sông Đáy... đều bị ô nhiễm nặng. Trong tổng số 17 khu công nghiệp, 49 cụm công nghiệp đã thành lập chỉ có 3 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Lượng nước thải từ 1.310 làng nghề đều không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Trong tổng số khoảng 500 nghìn m3/ngày đêm nước thải sinh hoạt tại khu vực đô thị mới có khoảng trên 6 nghìn m3

được xử lý.

Trong số chất thải rắn công nghiệp, chỉ có khoảng 85-90% được thu gom và 60% được xử lý. Hiện nay phần lớn rác thải được chôn lấp, 3 trong tổng số 5 khu xử lý rác của thành phố sắp lấp đầy.

Vấn nạn ô nhiễm môi trường gây khó khăn cho mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết sớm và triệt để. Dựa trên những đánh giá phân tích những thuận lợi và khó khăn của Hà Nội mở rộng trong công cuộc hội nhập quốc tế, từ đó đưa ra những đánh giá về cơ hội và thách thức cho Hà Nội mở rộng để có thể hội nhập quốc tế thành công hơn nữa.

3.1 .3 Cơ hội

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia, các thành phố lớn. Là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội là nơi hội tụ nhiều điều kiện có thể phục vụ tích cho công tác hội nhập quốc tế. Tuy nhiên trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay, một số tiêu chí có thể coi là cơ hội phát triển của Hà Nội nhưng ở một khía cạnh khác lại là rào cản, là thách thức cho cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế của Thủ đô:

Về kinh tế: Hà Nội với diện tích rộng lớn, nguồn lực dồi dào sẽ là cơ sở thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động huy động vốn khác trong hoạt động đầu tư.

Về kinh tế chính trị: Chính trị tập trung sẽ giúp Hà Nội giải quyết cơ bản các vấn đề vốn gây cản trở cho các hoạt động liên kết đầu tư, huy động vốn tồn tại trước giai đoạn mở rộng với các hiện tượng trên bảo dưới không nghe, liên kết yếu kém giữa Hà Nội và các địa phương trong việc giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ dự án... Việc tập trung quyền lực cũng giúp Hà Nội thực hiện các dự án đầu tư tập trung, có quy hoạch. Tập trung trách nhiệm khi nảy sinh vướng mắc.

Về chính trị: Hà Nội mở rộng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương với dự thảo Luật Thủ Đô gồm 20 cơ chế, chính sách đặc thù đã được xây dựng hứa hẹn sớm thông qua và đưa vào thực hiện sẽ tạo ra những ưu thế cho Thủ đô Hà Nội, giúp giải quyết những khó khăn trên nhiều lĩnh vực cũng như phát huy tối đa những lợi thế của Hà Nội.

Về an ninh quốc phòng: Hà Nội mở rộng tiếp nhận những vùng đất mới giàu giá trị an ninh quốc phòng như Ba Vì, Sơn Tây sẽ càng làm củng cố thêm trận địa an ninh quốc phòng của thành phố cũng như định hướng xây dựng mặt trận an ninh quốc phòng của đất nước.

Về văn hóa: Với sự tích hợp đa dạng văn hóa của nhiều địa phương, vùng miền, Hà Nội có cơ sở để phát huy hơn nữa thế mạnh du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế

với các hình thức du lịch mới như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề…

3.2 Thách thức

Mặt trái của toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động hội nhập quốc tế của Hà Nội thể hiện trong nhiều lĩnh vực như:

- Thách thức nảy sinh từ trình độ phát triển còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, quy mô kinh tế của Thủ đô còn nhỏ bé so với nhiều Thủ đô ở trong khu vực và trên thế giới và nguy cơ tụt hậu ngày càng xa cũng như không đáp ứng được vai trò đầu tàu đối với khu vực Bắc Bộ và cả nước.

- Thách thức về quản lý một đô thị với diện tích rất lớn, dân số nông nghiệp, nông thôn còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao ở một số địa bàn.

- Mở cửa và hội nhập quốc tế sẽ đặt Hà Nội trước sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế và ngay trên địa bàn Hà Nội. Thị trường Hà Nội với đặc thù chọn lọc khá khắt khe, đặc biệt là đối với các sản phẩm cao cấp thì rõ ràng mức độ cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng ngoại nhập là một bài toán khó cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Chưa kể đến môi trường hội nhập sẽ tạo thuận lợi cho các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng, tình hình tội phạm sẽ có những diễn biến phức tạp mới, nhất là tội phạm phi truyền thống như tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài...

- Đối với ngành du lịch, khó khăn cũng không phải nhỏ khi đưa các tiềm năng du lịch khu vực mở rộng phát triển xứng tầm với Thủ đô như hệ thống hạ tầng, ý thức cộng đồng…, trong khi mức độ cạnh tranh trong ngành du lịch quốc tế rất khốc liệt với các đối thủ trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo…

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh với đòi hỏi phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nảy sinh các vấn đề xã hội (thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội...).

- Với đặc điểm là thành phố thu hút lao động lớn nhất trong cả nước, lượng dân nhập cư đến Hà Nội trong các năm tăng nhanh gây sức ép trong công tác quản lý con người. Các tệ nạn xã hội diễn ra trên địa bàn Hà Nội ngày càng gia tăng với các hình thức phức tạp, nhiều trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khi tội phạm là thành phần trí thức, có giáo dục trong xã hội như vụ án nữ sinh viên Sư phạm giết người tình trên xe Lexus, hay gần đây nhất là vụ “Xác chết không đầu” mà thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)