Kĩ thuật mở đầu bằng sơ đồ tư duy

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỞ đầu THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CÁC BÀI DẠY MÔN TIN HỌC ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 38 - 43)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

3.5.Kĩ thuật mở đầu bằng sơ đồ tư duy

3. Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động mở đầu trong các bài dạy môn Tin học

3.5.Kĩ thuật mở đầu bằng sơ đồ tư duy

3.5.1. Sơ đồ tư duy là gì

Tony Buzan (sinh năm 1942 tại Luân Đôn – Anh) là người sáng tạo ra sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là mộtPP ghi nhớ, sắp xếp và lưu trữ thông tin. Thông tin được chia thành các chủ đề chính, chủ đề nhánh có mối quan hệ, liên kết với nhau. Sơ đồ

35

tư duy dùng các từ khóa, hình ảnh để gợi nhớ và các đường nối để biểu diễn thông tin. Như vậy, sơ đồ tư duy là PP trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối”. [7, tr.42]

3.5.2. Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy

 Mỗi hình ảnh và từ khóa trong sơ đồ tư duy giúp ghi nhớ thông tin, làm nảy

sinh những ý tưởng mới, thúc đẩy tư duy và tăng khả năng sáng tạo.

 Nhờ sơ đồ tư duy, người xem có được cái nhìn tổng thể về vấn đề, nhanh

chóng và dễ dàng nắm bắt được thông tin, do đó dễ dàng ghi nhớ và tiết kiệm thời gian.

3.5.3. Các bước mở đầu bài học bằng sơ đồ tư duy

Bước 1: GV đưa ra tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.

Bước 2: Xây dựng chủ đề nhánh có mối quan hệ, liên kết với chủ đề chính (chúng tôi tạm gọi là tầng phụ 1). Chủ đề nhánh có thể là kiến thức đã học hoặc là ý tưởng mới. Cách thực hiện như sau:

Cách 1: Trước khi học bài học mới ít nhất 2 ngày, GV chia nhóm và giao nhiệm vụ ở nhà cho mỗi nhóm, mỗi nhiệm vụ là nội dung một chủ đề nhánh (kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ). Sản phẩm được trình bày trên phiếu học tập hoặc ở vị trí xác định trên 1 Slide do GV thiết kế có ý đồ. Cách này thường áp dụng với những bài học đầu năm, khi lượng kiến thức còn ít hoặc với sơ đồ tư duy 1-2 tầng. Đến đầu tiết học, sản phẩm ở nhà của HS được ghép vào chủ đề chính bằng các đường nối tạo thành sơ đồ tư duy.

Cách 2: Sử dụng kĩ thuật vấn đáp. Từ chủ đề chính, GV gợi ý bằng câu hỏi để HS đưa ra chủ đề nhánh hoặc GV đưa ra chủ đề nhánh và yêu cầu HS nêu nội dung chủ đề. Cứ tiếp tục như vậy với các tầng phụ tiếp theo cho đến khi kết thúc mạch kiến thức liên quan hoặc xuất hiện vấn đề mới mở ra.

Bước 3: Sử dụng sơ đồ tư duy

Từ sơ đồ tư duy GV phân tích, tổng hợp để dẫn vào bài mới. Hoặc theo mạch xây dựng kiến thức ở các nhánh phụ GV dẫn dắt HS tiến dần đến vấn đề của bài học mới.

3.5.4. Ví dụ

Từ trước đến nay, chúng tôi đã nhiều lần sử dụng sơ đồ tư duy để mở đầu bài học hoặc để hệ thống kiến thức trong tiết học ôn tập. Ví dụ tiết thao giảng bài ôn tập kì 1 Tin học 11 (nhóm xếp loại giỏi), bài phần mềm máy tính (Tin học 10), Bài giới thiệu MS Access (tiết 2 – tin học 12), Bài 14 tin học 10,…. Trong phần này, chúng tôi xin trình bày 1 ví dụ - Sử dụng sơ đồ tư duy để mở đầu bài học: Giới thiệu Microsoft Access (tiết 2) tại lớp 12A1 trường THPT Thanh Chương 3.

36

GV giao nhiệm vụ ở nhà cho 4 nhóm HS trong lớp: Nhiệm vụ mỗi nhóm là một chủ đề nhỏ cùng liên quan đến chủ đề chính là “Microsoft Access”. Sản phẩm của 4 nhóm là tài liệu (học liệu số) học tập trong HĐ mở đầu: lần lượt HS nhóm này nhận xét kết quả của nhóm kia (nhận xét chéo) với sự hỗ trợ điều khiển của GV để kết luận kết quả mỗi nhóm. Cuối cùng, GV phân tích để HS kết nối 4 đơn vị kiến thức với chủ đề chính. Từ đó mở ra vấn đề mới phát sinh cần giải quyết: Cách làm việc với các đối tượng chính của access.

Hướng dẫn HS cách làm việc nhóm ở nhà: Thảo luận nhóm qua các ứng dụng zalo, messenger, gmail, …..(GV có kiểm tra, đánh giá). Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến ghi vào giấy A2 (nếu lớp không có tivi/máy chiếu) hoặc sử dụng PowerPoint để trình bày kết quả nhóm mình trên cùng một Slide mẫu (do GV thiết kế sẵn có chủ đề chính và vị trí trình bày của mỗi nhóm, các nhóm phối hợp sử dụng). Slide kết quả được gửi cho GV trước tiết học qua thư điện tử hoặc mạng xã hội.

Bài 3: Giới thiệu microssoft access (tiết 2 – Tin học 12)

HĐ 1: Mở đầu (10 phút)

* Mục tiêu:

 Giúp HS củng cố lại kiến thức ở tiết 1 bài 3: Giới thiệu Microsoft Access.

 Tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về cách làm việc với các

đối tượng chính của Access.

 Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm (ở nhà) thông qua phương tiện số như hộp

thư, zalo, messenger…

 Hình thành và phát triển cho HS năng lực tin học: NLa; NLc; NLd.

 Phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nội dung:

Chuẩn bị trước ở nhà: Làm việc nhóm qua zalo, messenger: 4 nhóm. GV đưa ra yêu cầu cho 4 nhóm:

Nhóm 1: Nêu các khả năng của Access?

Nêu chức năng của các loại đối tượng chính của Access? Nhóm 2: Nêu cách khởi động Access?

Nhóm 3: Nêu các bước tạo 1 CSDL mới? Nhóm 4: Nêu các bước mở 1 CSDL mới?

Nêu cách kết thúc phiên làm việc với Access?

* Sản phẩm:

 4 phiếu trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

37

 Kết quả của 4 nhóm với sự tổng hợp, xác nhận của GV.

* Tổ chức thực hiện: GV tùy phương tiện dạy học hiện có của lớp và hình thức dạy học để lựa chọn nội dung yêu cầu ở mỗi bước.

Trình tự

các bước Nội dung yêu cầu

Yêu cầu về phương tiện dạy học Hình thức dạy học a. GV giao nhiệm vụ

- GV đưa ra tên chủ đề chính ở trung tâm: “Microsoft Access”

- GV yêu cầu 4 nhóm mang 4 phiếu học tập A2 treo lên bảng (ở các vị trí do GV quy định xung quanh cụm từ “Microsoft Access”). Bảng, SGK. Có thiết bị số nhưng không có điện tại lớp học Trực tiếp

GV yêu cầu 4 nhóm nộp Slide kết quả.

Máy tính, tivi/máy chiếu, phương tiện kết nối máy tính với tivi, Internet Trực tiếp hoặc trực tuyến b. HS thực hiện nhiệm vụ

4 nhóm trưởng mang phiếu học tập A2 lên dán với đường nối xung quanh cụm từ “Microsoft Access”. Bảng, SGK. Có thiết bị số nhưng không có điện tại lớp học Trực tiếp

4 nhóm trưởng nộp slide kết quả cho GV qua hộp thư điện tử hoặc mạng xã hội hoặc USB (có thể nộp trước tiết học)

Máy tính, tivi hoặc máy chiếu, phương tiện kết nối máy tính với tivi, Internet Trực tiếp/ trực tuyến c. GV tổ chức thảo luận

GV cho HS nhận xét chéo lẫn nhau về kết quả thực hiện công việc của 4 nhóm. GV lần lượt gọi HS bất kì trong mỗi nhóm đứng dậy nhận xét chéo kết quả của nhóm khác. Ví dụ, với kết quả của

Với phương tiện truyền thống hay có sự hỗ trợ của công nghệ số đều được. Trực tiếp/trực tuyến

38

nhóm 1: gọi HS ở nhóm 2, 3, 4 lần lượt nhận xét.

GV nhận xét, đánh giá và cho điểm từng nhóm.

d. Kết luận: bước sử dụng sơ đồ tư duy

GV chỉ vào sơ đồ tư duy để dẫn dắt vào nội dung: Muốn sử dụng Access trong việc tạo lập, cập nhật và khai thác dữ liệu của một cơ sở dữ liệu, trước hết chúng ta cần biết khởi động access, các bước tạo mới một tệp cơ sở dữ liệu và cách kết thúc phiên làm việc với Access. (GV chỉ vào chủ đề nhánh của nhóm 2, 3, 4). Cũng qua tiết vừa rồi chúng ta khẳng định, Access thực hiện chức năng của mình thông qua các loại đối tượng, mà 4 loại đối tượng chính là bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi, báo cáo (GV chỉ vào nhánh chủ đề của nhóm 1). Vậy, làm việc với các đối tượng gồm những công việc nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này ở nội dung: “Làm việc với các đối tượng” (Bài 3: mục 5 SGK). Với phương tiện truyền thống hay có sự hỗ trợ của công nghệ số đều được. Trực tiếp/trực tuyến

3.5.5. Kết quả đạt được: (Tiết học thử nghiệm được thực hiện dạy học trực tiếp trong điều kiện có thiết bị số nhưng lớp học không có điện)

 Nhiệm vụ GV giao làm trước ở nhà được 4 nhóm HS hoàn thành xuất sắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 HS tập trung, hào hứng vào bài học ngay từ đầu với sản phẩm của mình.

 Ở HĐ hình thành kiến thức mới chúng tôi tổ chức HSHĐ nhóm với phiếu

học tập. Các nhóm đều làm việc tích cực và hiệu quả. Trong đó, nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 trả lời câu hỏi hoàn toàn chính xác, còn nhóm 4 hoàn thành 70% nhiệm vụ và cần GV hướng dẫn thêm. Ở HĐ luyện tập chúng tôi tiếp tục tổ chức HĐ nhóm với câu hỏi có nội dung chéo với nhiệm vụ nhóm được giao ở HĐ tìm hiểu kiến thức mới. Đây là lớp chọn nên cả 4 nhóm đều trả lời nhanh và chính xác.

Tất cả những điểu này cho thấy HS đã nhập cuộc vào bài học với tinh thần tập trung, chủ động, biết mình muốn tìm hiểu cái gì. Bắt đầu có mục đích rõ ràng nên việc tiến hành tìm hiểu kiến thức, kĩ năng mới mạch lạc, thuận lợi và kết thúc bài học, HS đạt được những yêu cầu cần đạt

 Nhận xét, đánh giá của nhóm chuyên môn: Tại trường THPT Thanh Chương

3, tiết học này tôi dạy thao giảng, được đồng nghiệp nhận xét có nhiều đổi mới trong tổ chức dạy học và xếp loại giỏi.

39

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỞ đầu THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CÁC BÀI DẠY MÔN TIN HỌC ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 38 - 43)