Kĩ thuật mở đầu bằng phân tích phim video

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỞ đầu THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CÁC BÀI DẠY MÔN TIN HỌC ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 31 - 38)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

3. Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động mở đầu trong các bài dạy môn Tin học

3.4. Kĩ thuật mở đầu bằng phân tích phim video

3.4.1. Mục đích, yêu cầu

a. Mục đích

Mọi sự hiểu biết ban đầu về sự vật, hiện tượng mà con người có được chủ yếu nhờ sự quan sát bằng mắt, nghe bằng tai, cảm nhận bằng tình cảm. Từ những hiểu biết ban đầu đó, với những kinh nghiệm đã có của bản thân hoặc dưới sự định hướng

28

của người khác, con người sẽ hình thành được những kiến thức mới, những kỹ năng cần thiết. Hiện nay, nhờ phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, GV ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục HS ngày càng nhiều và thuận tiện. Một trong những phương tiện truyền tải thông tin tác động mạnh đến nhận thức cũng như tình cảm của HS chính là video, hình thức nắm bắt thông tin qua nghe và nhìn. Sử dụng video trong dạy học hiện nay càng có nhiều thuận lợi vì ở đa số các trường, lớp học đều có máy tính, tivi thông minh còn HS, GV có điện thoại thông minh. Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi sử dụng kĩ thuật phân tích video cho HĐ mở đầu bài học với những mục đích sau:

 Định hướng, tạo động cơ học tập tích cực cho HS, đó là:

+ Khơi dậy những kinh nghiệm, kiến thức đã có. + Tạo tình huống có vấn đề.

+ Gây ra mâu thuẫn giữa thực tế với kiến thức đã học.

 Kích thích hứng thú học tập cho HS: tò mò, thích thú, tập trung.

 Rèn luyện kĩ năng sáng tạo, kĩ năng khai thác kiến thức từ video nói riêng và

học liệu số nói chung.

 Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ video nói riêng và học liệu số nói

chung.

 Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, trình bày ý kiến từ những gì quan sát

được.

b. Yêu cầu:

 Phim nên ngắn gọn (5-10 phút).

 GV cần xem qua trước để đảm bảo là phim phù hợp về nội dung học tập cũng

như tâm sinh lí lứa tuổi để chiếu cho các em xem.

 Nếu tự quay thì GV cũng cần có ý tưởng kịch bản trước, và phải tinh chỉnh

để phù hợp nội dung cũng như hoàn cảnh.

 Trước khi cho HS xem phim, GV cần nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt

kê các ý mà các em cần tập trung, làm như vậy sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.

 Sử dụng video phối hợp với các phương tiện dạy học khác như máy tính, tivi

thông minh, điện thoại, phần mềm phát video.

 Tùy từng bài học để lựa chọn sử dụng hay không sử dụng video.

 Tùy đặc điểm video để GV lựa chọn kết hợp PP dạy học phù hợp như vấn

đáp, HĐ nhóm, thuyết trình,…

 Nội dung của video phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, lượng thông tin

trình bày vừa đủ, tránh dài dòng, phức tạp làm cho HS dễ bị nhiễu, khó hiểu.

29

trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.

3.4.2. Cách tiến hành

* Chuẩn bị:

 GV chuẩn bị trước video, máy tính, tivi, thiết bị kết nối máy tính với ti vi,

mạng Internet (nếu cần), các câu hỏi. Video được lấy nguyên vẹn trên Internet hoặc GV có thể tự quay. Sau đó, dùng các phần mềm như CapCut, Video Editor, … để chỉnh sửa, biên tập video cho phù hợp với nội dung, bối cảnh của bài học.

 HS: SGK Tin học 10 và các dụng cụ học tập khác.

* Tiến hành:

 GV nêu nội dung của video (nếu cần nêu trước)

 GV chiếu lên màn hình và đọc chậm, rõ ràng các câu hỏi mà HS cần trả lời

sau khi xem video.

 GV nêu các yêu cầu đối với HS:

+ Chú ý xem video

+ Sau khi xem xong video cần trả lời các câu hỏi đã nêu trên

 HS xem video

 GV điều khiển để cá nhân/nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi thông qua

vấn đáp, thuyết trình, phiếu học tập.

 Qua câu trả lời của HS, GV phân tích để HS phát hiện tình huống có vấn đề

mà HS dùng các kiến thức đã học chưa giải quyết được hoặc làm được nhưng còn nhiều hạn chế. Từ đó phát sinh nhu cầu cần có kiến thức mới để giải quyết vấn đề. Từ đó HS chuyển vào bài học mới một cách tự nhiên, có động cơ.

3.4.3. Ví dụ

Chúng tôi đã áp dụng kĩ thuật phân tích phim video ở một số bài học, ở một số HĐ dạy học trong suốt quá trình giảng dạy. Ở đây chúng tôi xin trình bày cách chúng

tôi đã sử dụng video như thế nào để mở đầu bài học 19: Tạo và làm việc với bảng

lớp 10A2, 10D2 tại trường THPT Thanh Chương 3.

Video được GV tự quay lại, chỉnh sửa, biên tập theo trình tự như sau:

* Ý tưởng của GV: Trước khi học bài 19: Tạo và làm việc với bảng, ở bài tập thực

hành 8, GV đưa ra yêu cầu: Em hãy soạn thảo văn bản là thời khóa biểu của lớp

em (sử dụng máy tính hoặc không sử dụng máy tính). GV quay video HĐ và sản phẩm của HS khi thực hiện yêu cầu này và dùng chính video đó làm học liệu cho HĐ mở đầu của bài 19. Khi xem video, mỗi HS tự so sánh trải nghiệm của mình với trải nghiệm của bạn có sự định hướng của GV. Từ đó củng cố kiến thức đã học và xuất hiện nhu cầu tìm phương án giải quyết tốt hơn ở bài học mới.

30

 GV tổ chức tại phòng thực hành trường THPT Thanh Chương 3.

Thứ nhất, GV lấy 1 nhóm HS thực hiện yêu cầu trên bằng cách truyền thống với bút, vở, thước mà không sử dụng máy tính.

Thứ hai, số HS còn lại thực hiện yêu cầu trên bằng máy tính.

 Cơ sở cho ý tưởng: GV dựa vào dự đoán của mình về sản phẩm khi HS thực

hiện yêu cầu này, đó là:

Nếu không dùng máy tính, HS sẽ viết thời khóa biểu theo hàng hoặc dùng thước kẻ thành bảng (kẻ bảng khoa học hơn).

Nếu dùng máy tính, dựa vào những kiến thức đã học ở bài 14, 15, 16 Tin học 10 HS có thể thực hiện được trên máy tính bằng cách gõ thời khóa biểu theo dòng như Thứ 2: Chào Cờ, Toán, Lí, Hóa, Tin…hoặc theo cột nhưng dùng dấu cách để tạo khoảng cách giữa các thứ (rất vất vả và tốn thời gian).

Đến đây sẽ xuất hiện mâu thuẫn là: trong suy nghĩ HS, nếu dùng máy tính cũng mong muốn thể hiện thời khóa biểu dạng bảng vì dễ theo dõi, khoa học hơn (mong muốn này thể hiện ở chỗ HS kẻ bảng khi không dùng máy tính và dùng máy tính cũng tìm cách thể hiện dạng giống bảng). Nhưng với kiến thức, kĩ năng đến bài 18, HS chưa tạo được bảng trong văn bản (trừ số rất ít HS đã tự tìm hiểu Word). Đó chính là mâu thuẫn cung - cầu. Tự khắc HS mong muốn được tìm hiểu, được cung cấp kiến thức mới để đáp ứng nhu cầu thực tế của mình. Việc bắt đầu bài học mới trở nên có động cơ rõ ràng.

 GV dùng điện thoại quay lại HĐ của HS ở cả 2 cách tiến hành sao cho thể

hiện được cách giải quyết yêu cầu và thấy được sản phẩm của HS. Trước khi sử dụng cho tiết học, chúng tôi dùng phần mềm CapCut để chỉnh sửa, biên tập video sao cho phù hợp thời gian, nội dung lẫn hình thức.

Bài 19: Tạo và làm việc với bảng (Tin học 10)

HĐ 1: Mở đầu (10 phút) * Mục tiêu

 Khơi dậy động cơ học tập tích cực và hứng thú với tiết học mới cho HS:

+ Củng cố kiến thức đã học: nhập và lưu trữ văn bản, trình bày văn bản. + Tạo tình huống có vấn đề: cần dùng bảng để thực hiện yêu cầu thực tế... + Gây ra mâu thuẫn giữa thực tế với kiến thức đã học: HS biết dùng bảng để soạn thảo thời khóa biểu là khoa học hơn, nhanh hơn nhưng chưa có công cụ để thực hiện trên word. HS muốn biết cách tạo và làm việc với bảng trong môi trường word.

 Rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề

một cách tự chủ.

31

bị số để nâng cao hiệu quả công việc; nâng cao khả năng sử dụng, kết nối các thiết bị số, phần mềm.

* Nội dung: HS cả lớp xem video trên màn hình tivi, quan sát cách giải quyết yêu

cầu: Em hãy soạn thảo văn bản là thời khóa biểu của lớp em (sử dụng máy tính và

phần mềm Word hoặc không sử dụng máy tính) của 2 nhóm HS trong 2 trường hợp: không sử dụng máy tính và sử dụng máy tính. Sau đó trả lời các câu hỏi:

Khi không dùng máy tính:

1. Nhóm 1, nhóm 2 thực hiện yêu cầu bằng cách nào?

2. Cách nào cho kết quả khoa học hơn, dễ theo dõi hơn?

3. Em lựa chọn cách nào?

Khi sử dụng máy tính với phần mềm Word:

4. Nhóm 1, nhóm 2 thực hiện yêu cầu bằng cách nào? 5. Cách nào cho kết quả khoa học hơn, dễ theo dõi hơn? 6. Em lựa chọn cách nào?

* Sản phẩm:

 HS xem xong video.

 Câu trả lời của HS về 6 câu hỏi được GV đưa ra sau khi xem xong video.

* Tổ chức thực hiện

a. GV giao nhiệm vụ: GV chiếu video đã chuẩn bị lên màn hình tivi có kết nối với máy tính, HS chú ý quan sát HĐ của các bạn trong video, sau đó trả lời các câu hỏi (GV cho HS xem kĩ các câu hỏi một lần trước khi xem video).

b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS xem video trong 5 phút, sau đó suy nghĩ trả lời các câu hỏi GV đã đưa ra.

c. GV tổ chức báo cáo:

GV gọi lần lượt 4 HS trả lời mỗi nhóm câu hỏi, các HS còn lại lắng nghe để so sánh với ý kiến của mình.

d. Kết luận

 GV tổng hợp ý kiến của HS, đưa ra lựa chọn được nhiều HS đồng tình nhất.

 GV nêu mâu thuẫn giữa nhu cầu thực tế và kiến thức đã có, từ đó dẫn vào

bài học:

Nếu dùng máy tính với phần mềm Word, nhóm 1 trình bày thời khóa biểu theo cột (giống bảng) nhưng dùng dấu cách để tạo khoảng cách giữa các thứ (rất vất vả và tốn thời gian), còn nhóm 2 gõ thời khóa biểu theo dòng giống cách thực hiện truyền thống. Phần lớn các em muốn soạn thảo thời khóa biểu giống nhóm 1: có dạng bảng.

32

Như vậy, với bút, giấy, thước các em đã kẻ bảng rồi điền thời khóa biểu vào. Nếu dùng máy tính cùng với phần mềm Word các em cũng mong muốn thể hiện được thời khóa biểu dạng bảng nhưng nếu thực hiện như nhóm 1 sẽ rất mất thời gian và vất vả. Có cách nào nhanh hơn, đơn giản hơn không? Word sẽ cung cấp cho chúng ta cách tạo và làm việc với bảng trong bài học hôm nay.

3.4.4. Kết quả đạt được

Chúng tôi thực nghiệm PP mở đầu này ở 2 lớp: 10A2, 10D2 trường THPT Thanh Chương 3 và lớp 10G trường THPT Tây Hiếu. Kết quả thu được như sau: * Trong tiết học:

Lớp Mức độ sẵn sàng và hứng thú học tập Thực hiện yêu cầu học tập

10A2

+ Ngay khi bắt đầu xem video đã thu hút sự chú ý của HS vì tâm lí muốn xem bạn mình đang làm gì.

+ HS tỏ ra rất vui vẻ, thoải mái khi xem video.

+ Tự tin nêu ý kiến

+ Tập trung, tích cực ở HĐ tìm hiểu kiến thức mới và luyện tập.

Ở HĐ mở đầu

+ Tất cả HS được gọi đứng lên trả lời đều tự tin đưa ra ý kiến của mình một cách rõ ràng.

+ Với câu hỏi trong trường hợp không dùng máy tính:

3 HS được hỏi và cả 3 em đều cùng lựa chọn cách tiến hành của nhóm 1: kẻ bảng để thể hiện thời khóa biểu

+ Với câu hỏi trong trường hợp dùng máy tính và phần mềm Word: HS đã vận dụng được kiến thức cũ để giải quyết yêu cầu, cụ thể như sau:

Có 4 HS được hỏi, trong đó 3 HS cùng lựa chọn cách làm của nhóm 1 là gõ TKB theo cột và 1 HS đồng tình với cách làm của nhóm 2 là trình bày thời khóa biểu theo dòng

 Ở HĐ luyện tập: 4 HS được gọi lên thực

hiện trực tiếp trên máy tính có kết nối tivi. Trong đó, 2 HS thực hiện được tạo bảng, chọn các thành phần của bảng, thay đổi kích thước hàng, cột; 1 HS thực hiện được thêm, xóa hàng và cột; còn 1 HS định dạng văn bản trong ô nhờ sự hỗ trợ của bạn.

33

10D2

+ Tất cả HS được gọi đứng lên trả lời đều tự tin đưa ra ý kiến của mình một cách rõ ràng.

+ Với câu hỏi trong trường hợp không dùng máy tính:

3 HS được hỏi và cả 3 em đều cùng lựa chọn cách tiến hành của nhóm 1: kẻ bảng để thể hiện thời khóa biểu

+ Với câu hỏi trong trường hợp dùng máy tính và phần mềm Word:

Có 2 HS được hỏi, và 2 HS cùng lựa chọn cách làm của nhóm 1 là gõ TKB theo cột

Trong HĐ luyện tập: 6 HS được yêu

cầu. Trong đó 2 HS hướng dẫn được cho 2 bạn (thao tác trực tiếp trên máy tính có kết nối tivi) thực hiện tạo bảng, chọn các thành phần của bảng, thêm, xóa hàng và cột; 1 HS thay đổi được kích thước hàng, cột sau khi GV mô tả lại thao tác; còn 1 HS định dạng đúng văn bản trong ô theo yêu cầu.

10G

+ HS rất vui vẻ, thoải mái khi xem video.

+ Tự tin nêu ý kiến

Ở HĐ luyện tập và vận dụng: 2 HS thay nhau thao tác trực tiếp trên máy, những HS còn lại góp ý, hỗ trợ trong các bước thực hiện. Kết quả, HS hoàn thành yêu cầu đặt ra đầu bài: Soạn thảo văn bản thời khóa biểu của lớp em.

* Khảo sát sau tiết học: Tại trường THPT Thanh Chương 3 với 10A2 có 43 HS tham gia, 10D2 có 39 HS tham gia; tại trường THPT Tây Hiếu với 10G có 43 HS.

Tiêu chí Mức độ Tỉ lệ % Tỉ lệ % chung (125hs) 10A2 (43 hs) 10D2 (39 hs) 10G (43 hs) Mức độ xác định nội dung chính của bài học mới Xác định đúng 90,7 92,3 93 92 Chưa xác định được hoặc còn mơ hồ 9,3 7,7 7 8

34 92 8 88,1 11,9 84,9 15,1 68,2 92,2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 xác định đúng chưa xác định được hoặc còn mơ hồ sẵn sàng, chờ đợi bài học mới bình thường như các tiết học khác hứng thú và rất hứng thú không hứng thú Trước thực nghiệm Sau áp dụng pp mở đầu bằng video Mức độ xác định nội dung chính của bài học mới Tâm thế cho bài học mới Mức độ hứng thú với HĐ mở đầu Mức độ hiểu bài sau tiết học

Tỉ lệ % chung

bài học mới học mới

Bình thường như các tiết

học khác 15,4 10,2 10 11,9 Mức độ hứng thú với HĐ mở đầu Hứng thú và rất hứng thú 81,4 84,6 88,6 84,9 Không hứng thú 18,6 15,4 11,4 15,1 Mức độ hiểu bài sau tiết học

Trước thực nghiệm 65,5 68 71 68,2

Sau áp dụng pp mở đầu

bằng video 94 89 93,5 92,2

Từ bảng số liệu cho ta biểu đồ

H3: Biểu đồ hiệu quả tiết học mở đầu bằng phân tích video

Như vậy:

Sau HĐ mở đầu hứng thú (84,9 %), đa số HS đã xác định được động cơ học tập (92%) và có tâm thế sẵn sàng, chờ đợi việc tìm hiểu kiến thức, kĩ năng mới (88,1%). Các em đã tập trung, tích cực tìm hiểu cách tạo và làm việc với bảng, sau đó vận dụng nó để giải quyết được yêu cầu đặt ra ở HĐ mở đầu (92,2%).

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỞ đầu THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CÁC BÀI DẠY MÔN TIN HỌC ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)