Với những phân tích trên đây, chúng tôi đưa ra chỉ dẫn để cho GV có thể tổ chức dạy học trực tuyến cho mỗi bài học theo 3 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1 (Trước khi kết nối trực tiếp): Giao nhiệm vụ trên hệ thống dạy học LMS hoặc công cụ thay thế khác
GV chuẩn bị câu hỏi/ yêu cầu để giao nhiệm vụ cho HS tự đọc SGK (chỉ dẫn cụ thể khai thác nội dung, ngữ liệu, hình ảnh nào trong SGK) hoặc video bài giảng (do GV tự thực hiện hoặc video có sẵn) để trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu của GV.
HS nộp kết quả (sản phẩm học tập) thực hiện cho GV qua mạng (LMS hoặc công cụ thay thế).
GV tổng hợp kết quả của HS để chuẩn bị cho hoạt động thảo luận khi chuyển sang giai đoạn kết nối trực tiếp.
* Giai đoạn 2 (Kết nối trực tiếp-dạy trực tuyến): Báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ ở giai đoạn 1 và hình thành kiến thức, kĩ năng
GV và HS kết nối qua phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp (như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams, ...).
GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận. GV chọn một số HS có kết quả ở Giai đoạn 1 cần đưa ra để thảo luận. GV kết luận và chốt lại các kết quả tốt/ chưa tốt/ chưa hoàn thiện. Từ đó, GV tổ chức hoạt động tiếp nối, giúp HS nắm chắc kiến thức/ kĩ năng cốt lõi cần dạy trong bài.
* Giai đoạn 3 (Sau khi kết nối trực tiếp): Vận dụng
Kết thúc Giai đoạn 2, GV giao cho HS hệ thống câu hỏi/ bài tập để luyện tập; HS tự chủ thực hiện và nộp bài làm qua LMS (hoặc các công cụ thay thế) mà nhà trường có thể tiếp cận.
GV chấm/ đánh giá bài làm cho HS; tổng hợp lại những điểm cần lưu ý từ kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và xây dựng tư liệu hướng dẫn/ chữa bài tập (video hoặc tài liệu thay thế phù hợp). Sau đây là KHHDTT minh họa:
Ví dụ: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRỰC TUYẾN MINH HỌA- LỚP 11 Bài 9 “Cấu trúc rẽ nhánh” –Tin học lớp 11 – (Thời lượng: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU 1. Yêu cầu cần đạt:
- Viết chương trình đơn giản sử dụng câu lệnh rẽ nhánh
- Vận dụng câu lệnh rẽ nhánh vào giải quyết một số bài toán thực tiễn.
2. Góp phần phát triển năng lực:
a. Năng lực tin học: NLc; Giao tiếp - hợp tác;
+ NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, học sinh rèn luyện giải quyết vấn đề thông qua học lập trình.
Cụ thể:
+ Hình thành được tư duy giải quyết vấn đề bằ ng viê ̣c lựa chọn rẽ nhánh + Giải thích được cú pháp, ý nghĩa, hoạt động của câu lệnh if
b. Năng lực chung: Hợp tác và giao tiếp trong hoạt động
+ Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác.
+ Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất
3. Góp phần phát triển phẩm chất:
+ Chăm chỉ: HS tự thực hiện công việc được giao, chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ
+ Trách nhiệm: Giúp đỡ bạn bè và hợp tác hoạt động nhóm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên: SGK, máy tính, chương trình tin học; phần mềm C++, sử dụng hệ thống LMS và Zoom/google meet/ ms teams.
Đối với học sinh: SGK, Sử dụng thiết bị học online.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: HS phát hiện được cấu trúc rẽ nhánh rất thông dụng, có nhiều việc
trong cuộc sống hàng ngày ta vẫn thực hiện theo cấu trúc rẽ nhánh; HS lấy được ví dụ thực tiễn và bài toán sử dụng cấu trúc rẽ nhánh.
b) Nội dung:
1. Xem video “Quà Tặng Cuộc Sống Chú Lừa Ngốc Nghếch” trên YouTube và điền khuyết thông tin thông qua phiếu học tập.
Nếu chở muối Thì ………
Nếu………….. Thì khi xuống dưới nước trọng lượng nặng hơn.
2. Đọc SGK trang 38-39 và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Câu 1: Lấy được ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ trong thực tiễn. Câu 2: Lấy ví dụ về một bài toán có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh.
c) Sản phẩm
1. Nếu chở muối Thì khi xuống nước trọng lượng nhẹ hơn
Nếu chở bông Thì khi xuống dưới nước trọng lượng nặng hơn.
2. Câu 1. Đưa ra được các tình huống thực tiễn dạng cấu trúc rẽ nhánh
Ví dụ: Giải phương trình ax + b = 0 Giải phương trình ax2 + bx + c = 0 (a≠0)
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao cho HS nhiệm vụ trên hệ thống học tập trực tuyến LMS hoặc gửi qua Zalo nhiệm vụ như mục Nội dung.
Thực hiện nhiệm: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi qua các kênh liên lạc trực tuyến, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Báo cáo và kết luận: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: GV
kiểm tra sản phẩm về nhà của HS, phát hiện, ghi lại những chỗ HS làm sai và những câu hỏi, tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (khoảng 20 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu trúc rẽ nhánh (5 phút) 2.1.1. Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được như thế nào là cấu trúc rẽ nhánh. + Lấy được ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh trong thực tiễn.
2.1.2. Nhiệm vụ học tập của học sinh
- Lắng nghe và thực hiện các hoạt động do giáo viên đưa ra 2.1.3. Sản phẩm học sinh
- Đưa ra được các tình huống thực tiễn dạng cấu trúc rẽ nhánh - Lấy ví dụ về bài toán sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
2.1.4. Tổ chức thực hiện
a. GV giao nhiệm vụ:
(i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.
(ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và đánh giá câu trả lời của bạn (đúng/sai). Chỉnh sửa, bổ sung câu trả lời của em (nếu sai/thiếu).
b. HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ
định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ những câu trả lời đúng, sáng tạo và những câu trả lời sai cần được chỉnh sửa.
c. GV tổ chức báo cáo và thảo luận:
GV sử dụng công cụ hỗ trợ Random Name Pickers để gọi 3-4 HS ngẫu nhiên
lên trình bày bài làm của mình.
GV nhận xét về bài làm của cả lớp;
d. Kết luận và nhận định:
Cấu trúc rẽ nhánh rất thông dụng, có nhiều việc trong cuộc sống hàng ngày vẫn thực hiện theo cấu trúc rẽ nhánh.
Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: -Dạng thiếu:
Nếu…… Thì………. -Dạng đủ:
Nếu… ...Thì……, Nếu không thì………
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về câu lệnh if (15 phút) 2.2.1 Mục tiêu:
- Giải thích được cú pháp, ý nghĩa, hoạt động của câu lệnh if
- Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
2.2.2 Nội dung: Cú pháp câu lệnh if với 2 dạng
+ Dạng thiếu:
if (điều kiện) <câu lệnh>;
+ Dạng đủ:
if (điều kiện) <câu lệnh 1>; else < câu lệnh 2>;
2.2.3 Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập 2.2.4 Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu nội dung sách giáo khoa - mục 2 thời gian(2 phút
- Giáo viên gọi một học sinh gọi 1 học sinh ngẫu nhiên ghi vào khung chat câu lệnh IF dạng thiếu và đủ.
- Giáo viên cho trình chiếu cấu trúc câu lệnh If
- Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm như sau(4 phút)
+ Chia lớp thành 4 nhóm: Mỗi nhóm cử nhóm trưởng. Việc phân nhóm và cử nhóm trưởng đã thực hiện từ trước. (Để tổng hợp, báo cáo)
Học sinh đọc, nghiên cứu và tìm hiểu.
Học quan sát và nhận xét về kết quả bạn.
Nội dung các nhóm như sau:
Nhóm 1,3. Hoàn thành phiếu học tập sau
Mục tiêu: Học sinh biết và vận dụng câu lệnh IF dạng thiếu.
Diễn đạt Câu lệnh
Nếu D < 0 thì TB “PTVN”; Nếu D >= 0 thì TB “PTCN”
Câu trả lời mong muốn: If (D<0) cout<< “PTVN”;
Nhóm 2,4. Hoàn thành phiếu học tập sau.
Mục tiêu: Học sinh biết và vận dụng câu lệnh IF dạng đủ.
Diễn đạt Câu lệnh
Nếu D < 0 thì TB “PTVN” Nếu không thì TB “PTCN”
Câu trả lời mong muốn: If (D<0) cout<<”PTVN”; else cout<< “Pt co nghiem”;
b. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiến hành thảo luận hoàn thành bài tập
c. GV tổ chức báo cáo và thảo luận: 4 nhóm lên trình bày báo cáo của nhóm, GV trao quyền chủ trì cho đại diện các nhóm báo cáo, yêu cầu các HS khác cùng quan sát, lắng nghe. GV yêu cầu HS khác trong lớp nhận xét.
d. Kết luận:
+ GV nhận xét và đưa ra được ý nghĩa hoạt đông của câu lệnh if
+ GV nêu vấ n đề: Hãy áp dụng các thuật toán trên để giải quyết bài toán cụ thể, sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ hoặc ngôn ngữ tương đương khác viết chương trình cho máy tính thực hiện công việc trên.
+ GV đặt vấn đề và chốt kiến thức câu lệnh ghép.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 5 phút online – sau đó offline) 3.1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cú pháp và hoạt động câu lệnh if
3.2. Nội dung: GV đưa lên trang LMS trong khóa học có học sinh tham gia các
yêu cầu sau:
Câu 1: Cho đoạn chương trình sau:
cin>>a>>b;
if (a % b == 0) cout<<a<< “ khong chia het cho ” <<b; else cout<<a<< “Chia het cho ”<<b;
Nhận xét đoạn chương trình trên cho kết quả như thế nào nếu ta cho a= 10, b=2.
(Hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else để giải thích được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa If-then-else)
Câu 2: Hãy điền vào chỗ “…” dưới đây để đoạn chương trình dưới đây thông
báo một số tự nhiên a có chia hết cho 5 hay không?
If … cout<<a<<” chia het cho 5 “; else cout<<a<<” khong chia het cho 5”;
(Hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else để sửa đúng được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa If-then-else).
Câu 3: Sử dung cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, viết lệnh kiểm tra một số tự nhiên n
là số chẵn hay số lẻ.
Câu 4: Quan sát đoạn lệnh dưới đây và cho biết lệnh ghép đã được viết đúng cấu
trúc hay chưa? if (a>b) { tmp=a; a=b; b=tmp; }
3.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS được ghi trực tiếp trên LMS. 3.4. Tổ chức thực hiện
a. GV giao nhiệm vụ: GV nêu một vài ví dụ minh hoạ cho nội dung: Nhập vào một giá trị và chỉ cho thực hiện công việc tiếp theo khi số nhập giá trị đó thỏa mãn điều kiện nào đó.
b. HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện truy cập
trang LMS, trả lời bằng cách ghi trực tiếp câu hỏi lên trang LMS. GV gợi ý khi HS gặp khó khăn, đặc biệt là phần xác định giá trị thỏa mãn điều kiện nào đó.
c. GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến):
GV giao HS về nhà đọc và đánh giá các câu trả lời của bạn trên LMS
d. GV chốt kiến thức: Giao nhiệm vụ cho học sinh khi là bài tập về cấu trúc rẽ
nhánh. Lưu ý thêm học sinh ngoài việc hoàn thiện phần code cần viết cấu trúc đảm bảo dễ nhìn. Sử dụng cấu trúc đủ/khuyết hợp lí.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Khoảng 2 phút giao nhiệm vụ; Hs thực hiện ở nhà)
4.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học về câu lệnh if để thực hiện
giải bài toán giải phương trình bậc 1
4.2. Nội dung chính của nhiệm vụ: Nhiệm vụ về nhà; Gv giao bài tập cho học
sinh trên hệ thống học tập trực tuyến LMS để thực hiện nhiệm vụ giải quyết bài giải phương trình bậc 1.
Câu hỏi: Hãy viết chương trình giải phương trình bậc 1:ax + c = 0
4.3. Sản phẩm học sinh: câu trả lời bài tập vận dụng của học sinh được nộp trên
hệ thống học trực tuyến (LMS, hoặc Palet, hoặc các ứng dụng khác…)
4.4. Tổ chức thực hiện a. GV giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh như mục nội dung 4.2 và Yêu cầu học sinh nghiêm túc thực hiện theo đúng thời gian yêu cầu
b. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
c. GV tổ chứcthực hiện và thảo luận:
Bước 1: Gv yêu cầu HS bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở nộp bài qua hệ thống học tập LMS (hoặc trên MT thuận lợi ví dụ gõ trực tiếp trên palet, …)
Bước 2: Gv nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS)
Bước 3: GV trả bài, (có thể thảo luận chung), hoặc chọn một số bài làm tốt của
HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào một thời điểm thích hợp hoặc có thể tuyên dương trực tuyến vào đầu học tiết sau
d. GV nhận xét kết quả: Giáo viên nhận xét khắc sâu kiến thức và gợi ý về nhà
yêu cầu học sinh hoàn thiện chương trình.
Như vậy trong khi thực hiện dạy trực tuyến chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:
Đối với bài học trang bị kiến thức mới thì: Ở Giai đoạn 1, GV giao cho HS đọc SGK hoặc xem video bài giảng; ở Giai đoạn 2, GV tổ chức cho HS hoạt động hình thành kiến thức mới và luyện tập; ở Giai đoạn 3, HS tự chủ thực hiện hoạt động vận dụng.
Đối với bài học ôn/luyện tập thì: Ở Giai đoạn 1, GV giao cho HS một hệ thống câu hỏi/ bài tập để thực hiện trước; ở Giai đoạn 2, GV chữa bài tập cho HS; ở Giai đoạn 3, GV giao thêm một số bài tập luyện tập hoặc/và vận dụng khác.
Giai đoạn 3 là giai đoạn do HS được giao tự làm việc ở nhà (tương ứng với hoạt động vận dụng ở nhà). Thời lượng của kế hoạch bài dạy được tính cho Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2.
Khi xây dựng kế hoạch bài dạy trực tuyến để tổ chức theo 3 giai đoạn như trên, nếu có sự chuẩn bị tốt cho Giai đoạn 1 và Giai đoạn 3 thì sự hiệu quả của Giai đoạn 2 nói riêng và của tiến trình dạy học nói chung sẽ được duy trì trong khi thời lượng kết nối trực tiếp sẽ giảm. Điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ cho HS, GV và về lâu dài sẽ tác động tích cực đến chất lượng dạy học nói chung.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính thiết thực của đề tài và đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA và việc áp dụng hệ thống bài tập này vào quá trình dạy học tin học 11 trong chương trình GDPT 2018.
Tìm ra thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề tài và rút ra các bài học kinh nghiệm. Kết quả thực nghiệm thu được là bằng chứng đáng tin cậy để chúng tôi khẳng định việc thiết kế và sử dụng hệ thống KHDHTT theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học tin học 11 nhằm phát triển năng lực HS tiệm cận chương trình GDPT 2018 là cần thiết.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
- GV thực hiện giảng dạy chuẩn bị và thực hiện một số tiết dạy học nội dung cốt lõi ở các chương trong SGK hiện hành theo hướng phát triển năng tiếp cận PISA cho HS thông qua khai thác KHBDTT.
- Đánh giá kết quả TN theo hai phương diện: tính khả thi và tính hiệu quả của các