THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, THI CÔNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ để đổi MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG GAME – BASED LEARNING (Trang 43 - 45)

3.1. Mục đích, nhiệm vụ TNSP

Qua thực nghiệm sư phạm, tôi đã nghiên cứu, tiến hành thiết kế và xây dựng các trò chơi học tập (trực tiếp và trực tuyến) trong dạy học vật lý để tích cực hóa hoạt động học sinh, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng game – base learning và xác định tính khả thi của việc sử dụng trò chơi trong dạy học.

3.2. Nội dung TNSP

- Trong đề tài, tôi lựa chọn 3 bài theo 3 khối học 10, 11, 12.

- Thời gian tiến hành thực nghiệm: cuối tháng 11/2021 đến tháng 4/2022. - Địa điểm thực nghiệm: Trường X, trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Sĩ số và trình độ HS giữa các lớp tương quan nhau.

- Trong quá trình thực nghiệm, có kết hợp với các giáo viên bộ môn ở các trường thảo luận nội dung, số tiết, phương pháp dạy, kiểm tra HS

- Trong quá trình thực nghiệm, tôi cho HS thực hiện phiếu khảo sát, đánh giá mức độ yêu thích đối với môn học trước và sau khi tiết học có sự đổi mới về trò chơi dạy học phát triển năng lực theo hướng GBL.

Tiến hành thực nghiệm dạy học ở 2 nhóm lớp: lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) cả hình thức online và offline.

+ Lớp thực nghiệm và đối chứng (dạy online khối 10) gồm 2 lớp: lớp thực nghiệm là 10A3 (43 HS) và lớp đối chứng là 10A5 (43 HS). GV sử dụng giáo án có thiết kế và sử dụng trò chơi khi dạy học.

+ Lớp thực nghiệm và đối chứng (dạy offline khối 11) gồm 2 lớp: lớp thực nghiệm là 11A4 (43 HS) và lớp đối chứng là 11A7 (38 HS). GV sử dụng giáo án có thiết kế và sử dụng trò chơi khi dạy học.

+ Lớp thực nghiệm và đối chứng (dạy offline khối 12) gồm 2 lớp: lớp thực nghiệm là 12C1 (38 HS) và lớp đối chứng là 12C2 (43 HS). GV sử dụng giáo án có thiết kế và sử dụng trò chơi khi dạy học.

- Phân tích về kết quả định lượng:

Sau 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm, tôi đã thu được tổng số 248 bài kiểm tra, trong đó có 124 bài của nhóm thực nghiệm và 124 bài của nhóm đối chứng. Kết quả như sau:

Bài Phương án Tổng số Điểm trung bình Đ𝑻𝑩𝑻𝑵−Đ𝑪

1

TN 43 7.53

0.47

40 2 TN 43 7.12 0.65 ĐC 38 6.47 3 TN 38 6.88 0.73 ĐC 43 6.15 Tổng TN 124 7.18 0.62 ĐC 124 6.56

Trong thực nghiệm, điểm trung bình cộng trong mỗi lần kiểm tra ở nhóm TN đều cao hơn so với nhóm ĐC. Hiệu số điểm trung bình cộng (ĐTBTN-ĐC) lần lượt là 0.47, 0.65, 0.73 và đều dương, chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.

Như vậy, qua việc xử lí định lượng kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC đã chứng minh hiệu quả của việc dạy học theo hướng game based learning. Kết quả này cho thấy thiết kế và tổ chức các hoạt động TNST trong dạy học giúp HS nâng cao khả năng nhận thức và tiếp thu hiệu quả bài học.

- Phân tích về kết quả định tính

* Về thái độ học tập:

- Ở nhóm ĐC: HS được dạy theo các phương pháp truyền thống như thuyết trình, vấn đáp nên việc học tập của HS rất thụ động, ít hoạt động, không khí lớp học trầm, chủ yếu là lắng nghe và ghi chép. Chỉ có một số HS thực sự yêu thích môn học và có học lực khá tham gia xây dựng bài.

- Ở nhóm TN: HS rất hứng thú, tích cực với các hoạt động học tập có tổ chức các hoạt động TNST. Không khí lớp học luôn sôi nổi và thu hút được gần như toàn bộ

7.06 6.47 6.15 7.53 7.12 6.88 0 1 2 3 4 5 6 7 8

Bài 1 Bài 2 Bài 3

BIỂU ĐỒ SO SÁNH GIỮA LỚP ĐC VÀ LỚP TN

41 các HS trong lớp tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em mong muốn các tiết học đều được vui chơi và cảm thấy việc học toán trở nên thú vị hơn.

* Về các kĩ năng tư duy và kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề:

Kĩ năng tư duy thể hiện ở khả năng phân tích, khái quát kiến thức của HS, còn kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề được biểu hiện ở sự linh hoạt, độ nhanh nhạy khi phát hiện và giải quyết các vấn đề GV nêu ra. Qua quan sát trong giảng dạy, tôi nhận thấy khi tổ chức các hoạt động TNST để dạy học, kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề của HS được nâng cao rất nhiều. Điều này được thể hiện khi các em giải quyết các tình huống, câu hỏi mà GV đặt ra. Ngoài ra còn là chiến thuật để thắng được đối phương, tinh thần đoàn kết và khát khao giành chiến thắng.

Tóm lại, qua phân tích định tính và định lượng các kết quả thu được trong và sau thực nghiệm, kết hợp với việc theo dõi tình hình học tập của học sinh trong suốt quá trình thực nghiệm, tôi đã khẳng định được tính đúng đắn khi vận dụng trò chơi vào từng bài dạy.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, THI CÔNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ để đổi MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG GAME – BASED LEARNING (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)