THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1 Mục đích và nội dung thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực mô hình hóa cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập hình học không gian (Trang 51 - 53)

4.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở những bài toán thực tế đã đề xuất ở trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng học sinh trước và sau khi thử nghiệm phương pháp dạy học tiếp cận năng lực: Phát triển năng lực mô hình thông qua giải bài toán hình học không gian. Đồng thời đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp phát triển năng lực mô hình hóa toán học đã nêu ở trên.

Nội dung 1:Tiến hành giảng dạy ở 2 lớp theo 2 hướng đã nêu ở trên 2 tiết học. Lớp 12 A3 : Giảng dạy theo giáo án soạn truyền thống.

Lớp 12 D2 : Giảng dạy theo giáo án soạn theo hướng phát triển năng lực MHHTH.

Nội dung 2: Sau khi dạy tiến hành kiểm tra 1 tiết ở cả 2 lớp

Đề bài chung:

Câu 1: Một túi quà hình chóp tứ giác đều được gấp từ một tấm giấy màu hình vuông có cạnh bằng 40cm. Cánh gấp túi được mô tả như hình minh họa (GV hướng dẫn HS thực hiện gấp giấy theo hình mô tả).

a, Em hãy tính độ dài cạnh đáy và chiều cao của chiếc túi?

b, Tính thể tích của chiếc túi (xem bề dày của giấy không đáng kể)?

Câu 2.Ngày tết cổ truyền, người ta muốn gói bánh chưng và bánh tét với nhiều kích cỡ khác nhau. Bánh chưng hình hộp chữ nhật có hai loại, kích cỡ dài, rộng, cao là: 15 bánh loại 10cm10cm cm5 và 9 bánh loại 6cm cm cm6 3 . Bánh tét hình trụ, có 3 loại kích cỡ đường kính và chiều cao. Cụ thể, gồm 1 bánh loại 4cm20cm, 2 bánh loại 3cm15cm và 5 bánh loại 5cm25cm. Để luộc bánh, người ta có 2 loại nồi hình trụ, bán kính đáy và

chiều cao là: 40cm30cmvà 22cm30cm. Theo em, người ta sẽ sử dụng loại nồi nào để số bánh trên luộc cùng một lần?

Ảnh chụp từ sản phẩm nhà làm

“Bánh chưng, bánh tét là loại bánh không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Bánh được gói bằng nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, nhân bánh tùy thuộc từng vùng miền, có thể cho: thịt heo, đậu xanh, chuối,…”

Câu 3. Một chiếc gốm “đồ chơi cho cá tép hình bán cầu” trang trí trong bể cá là một nửa hình cầu có đường kính 6cm, phía trên có đục 15 lỗ tròn đường kính 1,2cm.

a, Em hãy tính một cách tương đối diện tích gốm bề mặt của đồ chơi trên (trừ phần đục lỗ, xem phần đục lỗ tương đối phẳng)?

b, Tính thể tích phần không gian do gốm đồ chơi chiếm chỗ trong bể cá (bề dày gốm xem như không đáng kể)?

c, Khi mua hàng online, gốm đồ chơi được đặt trong một hộp nhựa cứng, hình trụ có đường kính bằng đường kính của gốm đồ chơi, đỉnh bán cầu gốm tiếp xúc với nắp của hộp hình trụ. Tính tỉ số thể tích phần không gian do gốm đồ chơi chiếm chỗ với thể tích của hộp nhựa?

Gốm đồ chơi cho cá tép có hình bán cầu bằng chất liệu gốm sứ, đục các lỗ tròn nhỏ, số các lỗ tròn thay đổi. Kích thước lỗ tròn thường có đường kính 1cm

hoặc 1,2cm, được dùng trang trí trong bể cá cảnh. (Ảnh chụp lại từ trang aquathanhxuan.com)

Câu 4. Người ta trang trí cây thông noel ở nhà thờ lớn Hà Nội, cây thông được thiết kế bằng khung thép hình nón, bao quanh được trang trí bởi các dải lá cây bằng nhựa và các đồ trang trí cho cây thông noel, chiều cao khung thép khoảng 20m, bán kính đáy khoảng

7m. Phần trang trí cách mặt đất 2,5m.

a, Em hãy tính diện tích phần cần trang trí của cây thông?

Ảnh chụp lại từ trang m.kenh14.vn Ảnh chụp lại từ trang m.kenh14.vn

Sau đó đánh giá chất lượng của học sinh 2 lớp thông qua điểm kiểm tra và thống kê các lỗi học sinh thường mắc phải :

+ HS có hiểu đề bài yêu cầu tìm gì hay không?

+ HS có biết cách chuyển đổi ngôn ngữ trong bài sang ngôn ngữ Toán học hay không? + HS có tìm được các mối quan hệ giữa các dữ kiện trong bài để tìm các yếu tố liên quan hay không?

+ HS có trả lời đúng và hợp lý câu hỏi bài toán đưa ra hay không?

4.2. Tổ chức thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm4.2. 1. Tổ chức thực nghiệm 4.2. 1. Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực mô hình hóa cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập hình học không gian (Trang 51 - 53)