Lớp đối chứng:

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực mô hình hóa cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập hình học không gian (Trang 54 - 59)

Các em cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập nhưng không mấy hào hứng nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ chưa được tốt.

Các hoạt động được yêu cầu làm theo nhóm còn mang tính đối phó, chưa thật sự hiệu quả. Phần lớn các em còn có tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức mới và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề.

+ Vẫn còn tồn tại một số HS chưa hiểu đề bài yêu cầu tìm gì.

+ Còn nhiều HS chưa biết cách chuyển đổi ngôn ngữ trong bài toán thực tiễn sang ngôn ngữ Toán học.

+ Phần lớn HS chưa biết khai thác các mối quan hệ giữa các dữ kiện trong bài để giải quyết bài toán.

+ Nhiều HS trả lời chưa đúng và chưa hợp lý câu hỏi bài toán đưa ra.

Kết quả

Lớp TN(12C)

(Sĩ số: 40)

ĐC(12N)(Sĩ số: 37) (Sĩ số: 37) Phân loại theo điểm

Điểm trung bình 8,03 điểm 6,03 điểm

Tỷ lệ bài làm đạt điểm 5 trở lên 95,00% (38 HS) 81,08%(30 HS) Tỷ lệ cao nhất là số bài đạt điểm 8 (25 HS; 62,50%) 6 (15 HS; 40,54%) Tỷ lệ điểm dưới trung bình (<5 điểm) 5,00% (2 HS) 18,92% (7 HS) Tỷ lệ điểm trung bình (5; 6 điểm) 5,00% (2 HS) 51,35% (19 HS) Tỷ lệ điểm khá (7; 8 điểm) 67,50% (27 HS) 24,32% (9 HS) Tỷ lệ điểm giỏi (9, 10 điểm) 22,50% (9 HS) 5,41% (2 HS) Từ kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy:

- Khi đưa các bài toán có nội dung thực tiễn vào giảng dạy tiếp cận năng lực mô hình hóa và những gợi ý về quy trình mô hình hóa đã góp phần vào việc rèn luyện, phát triển năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn cho HS.

- Biết thiết kế một cách khéo léo các bài toán có nội dung thực tiễn và dựa trên cơ sở những mô hình đã trình bày trong các ví dụ sẽ giúp GV thực hiện giảng dạy một cách tự nhiên, đạt được hiệu quả tương đối tốt.

- Năng lực mô hình hóa toán học các bài toán có nội dung thực tiễn phần hình học không gian đã được chuyển giao cho GV thực nghiệm một cách thuận lợi và thành công.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau:

1.1. Về tính mới

Đề tài đã trình bày quan điểm phát triển năng lực mô hình hóa cho HS thông qua dạy học giải bài tập hình học không gian. Khẳng định phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho HS là một vấn đề cần thiết và quan trọng trong dạy học. Đặc biệt phát triển năng lực, mô hình hóa toán học phù hợp với xu thế phát triển năng lực của chương trình đổi mới GDPT.

Đề tài cũng đã đề xuất được quy trình các bước phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho HS thông qua dạy học giải các bài toán hình học không gian trong thực tế.

1.2. Về tính sáng tạo

Đây là đề tài đã được nghiên cứu và đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, có tính thực tiễn cao. Các tình huống thực tiễn đa dạng, gần gũi, phù hợp tạo điều kiện cho các em vừa vận dụng kiến thức, vừa sáng tạo kiến thức mới để giải quyết tình huống, đồng thời cũng có thể hiểu biết thêm một số nội dung của môn học khác. Thông qua hoạt động mô hình hóa, HS có cơ hội để phát triển các thao tác tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề; đặc biệt là các em thấy được mối liên hệ giữa toán học với thực tiễn và các môn khoa học khác, yêu thích học tập mônToánhơn.

Đề tài đã thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với nội dung bài học và điều kiện dạy học nhằm phát triển năng MHH cho học sinh. Qua đó lồng ghép các kiến thức liên môn và các kiến thức xã hội, định hướng nghề nghiệp cho HS.

1.3. Về tính hiệu quả

Phương pháp thực nghiệm đã chứng minh được tính hiệu quả và tính khả thi khi rèn luyện năng lực mô hình hóa toán học trong dạy học giải bài tập hình học không gian. Việc đưa các bài toán có nội dung thực tiễn vào giảng dạy trên cơ sở dựa vào những mô hình, những gợi ý về phương pháp dạy học đã góp phần rèn luyện cho HS những năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn. Việc rèn các quy trình giúp HS không chỉ có hứng thú với hoạt động học tập mà còn giúp phát triển được năng lực tư duy tích cực, biết cách giải quyết mô hình hóa các tình huống thực tiễn.

Đề tài đã được thực nghiệm trong phạm vi 2 lớp 12 và kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả quan của đề tài. Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong các trường THPT.

1.4. Hướng phát triển của đề tài

Có thể khai thác đề tài theo hướng tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực mô hình hóa ở các chủ đề khác.

2. Một số kiến nghị

2.1. Đối với giáo viên

Cần tăng cường cho học sinh các hoạt động tìm tòi trong các giờ học, liên tưởng, liên hệ với cuộc sống hàng ngày và thực tiễn xung quanh nhà trường, lớp học, gia đình và xã hội để các em thấy rõ hơn ý nghĩa của những tri thức và hứng thú hơn trong học tập, quan tâm nhiều đến phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho bản thân. Đánh giá nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

2.2. Đối với học sinh

Tăng cường khả năng tự học, tích cực tham gia hoạt động nhóm, trao đổi với bạn bè, tự tìm kiếm thông tin, tài liệu nhằm đáp ứng các kĩ năng học tập trong thời đại 4.0. Tích cực tham gia các tiết học ngoại khóa, các yêu cầu học tập mà giáo viên tổ chức. Thường xuyên có ý thức liên hệ toán học với thực tiễn và các môn học khác để thấy được tầm quan trọng của việc học toán, tăng thêm động lực và hứng thú đối với việc học toán.

2.3. Đối với Ban giám hiệu

Trang bị thêm cơ sở vật chất để đáp ứng cho quá trình dạy học. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm toán học để học sinh có thêm nhiều cơ hội vận dụng toán học vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Tân An (2012), “Sự cần thiết của mô hình hóa trong dạy học toán”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Danh Nam (2015), “Quy trình mô hình hóa trong dạy học toán ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội.

[3]. Nguyễn Danh Nam, “Phương pháp mô hình hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông”, NXB ĐH Thái Nguyên.

[4].Nguyễn Dương Hoàng,Nguyễn Thị Thu Ba, “Vận dụng mô hình hóa toán học trong

dạy học chủ đề hàm số bậc hai”, Tạp chí giáo dục.

[5]. Trần Minh Quang, “Phương pháp giải toán hình học không gian”, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.

[6].Sách giáo khoa Hình học 11, 12– Nhà xuất bản giáo dục.

[7].Sách hướng dẫn giáo viên Toán 11, 12 – Nhà xuất bản giáo dục.

[8].Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (2018)– Nhà xuất bản giáo dục. [9].Tài liệu trên mạng Internet.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực mô hình hóa cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập hình học không gian (Trang 54 - 59)