- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều
6. Hướng dẫn chi tiết các hoạt động
Hoạt động 1,2: Trải nghiệm thực tế. Tìm hiểu kiến thức về vận tốc tức thời, suất điện động cảm ứng từ trong sách, theo phiếu học tập, từ các hình ảnh, thí nghiệm ảo
Mục đích - HS hình thành được sự liên tưởng giữa kiến thức ban đầu về đạo hàm với nguyên lý hoạt động của các vật có trong tực tế - HS bước đầu có sự tự tin trước khi bắt tay vào triển khai dự án
- HS tiếp nhận nhiệm vụ xác định sự thay đổi dòng điện trong
mạch khi có suất điện động cảm ứng, sự thay đổi vận tốc ghi
nhận được các tiêu chí của sản phẩm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
Nội dung - Tổ chức trải nghiệm thực tế tại các cơ sở sửa chữa liên quan để thu thập các thông tin thực tiễn.
- Từ việc tìm hiểu thực tế về các chỉ số có được trên các đồng hồ đo vận tốc. Kết quả thảo luận phân công nhiệm vụ của thành viên trong nhóm được ghi vào Phiếu trải nghiệm và Bản ghi chép nhiệm vụ của nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến đạo hàm, tìm hiểu xem thế nào là vận tốc tức thời, cường độ tức thời, tiếp tuyến của đường cong, suất điện động cảm ứng. Từ đó đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải nghiệm, trao đổi với giáo viên để hoàn thiện.
- Xây dựng báo cáo dựa trên các nhiệm vụ của phiếu học tập số 1, số 2, số 3 và các kết quả trải nghiệm (Phiếu trải nghiệm). - Đề xuất và lựa chọn các câu hỏi có liên quan.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Chia nhóm, mỗi nhóm 8-10 HS. Phổ biến kế hoạch tham quan trải nghiệm (từ 1 giờ đến 2 giờ)
+ Tham quan cơ sở sửa chữa điện dân dụng Đức Bình tại thôn 4, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn. Ghi lại những thông tin quan sát được và nghe được vào bản thu hoạch trải nghiệm
+ Tham quan cơ sở sửa chữa xe máy Quý Sơn tại thôn 1, xã Lĩnh sơn về cấu tạo, ứng dụng đồng hồ đo vận tốc của xe máy. Ghi lại những thông tin quan sát được và nghe được vào bản thu hoạch trải nghiệm.
28
- Tìm kiếm thêm các thông tin về máy phát điện và động cơ điện từ các nguồn khác nhau (người lớn, sách báo, Internet). - Sưu tầm một số động cơ điện sử dụng trong các thiết bị ở gia đình, tháo rời động cơ điện để tìm hiểu
- Xây dựng báo cáo những điều em đã thu được qua trải nghiệm, qua nghiên cứu ở nhà và nạp lại cho GV sau 1-2 ngày
Sản phẩm mong đợi
- Báo cáo và hình ảnh về tìm hiểu thực tiễn có liên quan đến vận tốc tức thời (Slide 2 )
- Tìm được thí nghiệm ảo về xác định sự thay đổi cường độ
dòng điện (Slide 3)
- Một bảng về sơ đồ ý nghĩa của đạo hàm (trong vậy lý, hình học, hóa học, sinh học) (Slide 5)
- Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế sản phẩm và bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm
29
Gợi ý đánh giá
GV đánh giá việc trình bày, đánh giá sản phẩm là các câu hỏi, ý kiến trao đổi, đánh giá kết quả vở ghi.
- Bài trình bày sẽ được đánh giá theo các tiêu chí trong Phiếu đánh giá số 2
Phiếu đánh giá số 2
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt
được
1 Trình bày bản thiết kế rõ ràng 2
2 Hình ảnh, hay thí nghiệm cụ thể 3 3 Trình bày báo cáo rõ các bước sinh
động, hấp dẫn
3
4 Hiệu quả làm việc nhóm 2
Tổng điểm 10
Hoạt động 3: Nghiên cứu kiến thức nền bài “Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm”
(Tiết phân phối chương trình: 106 . Thời gian: 45 phút. Tại phòng máy chiếu số 1)
Mục đích - Trình bày báo cáo, chia sẻ thảo luận về các điều thu được từ trải nghiệm về máy phát điện, máy đo vận tốc.
- Nắm được các kiến thức từ sách giáo khoa
- Xác định được nhiệm vụ nghiên cứu vận dụng kiến thức động cơ điện để tạo ra sản phẩm hữu ích cho đời sống
Nội dung -Trình bày các báo cáo, trao đổi kết quả trải nghiệm
-Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu: tìm hiểu nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện.
- Đề xuất ý tưởng của nhóm để tiến hành thực hiện
Cách thức tổ chức hoạt động
- Theo ppct dạy học bài 106- Đại số và Giải tích 11 là 45 phút, thay vào đó GV sẽ tổ chức HS báo cáo trải nghiệm và hợp thức hóa kiến thức khoảng 30 phút, 15 phút còn lại GV sẽ tổ chức cho HS đề xuất dự án, nhận nhiệm vụ chế tạo sản phẩm về máy phát điện. Cụ thể:
30
+ Đại diện HS của 1 nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả trải nghiệm có các hình ảnh liên quan đến vận tốc tức thời, các thí nghiệm ảo về máy phát điện. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung
+ GV đánh giá, hợp thức hóa kiến thức từ phiếu học tập số 1, số 2, số 3.
+ Đề xuất triển khai dự án và định hướng nghiên cứu theo sơ đồ hệ thống kiến thức
Sản phẩm mong đợi
- Bản ghi chép về kiến thức đạo hàm bằng sơ đồ tư duy (Slide 11)
- HS tìm dược hình ảnh liên quan đến vận tốc tức thời - Hs tìm được thí nghiệm ảo về máy phát điện
- HS tìm video nói về định nghĩa và ý nghĩa trên youtube - Đề xuất dự án: chế tạo máy phát điện
Gợi ý đánh giá
- GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả ghi chép được của các HS và việc trình bày thảo luận trước lớp của HS.
- HS tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm theo phiếu đánh giá
Hoạt động 4. Thực hành tạo sản phẩm máy phát điện
(Tiết phân phối chương trình: 108 . Thời gian: 45 phút. Tại phòng máy chiếu số 1)
a. Mục đích:
- HS tạo được các đồ dùng thí nghiệm bằng các nguyên vật liệu sẵn có. - Học được quy trình, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc xác định các vật liệu phù hợp.
- Biết cách khai thác các trang thông tin, phần mềm thí nghiệm trên mạng để giúp hiểu sâu hơn về kiến thức.
- Bổ sung thêm kiến thức nền thông qua việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm.
b. Nội dung:
- HS làm việc theo nhóm ở nhà hoặc trên lớp cùng tìm sản phẩm, chế tạo sản phẩm; ghi chép lại công việc của từng thành viên, các điều chỉnh của bản vẽ (nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh
31