Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9, chất lượng (Trang 25 - 26)

. Một số yêu cầu về kĩ năng

1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.

mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

- Thực hiện yêu cầu bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý - Bước 2: Lập dàn ý chi tiết cho đề

- Bước 3: Xây dựng đoạn văn:

+ Quỳnh, Nga: Viết mở bài và luận điểm 1 + Thành, Hiến: Ldd2 và kết bài

-> Cuối giời trao đổi bài chấm chéo

* Mở bài: Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp - > nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.

- Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.

* Thân bài

1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanhniên trí thức. niên trí thức.

* Bài thơ “Nhớ rừng”

- Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.

+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do. Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.

+ Con hổ “nhớ rừng” - nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy. Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do -> nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do -> nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.

=> Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.

* Bài thơ “Khi con tu hú”

- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.

+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam. (d/c)

+ Khát khao tự do: n/v trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của h/cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”). (d/c) + Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ - thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9, chất lượng (Trang 25 - 26)

w