Mở rộng nâng cao

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9, chất lượng (Trang 52 - 56)

Khẳng định:

- Ý kiến trên là nhận định đúng đắn cho thấy một sự am hiểu sâu sắc về đặc trưng hình tượng văn học

- Rút ra bài học cho người sáng tạo: nếu nhà khoa diễn tả những phát hiện về chân lí cuộc sống, chân lí khoa học bằng những công thức định lí khô khan thì nhà văn nói với người đọc bằng hình tượng. Vì vậy mỗi nhà văn cần phải không ngừng tích lũy vốn sống nhìn đời bằng cặp mắt “xanh non” để sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo ám ảnh đi vào cõi nhớ của người đọc.

- Bài học cho người đọc: Cần phải thấu hiểu đặc trưng của văn học, không hời hợt mà phải đi sâu vào thế giới hình tượng, sống cùng hình tượng từ đó đọc ra những điều mà nhà văn muốn nói.

1. Bài 1: Hãy trình bày cảm nhận của em về đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật trong đoạn

thơ sau: “Quê hương anh nước mặn đồng chua. … Đồng chí!

Gợi ý:

MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề TB:

1. Khái quát vai trò của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học.

→Khẳng định: Đoạn trích mở đầu bài “Đồng chí” là một ví dụ tiêu biểu cho đặc trưng và vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là kết quả của quá trình lao động ngôn ngữ đầy say mê và nhiệt huyết của nhà thơ Chính Hữu.

2. Phân tích biểu hiện đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật trong đoạn trích.2.1. Ngôn ngữ được tổ chức đặc biệt. 2.1. Ngôn ngữ được tổ chức đặc biệt.

- Vận dụng thể thơ tự do, các câu thơ ngắn dài xen kẽ co duỗi nhịp nhàng phù hợp diễn tả cảm xúc của chính hữu về tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng trong kháng chiến chống pháp.

- Giọng thơ tâm tình, lời thơ thủ thỉ trò chuyện.

- Sử dụng kết hợp và khéo léo các hình ảnh sóng đôi như “quê hương anh” – “làng tôi”, “nước mặn đồng chua”- “đất cày lên sỏi đá”, “súng bên súng – đầu sát bên đầu” để thể hiện một cách tự nhiên, sự tương đồng của những người lính cùng chung hoàn cảnh xuất thân, chung ý chí nhiệm vụ và khát vọng chiến đấu cho tổ quốc, quê hương.

2.2. Lời thơ hàm súc đa nghĩa.

- Cách dùng thành ngữ “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” vừa có tính tượng hình gợi tả vừa làm nổi bật sự nghèo khó lam lũ của những người lính xuất thân từ những vùng quê nghèo đói.

- Hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng khái quát giàu ý nghĩa. - Phân tích hình ảnh: +súng bên súng

+ Đầu sát bên đầu + Đêm rét chung chăn

2.3. Ngôn ngữ thể hiện được nét riêng, đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ ChínhHữu. Hữu.

- Sử dụng những lớp ngôn ngữ đời sống tự nhiên, câu thơ mang dáng dấp của câu văn xuôi.

- Hình ảnh chân thực được chắt chiu từ hiện thực đời sống kháng chiến: “Đêm rét chung chăn”, “nước mặn đồng chua”

2.4. So sánh nét riêng độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của Chính Hữu.

- Ở bài thơ này là kết quả của một quá trình lao động ngôn ngữ không mệt mỏi đặc biệt là hành trình đi tìm chất thơ từ đời sống rất thành công của nhà thơ. Còn nhớ, chỉ cách đó một vài năm ngay cả Chính Hữu vẫn còn viết những câu thơ rất xa lạ với quần chúng, mang đậm phong vị thơ lãng mạn ướt át, đầy ước lệ:

“Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặn

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”

Và nếu thơ Quang Dũng ngôn từ lãng mạn, bay bổng thì thơ của Chính Hữu lại bình dị mộc mạc, giản dị:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùng Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”

3. Đánh giá:

- Đoạn thơ đã lí giải một cách cặn kẽ sâu sắc cơ sở hình thành nên tình đồng đội đồng chí thiêng liêng cao đẹp. Khẳng định tình đồng chí là kết quả của tình giai cấp, tình người thiêng liêng của những người lính trong kháng chiến chống Pháp gian khổ.

- Qua đó làm nổi bật chân dung người lính cách mạng giàu lòng yêu nước, yêu quê hương xứ sở. Đoàn kết nhất trí một lòng cùng chung một lí tưởng chiến đấu vì tổ quốc. - Qua đoạn thơ chúng ta càng hiểu hơn về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Chính Hữu và trân trọng tài năng của tác giả.

Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Bằng việc phân tích chi tiết anh thanh niên tặng hoa cho cô kĩ sư và chi tiết tiếng chim tu hú trong bài thơ “Bếp lửa” hãy làm sáng tỏ.

Xác định: Phân tích làm nổi bật giá trị của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học thông qua hai chi tiết được chỉ định trên.

MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và giới thiệu hai chi tiết cần phân tích. ( Lấy câu: Nhà văn Nga Pauxtapxki từng nói:Chi tiết là bụi vàng của tác phẩm để dẫn vào bài) TB: 1. Giải thích ý kiến

- Giới thiệu khái quát ý kiến:

+ Ý kiến ngắn gọn cô đúc khơi gợi nhiều ý nghĩa

+ Giải thích: .) Chi tiết được nhắc đến trong nhận định chính là chi tiết nghệ thuật. Đó là những mảnh nhỏ của đời sống được nhà văn góp nhặt sàng lọc đưa vào trong tác phẩm nhằm hoàn thiện bức vẽ đa màu đa sắc về cuộc sống về con người.

.) Chi tiết góp phần tạo nên sự sinh động cho hình tượng văn học và cũng là nơi nhà văn tư duy về hiện thực bày tỏ những quan điểm, thái độ, những suy nghĩ triết lí của mình về cuộc đời về con người.

.) Nhà văn lớn là nhà văn có tư tưởng, có tài năng NT đặc sắc, có phong cách riêng đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cả một nền văn học.

Ý kiến đã nhấn mạnh tầm quan trọng ý nghĩa to lớn của chi tiết nghệ thuật. Qua mỗi chi tiết tưởng như nhỏ bé ngẫu nhiên trong tác phẩm người đọc có thể nhận ra cả một thế giới đầy thú vị. Nó giống như những huyệt đạo của cơ thể sống mà chỉ cần ấn vào đó là cả cơ thể chuyển động theo. Qua chi tiết nghệ thuật ta thấy được cái tâm cái tài và nhân cách của người viết.

2. Phân tích hai chi tiết trong hai tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến. 2.1 Phân tích âm thanh tiếng chim tu hú trong bài thơ “BL” của BV a. Giới thiệu khái quát về bài thơ “Bếp lửa” và nhà thơ BV

- Giới thiệu chi tiết âm thanh tiếng chim tu hú.

Trong dòng hoài niệm thiết tha về bà về những kỉ niệm tuổi thơ. Nổi bật nhất và ám ảnh nhất là chi tiết âm thanh tiếng chim tu hú. Đây là một chi tiết rất giản dị nhỏ bé nhưng có một vai trò nghệ thuật to lớn khơi gợi nhiều liên tưởng nhiều tầng nghĩa sâu xa. b. Tái hiện: Âm thanh tiếng chim tu hú được nhắc đi nhắc lại 4 lần trong bài thơ. Đó là âm thanh tiếng chim văng vẳng, nặng nề trên những cánh đồng xa dội về trong tâm tưởng của cháu. Khi gần gũi tha thiết, khi khắc khoải sẻ chia. Âm thanh tiếng chim tu hú trở đi trở lại như một điệp khúc khơi gợi nhiều ý nghĩa

c. Ý nghĩa:

- Âm thanh tiếng chim tu hú là âm thanh quen thuộc của làng quê mỗi độ hè về.

- Âm thanh tiếng chim tu hú vang lên trong kí ức mở ra một khung trời mênh mông kỉ niệm gợi lên một khung cảnh làng quê quạnh vắng xơ xác trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Tô đậm tình cảnh côi cút của hai bà cháu một già một trẻ nương tựa chăm chút cho nhau khi bố mẹ công tác chưa về. Tất cả sức người sức của chỉ dồn cho tiền tuyến. Từ đó gợi biết bao cảm thông của người cháu dành cho bà.

- Hình ảnh này vọng về từ trong kí ức nó như là cầu nối đưa đứa cháu từ phương xa về bên bà. Tiếng tu hú gợi nỗi nhớ thương thổn thức đó cũng là tấm lòng cháu chạnh thương đời bà lận đận khó nhọc phải gồng mình lên để vượt qua đói khổ bom đạn … d. NT:

- Hình ảnh tiếng chim tu hú tạo nên âm điệu da diết khắc khoải bồi hồi. Hình ảnh thơ có sự chuyển hóa từ hình ảnh của đời thực thành hình ảnh của hoài niệm thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật độc đáo của BV trữ tình tha thiết đậm chất triết lí.

e. Đánh giá: Khẳng định chi tiết tiếng chim tu hú chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng thực sự có một giá trị và vai trò to lớn góp phần thể hiện:

- Những cảm nhận vừa sâu xa vừa ân nghĩa của nhà thơ về những năm tháng kháng chiến gian khổ, về người bà muôn vàn kính yêu.

- Âm thanh tiếng chim tu hú ám ảnh lan tỏa trong lòng người đọc đánh thức tình cảm bà cháu tốt đẹp, nhắc nhỡ mỗi chúng ta phải biết hướng về đất nước sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ, với nhân dân theo đúng đạo lí uống nước nhớ nguồn

2.3. Phân tích chi tiết anh thanh niên tặng hoa cô gái. a. Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm, vấn đề.

b. Tái hiện chi tiết: - Đây là chi tiết nằm giữa tác phẩm, trong chuyến xe Hà Nội – Lào Cai lên Sa pa

- Ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư đã gặp một con người đặc biệt làm công tác nha khí tưởng thủy văn kiêm vật vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Một chàng trai

nhỏ bé nhanh nhện yêu nghề có lí tưởng cao đẹp lặng thầm cống hiến cho đất nước giữa không gian SP lặng lẽ. Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi các vị khách đã được chàng trai mời lên chơi nhà. Tự nhiện như người bạn thân, chàng trai trao bó hoa vừa cắt cho cô kĩ sư. Đây là chi tiết giản dị nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa,

c. Ý nghĩa: - Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên. Một chàng trai trẻ yêu đời, yêu cuộc sống. Mặc dù cách xa chốn phồn hoa, đô hội, cô độc nhưng vẫn có ý thức tự làm đẹp cho cuộc sống của mình, tâm hồn trẻ trung đậm chất nghệ sĩ.

- Thể hiện lòng hiếu khách lịch thiệp hào hoa của chàng trai trẻ. Tặng hoa cho cô gái là cách kỉ niệm long trọng cho lần gặp đầu với người con gái thứ nhất từ Hà nội lên Sa Pa trong suốt bốn năm.

- Trao bó hoa cho cô gái là trao gửi tình yêu cuộc sống, truyền lửa, niềm tin và khát vọng. Hành động của chàng trai như để cô vững tin hơn vào sự lựa chọn của mình – rời bỏ chốn phồn hoa, từ bỏ tình yêu nhợt nhạt để đến với một chân trời mới một thế giới mới, vì thế trong phần cuối tác phẩm nhà văn NTL một lần nữa lại nhấn mạnh và tô đậm chi tiết này: “Nắng chiếu làm bó hoa càng trở nên rực rỡ và cô gái cảm thấy rực rỡ theo. Hình ảnh bó hoa tỏa sáng ngọn lửa của nhiệt tình say mê, tình yêu khát vọng làm đẹp cho người tặng và người được tặng.

- Tô đậm chủ đề tư tưởng tác phẩm: “trong cái lặng im của Sa Pa có những con người rất đẹp, những con người vô danh lặng lẽ tỏa sáng cho quê hương đất nước.”

d. Ý nghĩa nghệ thuật.

- Đem lại chất thơ, chất trữ tình cho tác phẩm khiến câu chuyện nhẹ nhàng thú vị đậm chất lãng mạn.

- Góp phầm thể hiện phong cách tài năng của NTL – một cây bút truyện ngắn giàu chất thơ. Có cách kể chuyện có duyên, tâm hồn tha thiết yêu cuộc sống, con người, có trí tưởng tượng phong phú.

3. Đánh giá:

- Khẳng định ý kiến trên ngắn gọn, súc tích, đúng đắn cho thấy người viết có sự am hiểu sâu sắc về đặc trưng của văn học nghệ thuật.

- nâng cao rút ra bài học cho người sáng tác:

+ Chi tiết là một thành tố nhỏ nhưng vô cùng quan trọng để tạo nên những hình tượng nghệ thuật sống động qua đó làm nổi bật tài năng và tầm tư tưởng của người viết. tuy nhiên để cho mỗi chi tiết có khả năng phát sáng vượt ra khỏi phạm vi, đời sống nhỏ bé của mình, mỗi nhà văn phải có một vốn sống phong phú, phải biết cách chọn lọc mài dũa không nên tham lam ôm đồm. phải làm sao cho trong mỗi chi tiết đều có khả năng gói gém ý tình và những triết lí sâu xa.

+ Với người đọc: Ý kiến là một lời nhắc nhỡ về một cách đọc đúng đắn. Chỉ khi hiểu thấu và sâu sắc từng chi tiết trong tác phẩm mỗi người đọc chúng ta mới có thể nắm bắt được, mới đối thoại được thành công với nhà văn.

Đề : Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ (ngôn ngữ nghệ thuật) trong hai bài thơ Đồng Chí và BTVTĐXKK.

Gợi ý:

- Xác định yêu cầu đề: đây là một bài nghị luận về 1 vấn đề văn học. - Vấn đề: vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong 2 bài thơ.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9, chất lượng (Trang 52 - 56)

w