Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TỔ HỢP, XÁC SUẤT - ĐẠI SỐ & GIẢI TÍCH 11 Ở TRƯỜNG THPT (Trang 43 - 52)

1. Tăng cường các cuộc tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao năng lực (đặc biệt là năng lực thực tiễn) cho giáo viên Toán.

2. Hỗ trỡ kinh phí, tăng cường các hoạt động trải nghiệm lồng ghép vào chương trình dạy học môn Toán ở trường phổ thông.

LỜI KẾT

Việc hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh phổ thông qua việc dạy học môn Toán là một việc quan trọng giúp đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá.

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã lồng ghép nhiều hoạt động thực tế, xây dựng bài tập có nhiều cách giải và bài tập có tính thực tiễn (đặc biệt trong Chương Tổ hợp - Xác suất, Đại số - Giải tích 11) để giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy kinh tế. Năm học 2021 - 2022 chúng tôi hoàn thiện ý tưởng của mình, qua quá trình thực nghiệm sư phạm đã thu được những kết quả khả thi. Học sinh rất hào hứng, yêu thích hơn đối với môn Toán.

Mặc dù ý tưởng phát triển của đề tài còn nhiều, nhưng trong khuôn khổ một đề tài chưa thể triển khai hết được, bên cạnh đó, điều kiện về cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo nên chưa thể hiện được sâu sắc các vấn đề đã triển khai. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệm để đề tài hoàn thiện hơn.

Chúng tôi viết nên ý tưởng với mong muốn được chia sẻ sáng kiến của bản thân với các đồng nghiệp, mong rằng chúng ta có thể phát huy một cách hiệu quả những cái được, hạn chế được những mặt chưa được của đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần vào sự nghiệp trồng người của nước ta hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Đại số - Giải tích lớp 11 ban cơ bản, NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Đại số - Giải tích lớp 11 ban cơ bản, NXB Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách bài tập Đại số - Giải tích lớp 11 ban cơ bản, NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn

Toán lớp 11, NXB Giáo dục.

5. Tạp chí Toán học - tuổi trẻ 6. Tài liêu chuyên Toán THPT

7. Nguyễn Thanh Nga chủ biên, Dạy học tích hợp dạy học phát triển năng lực giải

quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trung học, NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí

Minh.

8. Nguyễn Thanh Nga chủ biên, Hướng dẫn thực hiện một số kế hoạch dạy học

chủ đề giáo dục STEM ở trường THCS và THPT, NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí

Minh.

9. Một số giáo án, đề tài dạy học trải nghiệm, STEM của các đồng nghiệp (nguồn internet).

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN TỔ HỢP-XÁC SUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ

CHO HỌC SINH THPT

Kính gửi: Quý thầy cô giáo dạy Toán các trường THPT

Chúng tôi đang khảo sát về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học Toán phần Tổ hợp - Xác suất (chương trình Đại số - Giải tích 11) nhằm hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh THPT. Mong thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây.

Ý kiến của thầy (cô) chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, mà không phục vụ cho bất cứ mục đích nào khác.

Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:

Họ và tên: ... Nơi công tác: ... Số năm công tác: ...

Xin thầy (cô) đánh khoanh vào trước phương án lựa chọn.

1. Thầy (cô) cho biết loại hình trường mà mình đang dạy?

A. Công lập B. Dân lập C. Bán công D. Tư thục

2. Theo thầy (cô) đánh giá thì nội dung kiến thức chương Tổ hợp - Xác suất trong chương trình Đại số - Giải tích 11 như thế nào?

A. Quá khó B. Khó C. Bình thường D. Dễ

3. Thầy (cô) có nhận xét gì về vai trò chương Tổ hợp - Xác suất trong chương trình hiện nay?

A. Không quan trọng B. Bình thường C. Rất quan trọng

4. Trong năm học 2020 - 2021 tổ/nhóm có thường xuyên tổ chức thảo luận về dạy học chương Tổ hợp - Xác suất không?

A. Không tổ chức lần nào B. 1 lần /năm C. 1 lần/kỳ D. Hơn 1 lần/ kỳ

5. Trong dạy học chương Tổ hợp - Xác suất, thầy (cô) sử dụng phương pháp nào sau đây là nhiều nhất?

A. Thuyết trình B. Vấn đáp

6. Khi dạy học chương Tổ hợp - Xác suất, thầy (cô) có thường xuyên sử dụng hình thức hoạt động nhóm và thảo luận không?

A. Không bao giờ B. Thỉnh thoảng

C. Thường xuyên D. Chỉ trong tiết thao giảng

7. Khi sử dụng bài tập phần Tổ hợp - Xác suất, thầy (cô) có thường xuyên hướng dẫn học sinh trả lời theo nhiều cách không?

A. Thường xuyên giờ B. Thỉnh thoảng C. Rất ít D. Không bao giờ

8. Khi dạy học phần Tổ hợp - Xác suất, thầy (cô) có thường xuyên liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn không?

A. Thường xuyên giờ B. Thỉnh thoảng C. Rất ít D. Không bao giờ

9. Khi dạy học phần Tổ hợp - Xác suất, thầy (cô) có thường xuyên hướng dẫn và tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm ra các sản phẩm thực tế và áp dụng vào đời sống sản xuất không?

A. Thường xuyên giờ B. Thỉnh thoảng C. Rất ít D. Không bao giờ

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHẦN TỔ HỢP- XÁC SUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH THPT

Gửi các em học sinh khối 11, 12 trường THPT

Chúng tôi đang khảo sát về thực trạng dạy học Toán phần Tổ hợp-Xác suất (chương trình Đại số - Giải tích 11 nhằm phát triển tư duy kinh tế cho học sinh THPT. Mong các em học sinh cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây.

Ý kiến của các em học sinh chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, mà không phục vụ cho bất cứ mục đích nào khác.

Em hãy cho biết một số thông tin cá nhân sau:

Họ và tên:... Lớp: ... Trường: ... Các em hãy đánh khoanh vào trước phương án lựa chọn.

1. Em có dự định chọn môn Toán làm một trong các môn xét tuyển vào ĐH, CĐ hay không?

A. Có B. Không

2. Điểm tổng kết môn Toán của em trong năm học/học kì gần đây nhất

A. Dưới 5,0 B. Từ 5,0 đến dưới 6,5 C. Từ 6,5 đến dưới 8,0 D. Trên 8,0.

3. Em học môn Toán vì nguyên nhân chính nào?

A. Vì bắt buộc B. Vì phục vụ thi cử

C. Vì yêu thích D. Vì có nhiều kiến thức áp dụng vào cuộc sống.

4. Theo em đánh giá thì nội dung kiến thức chương Tổ hợp - xác suất trong chương Đại số - Giải tích 11 như thế nào?

A. Quá khó B. Khó C. Bình thường D. Dễ

5. Khi giải bài tập Tổ hợp - xác suất, em có thường xuyên giải bài tập theo nhiều cách không?

A. Thường xuyên giờ B. Thỉnh thoảng C. Rất ít D. Không bao giờ

6. Khi học phần Tổ hợp - xác suất, em có thường xuyên liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn không?

C. Rất ít D. Không bao giờ

7. Khi học phần Tổ hợp - xác suất, em có thường xuyên vận dụng kiến thức đã học để làm ra các sản phẩm thực tế và áp dụng vào đời sống sản xuất không?

A. Thường xuyên giờ B. Thỉnh thoảng C. Rất ít D. Không bao giờ

PHỤ LỤC 3

ĐỀ KIỂM TRA

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG TỔ HỢP - XÁC SUẤT

TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 MÔN ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH 11

Thời gian làm bài 30 phút (20 câu trắc nghiệm)

Họ Tên :...Số báo danh :...Mã Đề : 101

Câu 1: Có bao nhiêu cách xếp khác nhau cho 5 người ngồi vào một bàn dài?

A. 120 B. 5 C. 20 D. 25

Câu 2: Một hộp có 8 quả cầu xanh, 4 quả cầu đỏ và 5 quả cầu vàng. Hỏi có

bao nhiêu cách chọn ra 5 quả cầu sao cho có nhiều nhất 2 quả cầu xanh?

A. 3468 B. 3486 C. 3360 D. 2352

Câu 3: Một tổ học sinh có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác

suất sao cho 2 người được chọn không có nữ nào cả. A. 1

15 B. 7

15 C. 1

5 D. 8

15

Câu 4: Một bình đựng 5 quả cầu xanh, 4 quả cầu đỏ và 3 quả cầu vàng. Chọn

ngẫu nhiên 3 quả cầu. Xác xuất để ba quả cầu khác màu là: A. 3

11 B. 3

5 C. 3

7 D. 3

14

Câu 5: Gieo hai con súc sắc cân đối . Xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất

hiện của hai con súc sắc bằng 7 là: A. 1

3 B. 7

36 C. 1

6 D. 5

36

Câu 6: Một bình đựng 6 quả cầu xanh, 4 quả cầu đỏ và 5 quả cầu vàng. Chọn

ngẫu nhiên đồng thời 5 quả . Xác xuất sao cho lấy được nhiều nhất 4 quả cầu xanh. A. 999

1001 B. 87

91 C. 1001

999 D. 91

87

Câu 7: Một hộp có 4 bi xanh, 2 bi đỏ và 3 bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 2 bi. Xác

suất để chọn được 2 bi khác màu là : A. 1

18 B. 17

18 C. 5

18 D. 13

18

số đôi một khác nhau, là số lẻ và chia hết cho 5.

A. 1680 B. 24 C. 1470 D. 3150

Câu 9: Sắp xếp năm bạn học sinh An, Bình, Chi, Dũng, Lệ vào một chiếc ghế

dài có 5 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho bạn An và bạn Dũng không ngồi cạnh nhau?

A. 12 B. 24 C. 48 D. 72

Câu 10: Có bao nhiêu cách mắc nối tiếp 4 bóng đèn được chọn từ 6 bóng đèn

khác nhau?

A. 1 B. 24 C. 360 D. 17280

Câu 11: Một cuộc thi có 15 người tham dự, giả thiết rằng không có hai người

nào có điểm bằng nhau. Nếu kết quả cuộc thi và việc chọn ra 4 người có điểm cao nhất thì có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

A. 1356. B. 1536. C. 1635 D. 1365

Câu 12: Từ các chữ số 0;1;2;3;4;5;6. Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 5 chữ

số khác nhau

A. 2520 B. 2160 C. 5! D. 216

Câu 13: Từ các số 0; 1; 2; 3; 4; 5 có thể lập bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ

số khác nhau sao cho luôn có mặt chữ số 4 hoặc chữ số 5 ở hàng nghìn? A. 3.A53 B. 4.A53 C. 2.A53 D. A53

Câu 14: Tổ của An và Cường có 7 học sinh. Số cách xếp 7 học sinh ấy theo

hàng dọc mà An đứng đầu hàng, Cường đứng cuối hàng là:

A. 5040 B. 720 C. 120 D. 112

Câu 15: Xếp 6 người ngồi chung quanh một bàn tròn sao cho một cặp vợ

chồng ngồi cạnh nhau. Có bao nhiêu cách?

A. 2.5! B. 2!.4! C. 5! D. 4!

Câu 16: Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất để 3 quyển lấy ra thuộc 3 môn khác nhau. A. 2 7 B. 1 21 C. 37 42 D. 5 42

Câu 17: Trong một cuộc thi tìm hiểu về đất nước Việt Nam, ban tổ chức công

bố danh sách các đề tài bao gồm: 8 đề tài về lịch sử, 7 đề tài về thiên nhiên, 10 đề tài về con người và 6 đề tài về văn hóa. Mỗi thí sinh được quyền chọn một đề tài. Hỏi mỗi thí sinh có bao nhiêu khả năng lựa chọn đề tài?

Câu 18: Trong một hộp đựng 8 viên màu xanh, 5 viên bi màu đỏ và 3 viên bi

màu vàng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn từ hộp đó ra 4 viên bi sao cho số viên bi xanh bằng số viên bi đỏ?

A. 1160 B. 40 C. 120 D. 280

Câu 19: Biển số xe máy của tỉnh A (nếu không kể mã số tỉnh) có 6 kí tự,

trong đó kí tự ở vị trí đầu tiên là một chữ cái (trong bảng 26 cái tiếng Anh), kí tự ở vị trí thứ hai là một chữ số thuộc tập {1;2;...;9}, mỗi kí tự ở bốn vị trí tiếp theo là một chữ số thuộc tập {0;1;2;...;9 }. Hỏi nếu chỉ dùng một mã số tỉnh thì tỉnh A có thể làm được nhiều nhất bao nhiêu biển số xe máy khác nhau?

A. 2340000. B. 234000 C. 75. D. 2600000

Câu 20: Sắp xếp 6 nam sinh và 4 nữ sinh vào một dãy ghế hàng ngang có 10

chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho các nữ sinh luôn ngồi cạnh nhau? A. 744 B. 34560 C. 17280 D. 120960. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TỔ HỢP, XÁC SUẤT - ĐẠI SỐ & GIẢI TÍCH 11 Ở TRƯỜNG THPT (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)