Hình thành BĐTD ngay từ đầu tiết học

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 36 - 38)

1.3.8 .Kết hợp sử dụng nhiều hình ảnh minh họa

2. Cách sử dụng BĐTD trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học

2.1. Cách tổ chức dạy học một tiết lí thuyết có sử dụng BĐTD

2.1.1. Hình thành BĐTD ngay từ đầu tiết học

- Đây là phương án thực hiện mang lại hiệu quả tương đối cao, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, được giáo viên trong trường hết sức chú trọng. Xây dựng BĐTD ngay từ đầu và hoàn thiện xuyên suốt trong cả tiết dạy đã lôi cuốn học sinh vào trạng thái tự học, tự tìm ra

kiến thức thông qua cách xây dựng các nhánh của BĐTD. Trong qua trình soạn - giảng giáo viên thường thực hiện theo quy trình sau:

Kiểm tra bài cũ xong , GV tạo tình huống có vần đề để xây dựng kiến thức trọng tâm của BĐTD, từ đó hướng HS tự tìm kiến thức để xây dựng tuần tự các nhánh của BĐTD. GV hình thành hình ảnh của BĐTD trên bảng hoặc bảng phụ( Lưu ý GV không nhất thiết phải trình bày hệ thống nội dung kiến thức dưới dạngBĐTD có các nhánh phải cong trái,quẹo phải; mà nên ghi sao cho ngay thẳng rõ ràng dễ đọc và đảm bảo cách ghi bảng khoa học, hợp lý ) dưới lớp học HS cũng xây dựng BĐTD theo hướng của HS trên khổ giấy A4 ( mẫu ngang), quá trình hình thành và bổ sung cho BĐTD trong suốt tiết dạy. Đến phần củng cố GV tổ chức hoạt nhóm để HS hệ thống lại kiến thức bằng BĐTD ( thực hiện từ 2 đến 3 phút) , thống nhất ý kiến các bạn trong nhóm và hình thành BĐTD trên bảng phụ . GV thu kết quả các nhóm và gọi một vài nhóm lên thuyết trình., đai diện các nhóm góp ý, bổ sung. GV giới thiệu về BĐTD đã chuẩn bị trước của mình cho HS tham khảo .

- Kiểu bài vận dụng: Đối với phương án này ta thường vận dụng cho các bài có cấu trúc tương tự như các bài đã được học, các bài mà khi GV đặt vấn đề HS đã nhận ra được các nhánh của BĐTD hay những bài mang tính chất nhắc lại kiến thức mà học sinh đã được học qua.

- Ví dụ minh họa:

Khi dạy bài “ Hàm số bậc hai ” – Hình học 10

Khi giảng dạy bài này giáo viên tổ chức các hoạt động sau:

1. Kiểm tra bài cũ :

+ Nhắc lại các kết quả đã biết về hàm số y ax2

+ Gọi HS nhận xét bổ sung hoàn chỉnh các câu trả lời.

2. Giảng bài mới:

Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ GV đặt vấn đề vào bài ( hàm sốy ax2có những đặc điểm như trên. Vậy hàm sốy ax2 bx ccó những đặc điểm tương tự như vậy khơng?). Từ đó HS dự đốn được các yếu tố của hàm số bậc hai y ax2 bx c.GV xây dựng hình ảnh trung tâm (hàm số bậc hai

2

y ax bx c) sau đó yêu cầu HS lần lượt nêu các nhánh. HS lần lượt nêu được:

+ Tập xác định + Đồ thị

- Đỉnh

+ Chiều biến thiên - a 0

- a 0

Với mỗi nhánh HS xây dựng được GV tổ chức một hoạt động để tìm hiểu chi tiết hơn. Như vậy trên bảng GV xây dựng một BĐTD lần lượt theo từng đơn vị kiến thức. Lưu ý bên dưới HS cũng thực hiện một BĐTD trên giấy khổ A4 theo quá trình tư duy của mình. Kết thúc các hoạt động trên GV xóa sơ đồ vẽ trên bảng và tiến hành tổ chức cho HS hoạt động nhóm hình thành nhanh ( 2 phút ) trên bảng phụ hoặc giấy khổ A0. GV thu kết quả và gọi đại diện vài nhóm lên trên thuyết trình. Trong trường hợp này các bảng vẽ thường thống nhất nhau, do đó GV có thể giới thiệu thêm sơ đồ có cách thể hiện khác cho HS tham khảo.

BẢN ĐỒ TƯ DUY DÙNG CHO BÀI “HÀM SỐ BẬC HAI”

Như vậy BĐTD trong trường hợp này được HS xây dựng xuyên suốt quá trình học tập, do đó ở các tiết học kiểu này luôn lôi cuốn HS vào trạng thái tự nghiên cứu, tư duy nên đây là hình thức học tập tích cực nhất trong các phương pháp dạy học tích cực.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)