KĨ THUẬT MẢNH GHÉP, KWL, SƠ ĐỒ TƯ DUY

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2. KĨ THUẬT MẢNH GHÉP, KWL, SƠ ĐỒ TƯ DUY

2.1. Thiết kế các hoạt động có sử dụng kĩ thuật mảnh ghép

2.1.1. Nguyên tắc thiết kế

Để định hướng cho việc thiết kế và vận dụng các hoạt động có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, chúng tôi đã xây dựng một số hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:

- Về nội dung: các nhiệm vụ giao cho học sinh tìm hiểu phải đảm bảo tính vừa sức và cụ thể.

- Thành lập nhóm “mảnh ghép” phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”.

- Các học sinh “chun gia” có thể có trình độ khác nhau, nhưng cần đảm bảo sự cân bằng ở mức độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở nhóm “mảnh ghép”.

- Các hoạt động cần hướng đến việc phát huy năng lực giải quyết vấn đề, kích thích được hứng thú học tập của học sinh.

- Số lượng mảnh ghép không quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể dạy lại kiến thức cho nhau.

2.1.2. Quy trình thiết kế

Quy trình thiết kế gồm 6 bước sau đây:

Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.

Bước 2: Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia”: các nội dung chủ đạo, bổ trợ, các nội dung nội môn và liên môn…

Bước 3: Xác định và chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan cần thiết để hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm

Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia” Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép” Bước 6: Tổ chức thực hiện

2.2. Kĩ thuật KWL

Nguyên tắc tổ chức cơ bản của kĩ thuật KWL là mỗi nhóm học sinh viết ra tất cả các kiến thức, những điều mà học sinh trong nhóm đã biết (Know) và những nội dung mà các học sinh trong nhóm muốn học hỏi, tiếp thu về vấn đề đang thảo luận (Want) trước khi trải nghiệm, thực hiện các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, sau khi được tham gia trãi nghiệm, thực hiện hoạt động học tập, các em trong nhóm viết lại những điều, nội dung các em vừa học được (Learn).

2.3. Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Khi cần tổng hợp lại kiến thức sau mỗi bài, chương việc tổng hợp lại kiến thức là bước quan trọng không thể thiếu để giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện nhất về bài học cũng như giúp ta tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức. Từ đó giúp hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, những phương pháp như kẻ bảng hay tổng hợp bằng cách ghi chép thường mang tới cho người học sự nhàm chán và hiệu quả khơng cao vì thế lựa chọn sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức là giải pháp vô cùng hữu hiệu.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)