III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1 Đánh giá về mặt định tính
2. Đánh giá về mặt định lượng
Dựa vào kết quả thống kê định lượng, phép phân tích phiếu thăm dò thì thấy học sinh các lớp thực nghiệm có kết quả điểm cao hơn. Đa số các em cảm thấy hứng thú, chủ động tìm tòi và tích cực tham gia vào các hoạt động trong các HĐTN và dự án học tập.
3. Kết quả
Khảo sát đánh giá việc lĩnh hội kiến thức của học sinh sau khi trải nghiệm về các dạng cân bằng, cân bằng bền.
PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết quả 1. Kết quả
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến, chúng tôi đã làm được:
- Trình bày tóm tắt nội dung lí luận về hoạt động trải nghiệm và dự án học tập trong dạy học vật lí.
- Nêu một số hình thức và biện pháp khi áp dụng các hoạt động trải nghiệm và dạy học dự án trong dạy học vật lí.
- Đã đưa ra được hệ các kế hoạch và hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm gắn với thực tiễn trong dạy học Vật lí.
- Đã đề xuất xây dựng được kế hoạch (thiết kế) HĐ TN trong dạy học vật lí; Đề xuất tổ chức được hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch đã thiết kế.
- Nêu ra cách đánh giá kết quả HĐTN sau khi áp dụng các HĐTN trong dạy học vật lí và nêu ra một số lưu ý để xây dựng và áp dụng các HĐTN trong dạy học Vật lí hiệu quả.
- Đã xây dựng được quy trình mẫu, các thao tác cơ bản trong hoạt động trải nghiệm và các dự án học tập.
- Từ những hoạt động trải nghiệm, dự án học tập nhỏ gắn với nội dung chương trình đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các dự án khoa học kĩ thuật. Học sinh dần được làm quen và có thể tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật dưới sự hướng dẫn của viên.
- Việc sử dụng các hoạt động trải nghiệm và các dự án khoa học kĩ thuật gắn với thực tiễn giúp các em hào hứng và đam mê hơn với bộ môn Vật lí, các em tích cực tìm tòi các sản phẩm ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá được kết quả thực nghiệm của đề tài.