Qua giao lưu với các trường bạn, chị em đã chủ động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp về công tác chuyên môn, công tác chủ nhiệm, công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, kĩ năng xây dựng gia đình vv.. Từ những kinh nghiệm ấy chị em đã mạnh dạn áp dụng trong quá trình dạy học tại đơn vị có hiệu quả và xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc.
3.5.3. Bài học kinh nghiệm
Để xây dựng mối gắn kết giữa nữ cán bộ giáo viên với các tổ chức ngoài nhà trường trước hết Ban nữ công cần chủ động phối hợp với nữ công các đơn vị cùng bàn bạc, lên kế hoạch, triển khai thực hiện, lựa chọn thời điểm thích hợp để chị em giao lưu học tập có hiệu quả nhất. Riêng xây dựng mối gắn kết với gia đình giáo viên trong đơn vị Ban nữ công cần kết hợp với BCH Công đoàn , Ban giám hiệu và Cấp ủy Chi bộ để có tiếng nói chung của các tổ chức trong nhà trường
3.6. Giải pháp xây dựng nét đẹp nữ cán bộ, giáo viên và nữ học sinh nơitrường học trường học
3.6.1. Giải pháp
Xây dựng nét đẹp nữ cán bộ, giáo viên nơi công sở Thực hiện Chỉ thị số 26 -CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ, về thực hiện cải cách hành chính, văn hóa công sở; Chỉ thị 993 CT/ BGDĐT, tăng cường công tác phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Để đạt mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ” thì hơn ai hết nữ giáo viên trong môi trường giáo dục cần tự trau dồi cho mình về mọi mặt, là tấm gương để học sinh học tập và noi theo. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa nơi công sở, văn hóa học đường, Ban nữ công đã xây dựng quy chế phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn và luôn đồng hành cùng chị em để hoàn thành những quy định tại cơ quan trường học.
Cụ thể: Thứ nhất, nữ giáo viên phải luôn tôn trọng và thực hiện tốt kỷ cương, kỷ luật của cơ quan. Thực hiện nghiêm quy định về giờ giấc, tác phong, lề
lối làm việc; Ứng xử văn hóa trong giao tiếp với đồng nghiệp, quan khách, phụ huynh và học sinh; Gương mẫu, giữ gìn và tích cực xây dựng nét đẹp văn hóa học đường.
Thứ hai, trang phục phải kín đáo, lịch sự; quần âu hoặc váy công sở, áo sơ mi, thực hiện đầu tuần mặc áo trắng, ngày lễ mặc trang phục áo dài truyền thống; các hoạt động thể thao mặc trang phục thể thao có số, tên và logo của trường.
Hình ảnh: Nữ CBGVNV trong trang phục áo dài truyền thống
Thứ ba, luôn luôn rèn luyện về thể chất, tiếp tục phát huy phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam hiện đại “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt, thi đua lao động sáng tạo, xây dựng gia đình“No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Thứ tư, là tấm gương sáng trong các hoạt động hướng về cội nguồn, hoạt động nhân đạo từ thiện tại cơ quan, địa phương hoặc do các cấp ban ngành phát động.
Hình ảnh: Nữ CBGVNV tham gia hiến máu nhân đạo
Xây dựng nét đẹp nữ học sinh nơi trường học Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những thế hệ trẻ có tri thức để phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng và đạo đức. Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác. Nữ sinh Trường THPT Đô Lương 4 là con em vùng nông thôn, sống chất phác, lễ phép và hòa nhã. Trên cơ sở phát huy những giá trị tốt đẹp đó, Ban nữ công phối hợp với BCH Đoàn trường cùng xây dựng nội quy học sinh toàn trường nói chung và học sinh nữ nói riêng. Trước hết, để tạo nét đẹp chung cho học sinh toàn trường và tạo dấu ấn riêng về học sinh trường THPT Đô Lương 4 thì các em sẽ được quy định chung về đồng phục: ngày lễ và chào cờ mặc áo dài. Thứ 2, thứ 3, thứ 6 mặc áo sơ mi trắng có lô gô trường, thứ 7 mặc áo xanh tình nguyện, riêng thứ 4 và thứ 5 mặc áo sơ mi trắng; quần đen hoặc tối màu; sơ vin; đeo thẻ; đi dép quai hậu hoặc dày; trong những tiết học các môn học như thể dục, giáo dục quốc phòng an ninh các em có trang phục theo quy định của môn học.
Hình ảnh học sinh mặc trang phục trong lễ chào cờ
Riêng với học sinh nữ, Ban nữ công tham mưu để có các quy định riêng như: Không được nhuộm tóc, trang điểm, sơn móng tay, móng chân( trừ lúc các em tham gia các hội thi). Với trang phục này vừa toát lên vẽ đẹp chân phương, mộc mạc, giản dị của lứa tuổi học trò vừa thể hiện tính nghiêm túc, năng động và đặc biệt phù hợp với học sinh là con em vùng nông thôn.
Hình ảnh: Vẻ đẹp học sinh trong các giờ học
3.6.2. Kết quả đạt được
Về phía nữ cán bộ, giáo viên qua phát động phong trào xây dựng “Nét đẹp văn hóa nơi công sở”, “văn hóa học đường”, từ thực tế theo đi và kiểm tra, 100% chị em hưởng ứng và thực hiện tốt văn hóa nơi công sở và văn hóa học đường. Đây là một bước chuyển biến tích cực tạo nên môi trường giáo dục chuyên nghiệp và kiểu mẫu. Các cô giáo thật lịch sự, kín đáo trong bộ trang phục công sở, duyên dáng thướt tha trong bộ áo dài truyền thống, trẻ trung năng động trong trang phục
thể thao. Trong giao tiếp các cô giáo luôn vui tươi hòa nhã và lịch sự, trong công việc luôn tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu vừa thể hiện nét đẹp của người phụ nữ truyền thống “công, dung, ngôn, hạnh” vừa thể hiện nét đẹp của người phụ nữ hiện đại “tự tin, tự trọng, năng động và sáng tạo”. Đặc biệt các cô giáo là tấm gương tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người được các em học sinh gửi trọn niềm tin, lòng biết ơn và tri ân sâu sắc bằng thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc hoặc thông qua các tác phẩm dự thi “cắm hoa”,“báo tường”,“thầy cô trong mắt em”vv.
Về phía nữ học sinh khi mọi quy định đã đưa vào nội quy học sinh thì các em dần nhận thức được giá trị của nét đẹp lứa tuổi học trò, các em tự điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ và thái độ để có được vẻ đẹp đồng nhất trong trường học. Do đó hiện tượng nữ học sinh vi phạm nội quy ngày càng ít, đây là một bước chuyển biến tích cực, là dấu hiệu tin rằng tiến tới sẽ không còn học sinh nữ vi phạm nội quy trường học. Trong giao tiếp và ứng xử các em luôn kính trọng thầy cô giáo, các vị quan khách, người lớn tuổi ; với bạn bè luôn cư xử đúng mực, chân thành, biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, biết nhận và sữa lỗi. Các em đã góp phần xây dựng nên nét đẹp văn hóa học đường tại trường THPT Đô Lương 4. Đặc biệt qua các sân chơi, các cuộc thi các em đã mạnh dạn, tự tin thể hiện các tài năng của mình.
Hình ảnh: Hội thiRung chuông vàng
Hàng năm, Ban nữ công đã phát huy vai trò của nữ công trong BCH Đoàn thanh niên tổ chức cuộc thi tìm kiếm tài năng, học sinh thanh lịch dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 qua các phần thi: Trình diễn trang phục áo Đoàn thanh niên, trang phục dạ hội, phần thi tài năng và phần thi hùng biện. Đây là Hội thi vừa có giá trị giáo dục cao vừa tạo tiền đề để các em tự tin tham dự các cuộc thi trên phạm vi và quy mô lớn hơn của tuổi trẻ.
Hình ảnh: Em Nguyễn Thị Thái- Á khôi 1 Nữ sinh thanh lịch Đô Lương
Trong các tác phẩm dự thi “Thầy cô trong mắt em”, các em đã thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo mà mình yêu quý, trân trọng, cảm phục, góp phần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, hướng tới xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc.
3.6.3. Bài học kinh nghiệm
Để thực hiện tốt văn hóa nơi công sở, văn hóa học đường, trước hết Ban nữ công cần nghiêm túc phối hợp với Cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu, Ban thi đua đưa quy chế áp vào nội quy cơ quan để theo dõi, các mức vi phạm đều được quy ra điểm và trừ điểm thi đua hàng tuần để xếp loại thi đua cuối kì và cuối năm. Trái lại những giáo viên tham gia tích cực và có hiệu quả trong các phong trào thì được cộng điểm thi đua, có như vậy mới có hiệu ứng và hiệu quả trong thi đua nói chung và thực hiện tốt văn hóa nơi công sở nói riêng. Các quy định đều được thông qua các tổ công đoàn thảo luận, bàn bạc, thống nhất và đưa vào quy chế thi đua thông qua Hội nghị công nhân viên chức đầu mỗi năm học biểu quyết và thực hiện. Để tổ chức các Hội thi có chất lượng và hiệu quả, Ban nữ công cần phối hợp với BCHCĐ và Đoàn thanh niên cùng bàn bạc về chương trình, lựa chọn thời điểm, cách thức tổ chức. Tại đơn vị trường chúng tôi thường tổ chức Hội thi nấu ăn hoặc cắm hoa vào dịp 20/10 ; 8/3; còn Hội thi nét đẹp người giáo viên nhân dân thường tổ chức để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 bởi đây là dịp cơ quan đón những thầy cô giáo đã về hưu trở lại trường dự lễ, phần thi được diễn ra trong buổi tọa đàm, là món quà thay lời tri ân của thế hệ giáo viên trẻ gởi tặng quý thầy cô, cũng là để khẳng định rằng thế hệ thầy cô giáo trẻ không những chăm lo giáo dục tốt cho học sinh mà còn tạo được tinh thần vui tươi, phấn khởi trong hội đồng sư phạm. Đây là nét văn hóa đặc sắc trong ngành giáo dục cần phát huy
Riêng đối với nữ học sinh, Ban nữ công cần phối hợp với Đoàn thanh niên vừa xây dựng nội quy vừa tạo những sân chơi bổ ích để các em có cơ hội thể hiện
nét đẹp riêng của nữ giới. Sau mỗi phần thi cần có nhận xét đánh giá để các em rút kinh nghiệm. Kết thúc cuộc thi cần có giải thưởng xứng đáng để ghi nhận những nổ lực phấn đấu của các em đồng thời để khích lệ toàn thể nữ học sinh trong trường nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện mình. Các hoạt động tri ân, uống nước nhớ nguồn, chăm sóc các di tích lịch sử hay hoạt động học tập trải nghiệm cần sự phối hợp của các tổ chức trong nhà trường, hội phụ huynh và các đoàn thể tại địa phương.