Công đoàn chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp và xây dựng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn tại trường THPT quỳnh lưu (Trang 26 - 31)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

4. Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn tạ

4.5. Công đoàn chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp và xây dựng

quy chế hoạt động của nhà trường phù hợp

Đầu năm học Ban Chấp hành xây dựng chương trình công tác trọng tâm trong năm học và từng học kỳ thông qua Cấp ủy chi bộ xét duyệt, góp ý để lãnh đạo và tổ chức thực hiện.

Tham mưu với Ban chi ủy xây dựng “Quy chế dân chủ”, phát động phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tổ chức học tập tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, học tập quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và vận động cán bộ công chức tích cực tham gia học tập. Ban chấp hành cần quan tâm xây dựng các quy chế hoạt động và quy chế phối hợp hoạt động với nhà trường, cũng như phối hợp với các tổ chức đoàn thể để thực hiện chương trình công tác công đoàn. Cần xác định rõ trách nhiệm cũng như mối quan hệ công tác để từng bộ phận hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Phối hợp với nhà trường tổ chức tốt Hội nghị CBCC đầu năm học, phát huy dân chủ trong mọi hoạt của cơ quan đơn vị, xây dựng các tiêu chí thi đua và vận động cán bộ công chức đăng kí các danh hiệu thi đua và đăng ký thực hiện nhiệm vụ năm học, phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể như BGH, Ban Nữ công công đoàn, Hội CCB, Đoàn thanh niên xây dựng và tổ chức kí kết giao ước thi đua trong Hội nghị viên chức người lao động.

23

4.6. Xây dựng kế hoạch, quy chế và nội dung hoạt động CĐCS sát sao, đúng với Nghị quyết và văn bản hướng dẫn thực hiện của công đoàn cấp trên, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như đặc điểm của nhà trường

Trong quá trình tổ chức Ban chấp hành đề cao vai trò trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể, cũng như gắn trách nhiệm cho từng đồng chí, đồng thời kêu gọi toàn thể đoàn viên và người lao động tích cực hưởng ứng thực hiện. Bên cạnh đó BCH cần phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, tổ chức đoàn thể để tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, sơ kết, tổng kết và khen thưởng động viện kịp thời cho công đoàn viên nhà trường.

Trong hoạt động của Công đoàn trường, BCHCĐ thảo luận và đưa ra một quy chế hoạt động và chấm điểm rõ ràng, cụ thể cho các công đoàn viên trong năm học. Đó vừa là động lực, vừa là quy định để các CĐV có định hướng tham gia hoạt động chuyên môn, hoạt động đoàn thể đóng góp xây dựng nhà trường.

* Quy chế hoạt động của BCH Công đoàn

* Bảng chấm điểm Công đoàn viên công đoàn năm học 2021-2022

TT Tiêu chí Điểm

1 Nắm bắt kịp thời các chủ trương, kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ quan, đơn vị; Không vi phạm các nội quy về cơ quan, nề nếp dạy và học

10

2 Thực hiện tốt nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vệ sinh cơ quan đơn vị

5

3 Không vi phạm pháp luật, chính sách DSKHHGĐ

5 4 Tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào

do Công đoàn và nhà trường phát động

10

5 Tham gia cuộc thi KHKT cấp Tỉnh 10

6 Tham gia viết SKKN và đạt bậc 4A – B cấp ngành

10 7 Tham gia viết SKKN và đạt SKKN cấp

Tỉnh

20 8 Tham gia công tác chủ nhiệm lớp và lớp đạt

thành tích nhất, nhì, ba (Theo khối lớp)

10 9 Tham gia thi GVG cấp trường, GVCN giỏi

cấp trường

10 10 Tham gia bồi dưỡng HSG và có kết quả cao

(2/3 HSG)

24 * Xếp loại công đoàn viên:

- Đoàn viên xuất sắc: Đạt từ 95 điểm trở lên.

- Đoàn viên xếp loại tốt: Đạt từ 90 điểm đến dưới 95 điểm. - Đoàn viên xếp loại khá: Đạt từ 85 điểm đến dưới 90 điểm.

- Đoàn viên xếp loại trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm. - Đoàn viên yếu kém: Dưới 50 điểm.

4.7. Công đoàn trường luôn nêu cao biện pháp chú trọng xây dựng tổ công đoàn cơ sở vững mạnh.

Để đạt được công đoàn cơ sở vững mạnh thì vai trò quan trọng của các tổ công đoàn hết sức quan trọng. Để có được thành quả trên, trong những năm qua các tổ công đoàn chúng tôi đã thực hiện những nội dung cụ thể như sau:

Vào đầu năm học mới mỗi tồ công đoàn bầu chọn 1 CBGV làm tổ trưởng công đoàn.Các tổ trưởng công đoàn xác định mục tiêu công việc và xây dựng kế hoạch cho tổ theo từng tháng,học kì, năm học theo kế hoạch chung của BCH CĐCS

Bảo đảm sinh hoạt tổ công đoàn (họp theo tổ chuyên môn), chuẩn bị kĩ nội dung sinh hoạt , nhấn mạnh những việc cần làm trong tháng , sau khi bàn bạc cần biểu quyết đưa đến sự thống nhất

Phương pháp và nội dung sinh hoạt tổ công đoàn.

Một yếu tố then chốt để xây dựng tổ công đoàn đoàn vững mạnh, thu hút được đoàn viên tham gia nhiệt tình là nội dung và phương pháp sinh hoạt tổ. Nhưng trên thực tế với cách làm từ trước đến nay, khi họp tổ công đoàn, người tổ trưởng chủ yếu chỉ cung cấp thông tin, phổ biến những gì do ban chấp hành công đoàn đưa ra, kiểm tra lại công tác đã qua… Về nội dung nói chung là không sai, nhưng do cách nói một chiều làm cho người nghe trở nên thụ động- một phần do mệt mỏi sau giờ làm việc trong ngày nên các cuộc họp cứ tiếp diễn theo định kỳ đã vô tình tạo ra bầu không khí nhàm chán, lấy lệ, ai cũng ngại phát biểu, mau mau “ nhất trí”. Do vậy, cuộc họp tổ khó thu hút được đoàn viên, trong khi đoàn viên của chúng ta là những người lao động mộc mạc chân chất, dễ gần gũi, cởi mở nhất.

Vì vậy người tổ trưởng công đoàn cần thay đổi phương pháp tổ chức sinh hoạt tổ công đoàn, Nếu từ đơn vị tổ nơi thực hiện các chủ trương công tác- mà không phát huy được sức mạnh tập thể, thì chúng ta sẽ lấy sức mạnh từ đâu? Nếu mọi người không nêu được ý kiến của mình thì làm sao thực hiện được dân chủ? Sự kiện các lần Đại hội của Đảng ta lấy ý kiến của nhân dân đóng góp cho văn kiện Đại hội là một minh chứng cho thấy Đảng và nhà nước ta đã luôn mong muốn và tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, luôn lắng nghe dân nói, dân bàn. Như vậy, để tổ công đoàn trở thành nơi sinh hoạt có ý nghĩa, sinh động thu hút đoàn viên tham gia, để hoạt tổ động công đoàn có hiệu quả chúng ta áp dụng phương pháp : Lắng nghe và trao đổi

25 Trước đây chúng ta thường chú ý nói sao hay để người ta nghe, nay bổ sung thêm cách nghe sao cho người ta nói. Nghe tâm tư nguyện vọng, nghe những khó khăn trong làm việc, trong thực hiện kế hoạch, nghe phản ánh đời sống, điều kiện làm việc, nghe khó khăn chia sẻ cùng tìm cách tháo gỡ, nghe tin vui chuyện mừng để khuyến khích biểu dương, để phát hiện người thật việc thật, đề nghị khen thưởng. Nếu chân thành lắng nghe, chúng ta sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ các công đoàn viên vì họ chính là người lao động chung vai gánh vác, giải quyềt công việc tại bộ phận mình. Do vậy trước khi nghe tổ trưởng tìm cách khơi gợi vấn đề, biết cách đặt câu hỏi cho mọi người, để họ có dịp nói về những vấn đề họ đang quan tâm.

Biết lắng nghe là chúng ta đã thiết lập được thông tin hai chiều, nắm được tình hình cụ thể, chúng ta sẽ cùng trao đổi thảo luận để tìm cách giải quyết. Vì hơn ai hết, chúng ta hiểu mọi khó khăn vướng mắc chỉ có thể giải quyết được khi có sự cộng tác của tập thể tổ.

Chúng ta có thể đề xuất ý kiến lên cấp trên là để xin ý kiến chủ trương, đề nghị tạo điều kiện và tham mưu cho cấp trên có quyết định cho tập thể thực hiện. Có như vậy mọi người sẽ cảm thông với nhau hơn, cùng chia sẻ những khó khăn, từ đó tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa mọi người lại được nhân lên.

Sự thành công của một cuộc sinh hoạt là nhờ vào sự đóng góp ý kiến của nhiều người, là sự trao đổi cách làm, kinh nghiệm, có thể từ những mẫu chuyện vui, có thể từ một việc nào đó, bắt nguồn từ thực tế lao động, đời sống của công đoàn viên. Ngưòi tổ trưởng phải khéo léo đặt câu hỏi và điều khiển sao cho mọi người cùng tham gia ý kiến, để tổ viên không chỉ ngồi nghe và ghi chép chiếu lệ. Và khi đã quen với sinh hoạt, mọi người không chỉ phát biểu mà cùng hát, cùng kể chuyện… Thì tổ công đoàn không còn đơn điệu, khô khan nữa. Trong thực tế cuộc sống, ai cũng có nhu cầu được chia sẻ, được thư giản sau những giờ lao động căng thẳng, ai cũng thích đến những nơi mà mình được tôn trọng, được hỏi ý kiến, được tham gia và nhất là khi một quyết định mà trong đó có sự đóng góp của mình thì quyết định đó chắc chắn sẽ được thực hiện bằng một sức mạnh của quyết tâm và tinh thần trách nhiệm rất cao. Ngoài ra người tổ trưởng cần khéo léo lồng ghép sinh hoạt công đoàn với sinh hoạt chuyên môn như tổ chức câu lạc bộ bạn yêu thơ, cùng nhau bàn luận một tiết dạy hay, một bài toán khó, một sáng kiến kinh nghiệm đạt giải … như vậy vừa làm tốt hoạt động công đoàn mà còn đẩy mạnh hoạt động chuyên môn.

Nội dung sinh hoạt tổ công đoàn gồm những công việc cụ thể như sau:

+ Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách , pháp luật của Nhà nước, vận động CBGV-CNV lao động chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội qui, qui chế đơn vị, thực hiện tốt các công tác của công đoàn và những công việc do nhà trường phân công

+ Dựa vào chỉ tiêu của nhà trường đưa ra sau HNCBVC, các tổ công đoàn vận động, giúp đở , động viên CBGV-CNV hăng hái thi đua dạy tốt, công tác tốt, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và công

26 tác đề nâng cao hiệu suất giờ lên lớp, nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao

+Vận động CBGV-NV lao động giúp nhau trong học tập, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ “Đổi mới, phát tri n, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ” của ngành

+ Khi có công đoàn viên trong tổ gặp khó khăn hay nghỉ do con ốm, tổ trưởng công đoàn vận động các công đoàn viên trong tổ giúp đỡ hay phân công GV dạy thay

+ Nắm vững tâm tư, nguyện vọng của công đoàn viên để động viên giúp đỡ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công

Để đánh giá hoạt động của các tổ công đoàn, BCHCĐCS trường dựa vào các tiêu chuẩn cự thể như sau để có căn cứ xếp loại tổ công đoàn hàng năm:

TT Tiêu chí Điểm

1 Thông báo đầy đủ, kịp thời các chủ trương, kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ quan, đơn vị đến 100% đoàn viên

10

2 Nắm bắt và phản ánh kịp thời tâm tư,

nguyện vọng của đoàn viên với BCH CĐCS và người có trách nhiệm giải quyết

10

3 Không có đoàn viên vi phạm pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước, quy chế của cơ quan

10

4 Thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ hợp lý

10

5 Thực hiện tốt nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vệ sinh cơ quan đơn vị

10

6 Vận động đoàn viên trong tổ giúp nhau học tập, tích cực tham gia các phong trào văn nghệ, thể thao do công đoàn tổ chức

10

7 Tổ chức thăm hỏi đoàn viên và thân nhân của đoàn viên lúc khó khăn, hoạn nạn, đau ốm và trợ giúp nhau kịp thời

10

8 Tổ chức thăm hỏi đoàn viên và thân nhân của đoàn viên lúc khó khăn, hoạn nạn, đau ốm và trợ giúp nhau kịp thời

10

9 Duy trì sinh hoạt tổ đều đặn, có nội dung cụ thể, có sổ theo dõi ghi chép rõ ràng

27 10 Đoàn viên trong tổ có sáng kiến kinh

nghiệm

10

* Xếp loại:

- Tổ công đoàn vững mạnh xuất sắc: Đạt từ 95 điểm trở lên. - Tổ công đoàn vững mạnh: Đạt từ 90 điểm đến dưới 95 điểm. - Tổ công đoàn xếp loại khá: Đạt từ 85 điểm đến dưới 90 điểm.

- Tổ công đoàn xếp loại trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm. - Tổ công đoàn yếu kém: Dưới 50 điểm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn tại trường THPT quỳnh lưu (Trang 26 - 31)