PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
5. Kết quả đạt được trong các năm học trước và bài học kinh nghiệm để
phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn tại THPT Quỳnh Lưu 2
5.1. Những vấn đề chung
Với những giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức CĐCS được thực hiện thường xuyên cho nên chất lượng và hiệu quả hoạt động công đoàn chúng tôi đã có nhiều khởi sắc. Toàn thể đoàn viên công đoàn đều tham gia hưởng ứng nhiệt tình các đợt thi đua vì vậy trường và công đoàn đã đạt được một số thành tích đáng kể cụ thể như sau:
Từ khi thành lập trường đến nay Công đoàn đã xây dựng được tập thể đoàn kết nhất trí cộng đồng trác nhiệm, không có đơn thư khiếu nại, không có cán bộ giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo và tất cả đoàn viên công đoàn đều thực hiện tốt pháp lệnh dân số và kế hoạch hoá gia đình. Đến nay, có trên 90 % giáo viên đạt trình độ đại học; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực học tập và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác và giảng dạy có hiệu quả.
Hàng năm có 10 dến 15 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, năm học 2021-2022 có 31 lượt giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Hàng năm, tỉ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành, tỉnh vượt mức chỉ tiêu.
Chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên rõ nét. Hàng năm, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt trên 98% trở lên; tỉ lệ học sinh lên lớp đạt trên 99%,
30 trong đó học sinh có học lực giỏi đạt 0,5%; học sinh có học lực khá đạt trên 28%. Năm học 2021-2022 có 12/28 học sinh đạt giải cao học sinh giỏi cấp tỉnh. Có 3 HS đạt giải cao trong Hội khỏ Phù Đổng cấp Tỉnh, Hội thao quốc phòng toàn dân.
5.2. Ưu điểm và hạn chế* Ưu đi m * Ưu đi m
BCHCĐ luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo,
của Công đoàn Giáo dục Nghệ An và của Cấp ủy nhà trường.
Chuyên môn và Công đoàn luôn phối hợp nhịp nhàng trong việc triển khai các hoạt động. Chuyên môn luôn tạo điều kiện cho Công đoàn hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ. Công đoàn luôn hỗ trợ đắc lực cho Chuyên môn trong công tác vận động thực hiện nghị quyết, kế hoạch của ngành cũng như đơn vị.
Công đoàn đã xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có bản lĩnh, năng lực công tác, có khả năng đại diện cho tiếng nói của đoàn viên.
Sự đồng tâm hiệp lực của tập thể CBNGNLĐ, nội bộ đoàn kết thống nhất vì sự phát triển của nhà trường.
Công tác phối hợp trong chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của đoàn viên và người lao động đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao. Vẫn còn đoàn viên và người lao động còn phải đi thuê nhà, điều kiện ăn ở sinh hoạt còn bất tiện. Việc chăm lo đời sống tinh thần như các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ chưa được tổ chức thường xuyên.
Công đoàn viên trong trường tuổi đời, tuổi nghề còn ít, thu nhập thấp nên ảnh hưởng tới công tác từ thiện, nhân đạo.
* Hạn chế
Ban chấp hành công đoàn đều là những đồng chí kiêm nhiệm nên nhiệm vụ chính vẫn phải đảm bảo chất lượng chuyên môn, thời gian đầu tư cho công tác công đoàn không nhiều.
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế vì chưa qua trường lớp đào tạo làm cán bộ công đoàn.
Sinh hoạt công đoàn còn mang tính hình thức, nội dung còn nghèo nàn, còn cứng nhắc và chưa mang màu sắc của công đoàn nên chưa thu hút được đoàn viên công đoàn hưởng ứng và tham gia.
Công tác tham mưu với chi bộ Đảng, Ban giám hiệu để tạo điều kiện thời gian, tài chính, huy động nhân lực ... trong các hoạt động của BCH còn hạn chế. Thậm chí còn mang tư tưởng ngại va chạm với cấp trên trong việc tham gia ý kiến bảo vệ quyền lợi công đoàn viên trong họp xét thi đua, kiểm điểm hàng tháng, hàng năm.
Mục tiêu thi đua còn chung chung, chưa gắn với từng cá nhân cụ thể. Chưa thật nhìn rõ tiềm lực của mình để phát mà mạnh dạn phấn đấu dăng ký thi đua.
31 Công tác chuẩn bị chỉ tiêu trong phương hướng hội nghị viên chức đầu năm còn coi nhẹ, chưa sát với điều kiện thực tế.
Một số tổ công đoàn chưa làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước vì vậy dẫn đến có đoàn viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp lệnh dân số và kế hoạch hoá gia đình.
5.3. Bài học kinh nghiệm
Từ những giải pháp và kết quả đạt được, chúng tôi xin được rút ra một vài bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh:
- Để công đoàn cơ sở thật sự vững mạnh, cần tạo được sự đồng thuận về nhận thức và tình cảm của cơ quan đơn vị. Công đoàn cơ sở phải tạo được mối quan hệ hài hòa về quyền lợi và nghĩa vụ giữa Hiệu trưởng, ban chấp hành công đoàn và CBGV, CNV lao động dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy Đảng. Đây là một công việc không dễ dàng. Tuy nhiên, không giải quyết được mối quan hệ hài hòa ấy, sức mạnh của cơ quan đơn vị sẽ bị giảm sút, vai trò công đoàn sẽ bị mai một. Muốn vậy, công đoàn và các bên liên quan phải nhận thức đúng đắn mục đích chung chân chính của đơn vị, xây dựng những tình cảm tích cực và hành động một cách khoa học, mạnh mẽ. Đây là nền tảng cho sự phát triển của nhà trường, sự vững mạnh của công đoàn cơ sở, quyền lợi của nhà giáo và người lao động ngày được nâng cao.
- Phải xây dựng một BCH Công đoàn cơ sở gồm những thành viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm hoạt động công đoàn, nhiệt huyết với phong trào chung, có bản lĩnh cứng cỏi, đúng đắn, nhất là vai trò của chủ tịch công đoàn. Có vậy, BCH Công đoàn mới thật sự có sức thu phục quần chúng lao động và dễ có khả năng tạo sự hài hòa các mối quan hệ.
- Hoạt động Công đoàn cơ sở cần có nội dung chương trình, kế hoạch rõ ràng, phù hợp với cơ quan đơn vị và mang màu sắc công đoàn. Các hoạt động có chủ định, chủ điểm, hướng đến quyền, lợi ích chính đáng của người lao động và mục tiêu chung của Ngành, của cơ quan đơn vị. Hoạt động không nên dàn trải và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Chú trọng đôn đốc, kiểm tra, động viên khuyến khích và rút kinh nghiệm kịp thời.
Trong hoạt đông công đoàn cơ sở tuỳ theo đặc điểm của mỗi đơn vị mà ban chấp hành công đoàn cần có kế hoạch chỉ đạo và phương pháp hoạt động sát đúng với đơn vị mình. Nhưng theo tôi "một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở
vững mạnh" mà chúng tôi đã nêu ở trên là những biện pháp chung nhất đã thực
nghiệm và đạt một số kết quả.
BGH và BCHCĐ phải phối hợp chặt chẽ, phải nhiệt tình và có trách nhiệm. Thường xuyên gần gũi với Cán bộ-GV để nắm bắt kịp thời những khó khăn, những tâm tư nguyện vọng của CB-GV từ đó có kế hoạch hỗ trợ kịp thời kịp lúc. Việc tổ chức các phong trào phải đi sâu vào chất lượng, được duy trì lâu dài và đảm bảo tính công bằng để tạo lòng tin cho CB-GV, tránh việc tổ chức qua loa chỉ mang tính hình thức.
32 Các khoản đóng góp của CBGV cho phong trào đều phải được vận động công khai, được đưa ra bàn bạc thống nhất trong CBGV và phải được tập thể nhất trí cao.
Cần vận động được đông đảo CBGV tham gia phong trào và sử dụng nhiều người, nhiều lực lượng trong quá trình thực hiện. Không nên chỉ sử dụng một ít người làm việc quá nhiều lần.
Phải tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện phong trào. Biểu dương và nhân rộng những cá nhân, tập thể làm tốt.Rút kinh nghiệm, động viên những cá nhân và tật thể làm chưa tốt để thực hiện tốt hơn trong những lần sau. BCH CĐCS, Hiệu trưởng, Tập thể GV phải luôn luôn đoàn kết, vì có đoàn kết mới phát huy sức mạnh nội lực, mới hoàn thành tốt các phong trào đưa ra. CĐCS phải thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động phong trào nhằm nâng cao sức khoẻ, tăng cường sự đoàn kết trong tập thể CBGV.
BCH CĐCS luôn tạo điều kiện và phản ánh những tâm tư nguyện vọng của CBGV để giúp họ an tâm công tác, chăm lo về vật chất và tinh thần cho họ.
BCH CĐCS phải có nhận thức chính trị đúng đắn, phải đặt mối quan hệ Công đoàn với Đảng, với chính quyền, có những qui hoạch và chiến lược để Đoàn viên thực hiện tốt đường lối đổi mới của Đảng cũng như của sự nghiệp phát triển giáo dục.
BCH CĐCS phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. nội bộ Ban chấp hành phải đoàn kết, nhất trí cao, có phẩm chất đạo đức tốt, phát huy tinh thần trách nhiệm nhiệt tình trong công tác, phải mạnh dạn thẳng thắn phê và tự phê để không ngừng tiến bộ.