II. Biện pháp phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học tại trường THPT Cửa Lò
3. Biện pháp 3: Cán bộ công đoàn phải là cầu nối giữa công đoàn viên
29
và lãnh đạo Nhà trường. Công đoàn phải có những hoạt động thiết thực, hướng về nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho CBNGNLĐ hiệu quả
3.1. Mục tiêu thực hiện:
Khi nói đến mối liên hệ chặt chẽ của Công đoàn với quần chúng Lê Nin đã cảnh báo: “Một trong những nguy cơ lớn nhất và đáng sợ nhất là sự cắt đứt liên hệ với quần chúng. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ không tránh khỏi tai họa, nếu bộ máy chuyển lực từ Đảng Cộng sản đến quần chúng tức là tổ chức Công đoàn bị xộc xệch hoặc không chạy tốt”.
Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ CBNGNLĐ luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và được quán triệt trong Công đoàn trường. Để thực hiện được điều đó Công đoàn trường phải vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Chi bộ trường; Ban chấp hành công đoàn đóng vai trò là cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Chi bộ và CBGVNLĐ
3.2. Nội dung thực hiện:
Dựa vào các văn bản về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của công đoàn. Căn cứ vào nhiệm vụ của nhà trường trong mỗi năm học.
Căn cứ vào nguồn lực kinh tế của Nhà trường.
3.3. Cách thức thực hiện:
Ban chấp hành Công đoàn cần tích cực nắm bắt tình hình và nguyện vọng chính đáng của CBNGNLĐ, để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền có những chính sách, biện pháp cụ thể, đưa các quan điểm, tư tưởng, chủ trương của Đảng vào cuộc sống. Chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị và trình độ cho CBNGNLĐ.
BCH công đoàn có sự phối hợp tốt với chuyên môn và các ban trong Nhà trường thực hiện đầy đủ, kịp thời, minh bạch các chế độ chính sách của nhà nước đối với nhà giáo, người lao động, cán bộ quản lí giáo dục tìm ra nhiều giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho CBNGNLĐ. Bên cạnh đó, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường tham gia vào hội đồng xét nâng lương, thăng hạng, hội đồng thi đua khen thưởng nhằm bảo vệ quyền lợi của CBNGNLĐ.
Cán bộ công đoàn phải có khả năng và phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục để tập hợp đoàn viên và người lao động, đặc biệt cán bộ công đoàn
30
phải có kỹ năng thương lượng, đàm phán với Chi bộ, Ban giám hiệu, ban thi đua để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ.
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; công khai, dân chủ về các hoạt động của nhà trường, công khai chế độ, chính sách cho CBNGNLĐ thông qua các hội nghị. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, triển khai các hoạt động tình nghĩa như trợ cấp khó khăn, thăm hỏi ốm đau, tang gia hiếu hỉ, các hoạt động tương thân tương ái, hiến máu nhân đạo, giúp đỡ nhà giáo và người lao động có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.
Tổ chức tham gia các hoạt động tham quan học tập, giao lưu giữa các trường THPT trên địa bàn để giúp CBNGNLĐ học hỏi kinh nghiệm, phát triển năng lực chuyên môn.
Tuyên truyền, triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa Công đoàn với Nhà trường tới các tổ chuyên môn.
Thường xuyên chăm lo đời sống tinh thần và sức khỏe cán bộ đoàn viên, thực hiện tốt chế độ BHXH, BHYT, BHTT, bảo hiểm thất nghiệp. Tổ chức và vận động cán bộ đoàn viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tham quan du lịch.