II. Biện pháp phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học tại trường THPT Cửa Lò
6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học
34
6.1. Mục tiêu thực hiện:
Khi thực hiện đánh giá sự phối hợp của Công đoàn và Chính quyền thì cần đánh giá từng hoạt động, phân tích kết quả đạt được, những hoạt động chưa đạt, xác định nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm cho các nhiệm vụ tiếp theo. Việc đánh giá không phải chỉ thực hiện khi kết thúc một giai đoạn mà phải được đặt ra cả trong quá trình thực hiện để kịp thời có những điều chỉnh khi cần thiết. Đánh giá nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo chỉ đạo thực hiện. Lấy thông tin phản hồi từ CBNGNLĐ để điều chỉnh hoạt động giảng dạy và quản lý khi cần thiết.
6.2. Nội dung thực hiện:
Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn (hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động tư vấn, hỗ trợ CBNGNLĐ, ....).
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam về công tác tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn nhằm phát hiện những sai phạm, dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Công đoàn.
Phối hợp với các ban trong nhà trường kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng thường xuyên, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, ...
6.3. Cách thức thực hiện:
Để tiến hành kiểm tra đánh giá cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá; thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá; chuẩn bị các điều kiện cần phục vụ cho công tác kiểm tra và tiến hành việc kiểm tra theo kế hoạch.
Sau khi tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá cần công khai kết quả kiểm tra, đánh giá. Tổng kết để rút kinh nghiệm, đánh giá ưu điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phù hợp. Trong quá trình kiểm tra cần:
Căn cứu vào các văn bản pháp luật quy định quyền kiểm tra, đánh giá để xây dựng được các tiêu chí, các nội dung trước khi tiến hành kiểm tra sát thực và phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của Nhà trường.
Chuẩn bị lực lượng tham gia kiểm tra (phân công trưởng đoàn và các thành viên, chứcvụ, trình độ chuyên môn trong đoàn kiểm tra đúng theo quy định, ...). Việc kiểm tra phải được tiến hành vào thời gian, địa điểm thích hợp và có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, tài chính, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra. Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra là việc làm cần thiết, nhanh chóng đạt hiệu quả (cả về người tham gia, cơ
35
sở vật chất, tài chính, phương tiện đi lại, …).