Hướng dẫn chi tiết các hoạt động học tại trường THPT chúng tôi công tác

Một phần của tài liệu DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHỦ đề “MÁY ĐIỆN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM (Trang 31 - 34)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3. Xây dựng kế hoạch dạy học

2.3.2.2. Hướng dẫn chi tiết các hoạt động học tại trường THPT chúng tôi công tác

công tác

Hoạt động 1, 2: HS trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở phân phối, sửa chữa máy

phát điện, động cơ điện, tham quan tìm hiểu nghề sửa chữa điện dân dụng và làm

việc ở nhà –Thời gian 1-2 ngày

Mục tiêu - Trải nghiệm tìm hiểu về máy phát điện và động cơ điện trong thực tiễn, các nghề liên quan để thu thập thông tin, sắp xếp các thông tin và đặt các câu hỏi nghiên cứu.

Nội dung - Tổ chức trải nghiệm thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan để thu thập các thông tin thực tiễn. Sau đó tìm hiểu từ các nguồn khác về nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc cầu tạo của máy phát điện, động cơ điện…

- Xây dựng báo cáo dựa trên các nhiệm vụ của phiếu học tập 01 và các kết quả trải nghiệm.

28

Gợi ý tổ chức

hoạt động + Chia nhóm, mỗi nhóm 8-10 HS. Phổ biến kế hoạch tham quan 1. Trải nghiệm thực tiễn

trải nghiệm (từ 1 giờ đến 2 giờ)

+ Tham quan cơ sở sửa chữa điện dân dụng Đức Bình tại thơn 4, xã Lĩnh Sơn, huyện An. Ghi lại những thông tin quan sát được và nghe được vào bản thu hoạch trải nghiệm 1.

+ Tham quan cơ sở điện tử Vinh Bé, lắng nghe Bác Trần Văn Vinh (Bố của em Trần Mạnh Cường- giải nhất sáng tạo KHKT Quốc gia năm 2016- Bác là người am hiểu nhiều trong ngành điện, chuyên sữa chữa các hư hỏng của các thiết bị điện) nói về cấu tạo, ứng dụng, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện, động cơ quạt điện. Ghi lại những thông tin quan sát được và nghe được vào bản thu hoạch trải nghiệm 2.

+ Tham quan cơ sở sửa chữa điện dân dụng Hùng Cường tại thôn 2, xã Thanh Dương , huyện Thanh Chương. Ghi lại những thông tin quan sát được và nghe được vào bản thu hoạch trải nghiệm 1.

+ Tham quan cơ sở điện tử Hà Hải tại xã Thanh Dương, Thanh Chương. Lắng nghe Bác Nguyễn Hữu Hải là người am hiểu nhiều trong ngành điện, chuyên sữa chữa các hư hỏng của các thiết bị điện) nói về cấu tạo, ứng dụng, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện, động cơ quạt điện. Ghi lại những thông tin quan sát được và nghe được vào bản thu hoạch trải nghiệm

2. Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01) Sau tham quan, trải nghiệm, HS về nhà:

- Tìm kiếm thêm các thông tin về máy phát điện và động cơ điện từ các nguồn khác nhau (người lớn, sách báo, Internet).

- Sưu tầm một số động cơ điện sử dụng trong các thiết bị ở gia đình, tháo rời động cơ điện để tìm hiểu

- Xây dựng báo cáo những điều em đã thu được qua trải nghiệm, qua nghiên cứu ở nhà và nạp lại cho GV sau 1-2 ngày

Sản phẩm mong đợi

- Báo cáo và hình ảnh về tìm hiểu thực tiễn có liên quan đến máy phát điện, động cơ điện

- Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế sản phẩm và bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm

- Sản phẩm tương tác trên phiếu học tập với GV trên messenger

Gợi ý đánh giá

GV đánh giá việc trình bày, đánh giá sản phẩm là các câu hỏi, ý kiến trao đổi, đánh giá kết quả vở ghi.

29

Hoạt động 3,4: Báo cáo trải nghiệm – Xây dưng kiến thức nền- Triển khai dự án (45 phút)

Mục tiêu - Trình bày báo cáo, chia sẻ thảo luận về các điều thu được từ trải nghiệm về máy phát điện, động cơ điện và các nghề liên quan đến máy phát điện, động cơ điện.

- Nắm được các kiến thức từ sách giáo khoa

- Xác định được nhiệm vụ nghiên cứu vận dụng kiến thức động cơ điện để tạo ra sản phẩm hữu ích cho đời sống

Nội dung -Trình bày các báo cáo, trao đổi kết quả trải nghiệm

-Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu: tìm hiểu nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện, động cơ điện.

- Đề xuất ý tưởng của nhóm để tiến hành thực hiện

Gợi ý tổ chức hoạt động

- Theo ppct dạy học bài 17- Vật lí 12 là 45 phút, thay vào đó GV sẽ tổ chức HS báo cáo trải nghiệm và hợp thức hóa kiến thức khoảng 30 phút, 15 phút còn lại GV sẽ tổ chức cho HS đề xuất dự án, nhận nhiệm vụ chế tạo sản phẩm về máy phát điện, động cơ điện. Cụ thể:

+ Đại diện HS của 1 nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả trải nghiệm. Các nhóm cịn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung

+ GV đánh giá, hợp thức hóa kiến thức, luyện tập. Đề xuất triển khai dự án và định hướng nghiên cứu theo phiếu học tập 02

Sản phẩm mong đợi

- HS tiến hành trình bày báo cáo và thảo luận theo kế hoạch - HS nắm vững các kiến thức về máy phát điện, động cơ điện - Đề xuất dự án: chế tạo mơ hình máy phát điện, máy hút bụi, máy đánh ghỉ sét, bức tranh thơng điệp sử dụng điện năng an tồn

Gợi ý đánh giá - GV đánh giá q trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả ghi chép được của các HS và việc trình bày thảo luận trước lớp của HS.

- HS tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trị, sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm theo phiếu đánh giá

Hoạt động 5: Thiết kế, chế tạo sản phẩm

Mục tiêu - Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế

Nội dung - HS thảo luận đề xuất các giải pháp, chọn giải pháp tốt nhất, xây dựng bản thiết kế mơ hình sản phẩm, bản dự trù kinh phí và thực hiện chế mẫu theo thiết kế, thử nghiệm và điều chỉnh

- Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh

Gợi ý tổ chức hoạt động

- Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, xây dựng sản phẩm là mơ hình có vận hành được và bài giới thiệu trước lớp

30 các em hoạt động ngoài giờ (thực hiện theo phiếu học tập 03)

Và hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện

Sản phẩm mong đợi

- Mơ hình máy phát điện, máy hút bụi, máy đánh ghỉ sét, bức tranh thơng điệp sử dụng điện năng an tồn

- Kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện

Gợi ý đánh giá + GV đánh giá q trình thực hiện theo cơng cụ bảng kiểm + HS đánh giá lẫn nhau

Hoạt động 6: Trình bày sản phẩm và đánh giá

Mục tiêu - Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu

- Đề xuất các ý tưởng cải tiến thiết bị tự chế

Nội dung - Trưng bày, báo cáo sản phẩm

- Chất vấn, thảo luận; đánh giá theo phiếu đánh giá, - Nhận xét thành công, tồn tại khi kết thúc hoạt động. - GV giao bài tâp về nhà : Vẽ bản đồ tư duy về máy điện?

Gợi ý tổ chức hoạt động

- GV giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (Bài báo cáo trình chiếu, mơ hình đã chế tạo). Cuối tiết học nạp lại phiếu đánh giá

Sản phẩm mong đợi

- Mơ hình máy phát điện, máy hút bụi, máy đánh ghỉ sét vận hành tốt.

- Hướng phát triển của dự án

Gợi ý đánh giá - HS được đánh giá thông qua ba điểm số: Tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá qua quan sát của GV, đánh giá qua bài Quizzi

2.3.2.3. Chương trình kết nối lớp học giữa 12A2 Trường THPT Anh Sơn 2 và lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Sỹ Sách

Một phần của tài liệu DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHỦ đề “MÁY ĐIỆN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM (Trang 31 - 34)