Giải pháp phòng chống BKLN

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO để NÂNG CAO SỨC KHOẺ THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN ở TRƯỜNG THPT (Trang 36 - 38)

Bệnh không lây nhiễm có thể phòng chống hiệu quả thông qua kiểm soát các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực và lạm dụng rượu, bia.

Ví dụ, cải thiện lối sống có thể giảm hơn một nữa nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 4 năm. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp bệnh mạch vành tim, đái tháo đường tip 2 có thể tránh được thông qua thay đổi lối

37

sống, và khoãng 1/3 các trường hợp ung thư có thể tránh được bằng cách ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng bình thường và tập thể dục trong suốt cả cuộc đời.

+ Không hút thuốc lá, nếu đã hút thì nên cai thuốc, bỏ thuốc

Thuốc lá có hại không chỉ cho người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người xung quanh hít phải khói thuốc lá( hút thuốc thụ động).

Không nên hút thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào. Sau 1 năm bỏ hút thuốc nguy cơ bệnh mạch vành giảm xuống một nửa và 5 đến 15 năm sau bỏ thuốc nguy cơ đột quỵ giảm xuống như người chưa hút thuốc.

+ Không uống rượu, bia hoặc các loại thức uống có cồn đến mức có hại Rượu, bia hoặc các loại thức uống có cồn nếu uống ít, đúng cách sẽ có lợi cho sức khoẻ và ngược lại nếu uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khoẻ. WHO khuyến cáo: Nam không uống quá 2 đơn vị cồn/ ngày, nữ uống không quá 1 đơn vị cồn/ ngày. 1 đơn vị cồn= 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch nước uống, tương đương ¾ chai/lon bia 330ml(5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml hoặc 1 ly rượu vang 100ml; hoặc tương đương 1 chén rượu mạnh 30ml(40%).

+ Tích cực hoạt động thể chất

Việc hoạt động thể chất đúng cách, đủ thời gian và duy trì đều đặn sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, xả stress và phòng ngừa các bệnh mãn tính nguy hiểm. WHO khuyến cáo về tập luyện thể chất như sau:

Tập với cường độ trung bình (đi bộ nhanh, khiêu vũ, làm vườn, làm việc nhà…) ít nhất 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần, nếu không tập được liên tục 30 phút thì chia ra nhiều lần và mỗi lần ít nhất 10 phút. Hoặc tập với cường độ mạnh (chạy nhanh, tập aerobic, đá bóng…), ít nhất 15 phút/ ngày, mỗi tuần 5 ngày. Nên tăng lên 300 phút/ tuần ở cường độ trung bình và 150 phút/ tuần ở cường độ mạnh sẽ tăng hiệu quả hơn.

Đối với người già, lớn tuổi nên tập luyện theo khả năng. Trẻ em và thiếu niên nhi đồng nên hoạt động nhiều hơn. + Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Thực hiện chế độ ăn đủ chất, khoa học, hạn chế chất béo no, ít muối, tăng cường rau xanh là một phần quan trọng trong phòng chống BKLN.

+ Các biện pháp khác

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp trên, cần khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi, điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, sàng lọc BKLN… Sâu xa hơn, cần phải giải quyết các vấn đề toàn cầu hoá, đô thị hoá, già hoá, nghèo đói…

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO để NÂNG CAO SỨC KHOẺ THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN ở TRƯỜNG THPT (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)