Nguyên nhân khiến cho quản lý cảm xúc của giáo viên không có hiệu quả một phần do ý thức của học sinh. Đối tượng chính mà giáo viên tiếp xúc là những học sinh, độ tuổi với tâm lý thay đổi theo thời gian, sự ương bướng, tính cách khó bảo luôn là sự lo lắng của giáo viên, ảnh hưởng tâm lý trong việc giảng dạy những cô cậu học trò như thế khiến giáo viên luôn căng thẳng, không thể làm chủ cảm xúc của mình cũng như không thể làm chủ trong suy nghĩ, trong cách quản lý cảm xúc của chính giáo viên. Việc dạy trẻ phải theo những quy tắc của nhà giáo nên dù các bạn trẻ cư xử không đúng cũng chỉ được phép nhẹ nhàng nói nhưng đối với một số học sinh cứng đầu, không sợ gì thì đó càng là điều khiến các bạn nghịch phá hơn vì nghĩ không ai làm gì được mình. Cần có những biện pháp khắt khe hơn trong trường học để giáo viên và học sinh nghiêm túc hơn trong học tập, những quy định luôn được học sinh thực hiện và quản lý cảm xúc tốt sẽ dần xuất hiện trong kỹ năng giáo viên
Nguyên nhân từ phía phụ huynh, đồng nghiệp, lãnh đạo trường
Giáo viên dù hoàn hảo thế nào cũng không tránh khỏi những căng thẳng từ phía phụ huynh, đồng nghiệp, lãnh đạo trường, Khi nhu cầu phụ huynh đòi hỏi cao từ giáo viên về chất lượng học tập của các bạn học sinh, khi phụ huynh không biết được năng lực thực sự của con em mình như thế nào, những lời lẽ khó nghe của phụ huynh khi thấy con điểm kém luôn là điều giáo viên thấy tủi thân và xấu hổ, những lời nói nặng nề đôi khi khiến giáo viên không thể làm chủ được cảm xúc mà nói những câu nói thật gây mất lòng phụ huynh học sinh. Hay sự ghen tị năng lực giữa các đồng nghiệp trong môi trường giáo dục, những quy định trên ban lãnh đạo đề xuống khiến cho giáo viên thấy lo lắng, không biết cân bằng cảm xúc bản thân như thế nào, không biết cân đối giữa các công việc tạo tâm lý không thoải mái và việc quản lý cảm xúc không thể phát huy được.