Khả năng ứng dụng và hướng phát triển của đề tài.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM địa LÝ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA PHẦN địa LÝ địa PHƯƠNG (Trang 51 - 52)

1. Khả năng ứng dụng của đề tài.

Đề tài dã mang lại cho học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.

Với cách dạy cho học trại nghiệm tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của huyện nhà sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.

Đề tài “ dạy học trải nghiệm địa lý và tích hợp giáo dục hướng nghiệp lớp 12 qua phần địa lý địa phương” tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn gia đình, nhà trường, xã hội; qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo). Các năng lực chung hình thành và phát triển trong hoạt động trải nghiệm được thể hiện dưới các hình thức đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.

2. Hướng phát triển của đề tài.

Địa Lý là một môn học nghiên cứa về tự nhiên, dân cư, xã hội,.. nên dễ dàng trong các hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm : Hình thức có tính khám phá

(Thực địa – thực tế, Tham quan, Cắm trại, Trò chơi,...); Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo, Sân khấu hoá,...); Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo...); Hình thức có tính nghiên cứu (Dự án và nghiên cứu khoa học, Hoạt động theo nhóm sở thích).

Dự kiến trong thời gian tới, cá nhân và nhóm chuyên môn Địa Lý của trường Nghi Lộc3 sẽ tăng cường lựa chọn các chủ đề trong chương trinh Địa Lý phổ thông thích hợp để dạy học trải nghiệm. Bởi đó là một phương pháp dạy học thích hợp nhất để cho học sinh gắn kiến thức giữa lý thuyết và thực tiễn cuộc sống, đồng thời đây cũng là một trong những phương pháp dạy học phát huy tốt phẩm chất và năng lực của học sinh ở mức độ cao; Lựa chọn từng bài, từng phần trong môn địa lý thích hợp có thể định hướng nghề nghiệp trong lai cho học sinh. Như vậy các em sẽ có một lượng kiến thức khi lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sự yêu thích của mình.

Tính khả thi của đề tài mang lại hiệu quả rất cao. Phương pháp này không chỉ áp dụng được trong môn Địa Lý mà có thể áp dụng được ở tất cả các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông; không chỉ áp dụng ở chương trình học THPT mà còn cả THCS( đặc biệt là những học lớp 9). Với đề tài “ dạy học trải nghiệm địa lý và tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ” đáp ứng được yêu cầu chương trình Giáo dục phổ thông mới.

48

PHẦN III. KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM địa LÝ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA PHẦN địa LÝ địa PHƯƠNG (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)