Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC địa LÍ THEO HƯỚNG CHUYỂN đổi SỐ (Trang 52)

4.1. Mục đích thức nghiệm sư phạm.

Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài. Qua các tiết dạy thực nghiệm ở HS lớp 11 (năm học 2020 - 2021) và lớp 12 (năm học 2021 - 2022) ở cùng đối tượng HS để khẳng định sự cần thiết và tính đúng đắn của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Từ đó đánh giá hiệu quả của việc phát triển năng lực số cho HS ở hai trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT Lê Viết Thuật.

4.2. Đối tượng và nhiệm vụ thực nghiệm sự phạm.

- Đối tượng thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm của chúng tôi được tiến hành tại thực hiện ở 5 lớp 11 (2020 - 2021) và 5 lớp 12 (2021 - 2022) (cùng đối tượng HS) tại trường THPT Lê Viết Thuật (lớp A1, A2, A3, D1, D2 với 225 HS) và THPT Huỳnh Thúc Kháng (lớp A1, A2, A3, D4, D5 với tổng số 227 HS).

- Thời gian thực nghiệm: Năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 - 2022. - Nhiệm vụ thực nghiệm:

+ Ở lớp thực nghiệm được áp dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại theo hướng phát triển năng lực đổi số.

49 + Áp dụng cách đánh giá như nhau giữa các lớp: Sau khi dạy thực nghiệm HS từ lớp 11 lên lớp 12, qua quá trình quan sát trên lớp học, thu thập các số liệu rồi thống kê xử lý các số liệu đánh giá được khả năng chuyển đổi số của học sinh trong quá trình học tập và rút ra các kết luận về tính khả thi của đề tài.

4.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với các bài học ở lớp 11 và lớp 12 theo hướng chuyển đổi số dựa trên các địa chỉ tích hợp chuyển đổi số đã xác định được.

- Tiến hành khảo sát HS hai lần: một lần ở lớp 11 và một lần ở lớp 12 để đánh giá kĩ năng năng lực số của HS đã được hình thành và phát triển.

4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm.

Trước khi tiến hành đề tài chúng tôi đã tiến hành khảo sát năng lực ứng dụng CNTT của HS để đo mức độ sự tiếp nhận tri thức và kỹ năng của học sinh trong quá trình thực hiện chuyển đổi số (số liệu lấy trong lần khảo sát cùng với 452 HS khối 11 của 2 trường), kết quả như sau:

Bảng 4: Bảng khảo sát năng lực ứng dụng ICT của học sinh trước thực nghiệm (Năm học 2020 - 2021)

STT Nội dung/ vấn đề Tình trạng (Đơn vị: %) Chưa Có nhưng chưa thành thạo Thành thạo

1 Em đã từng sử dụng thiết bị số cho việc học 12,5 74,5 13,0

2 Em đã có thể sử dụng các phần mềm trong các

thiết bị số cho việc học 84,6 10,3 5,1

3

Biết xác định các thơng tin cần tìm và tìm kiếm được dữ liệu, thông tin trong môi trường số phục vụ cho học tập

86,5 10,5 3,0

4 Biết phân tích đánh giá được độ tin cậy, tính

xác thực của các nguồn dữ liệu 93,2 6,8 0,0

5 Lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin

và nội dung trong môi trường số 84,5 9,5 5,0

6 Tương tác thông qua các thiết bị số 40,6 56,2 3,2

7 Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong

hoạt động hợp tác trong học tập 68,0 24,5 7,5 8

Em đã sử dụng một hay các phần mềm Zoom, Azota, Quizizz, Google Meet, Microsoft Teams, Edraw Mind Map... trong học tập

89,4 5,6 5,0

9 Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong

hoạt động giáo dục khác 80,5 10,0 9,5

10 Em đã được các thầy cô cho ứng dụng các thiết

50 Qua bảng thống kê kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng khả năng ứng dụng ICT vào học tập của học sinh còn chưa cao và ở các lớp là tương đương nhau. Số HS sử dụng thành thạo công nghệ số vào phục vụ học tập cịn rất ít, chỉ mới chiếm khoảng 10%, còn hầu như HS chưa ứng dụng ICT phục vụ cho việc học tập, chiếm hơn 70 - 80% số HS được khảo sát. HS dùng các thiết bị số chủ yếu phục vụ cho nhu cầu giải trí của bản thân nhiều hơn (như lướt web, chơi game, …). Vì vậy mục tiêu của đề tài là nâng cao kĩ năng chuyển đổi số cho HS thông qua việc dạy học theo hướng chuyển đổi số.

Sau khi đã đánh giá được khả năng ứng dụng ICT của HS, chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở các lớp trên qua 2 năm học 2020 - 2021 ở lớp 11 và năm học 2021 - 2022 ở lớp 12.

Vào năm học 2020 - 2021 chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở các bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Sau khi thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng phầm mềm Google Forms tiến hành khảo sát HS sau giờ học về khả năng ứng dụng ICT vào học tập để so sánh và đánh giá kĩ năng chuyển đổi số của HS so với trước khi thực nghiệm và chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 5: Bảng kết quả đánh giá năng lực ứng dụng ICT của học sinh sau thực nghiệm lần 01 (Học sinh lớp 11 - năm học 2020 - 2021)

STT Nội dung/ vấn đề Tình trạng (Đơn vị: %) Chưa Có nhưng chưa thành thạo Thành thạo

1 Em đã từng sử dụng thiết bị số cho việc học. 3,5 50,2 46,3

2 Em đã có thể sử dụng các phần mềm trong các

thiết bị số cho việc học. 40,0 35,5 24,5

3

Biết xác định các thơng tin cần tìm và tìm kiếm được dữ liệu, thông tin trong môi trường số phục vụ cho học tập.

46,5 30,5 23,0

4 Biết phân tích đánh giá được độ tin cậy, tính

xác thực của các nguồn dữ liệu. 56,5 40,0 8,5 5 Lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin

và nội dung trong môi trường số. 50,8 33,7 15,5 6 Tương tác thông qua các thiết bị số. 20,6 49,2 30,2

7 Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong

hoạt động hợp tác trong học tập. 40,5 38,0 21,5 8

Em đã sử dụng một hay các phần mềm Zoom, Azota, Quizizz, Google Meet, Microsoft Teams, Edraw Mind Map... trong học tập.

50,3 32,7 17,0

9 Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong

hoạt động giáo dục khác. 55,0 24,8 20,2

10 Em đã được các thầy cô cho ứng dụng các thiết

51 Qua bảng thống kê, qua theo dõi kết quả học tập của học sinh cho thấy kĩ năng chuyển đổi số của HS đã cải thiện rất đáng kể. Cụ thể số HS chưa từng sử dụng bất cứ một ứng dụng công nghệ số vào hoạt động học tập đã giảm đi rất nhiều, giảm từ 25 - 40 % (tùy từng kĩ năng ứng dụng cơng nghệ số); trong khi đó số HS biết sử dụng công nghệ số tăng lên đáng kể. Đặc biệt số HS sử dụng thành thạo ICT vào phục vụ học tập tăng từ 10 - 25%. Có thể thấy rằng thơng qua việc thực hiện chuyển đối số trong học tập và giảng dạy mơn Địa lí mà năng lực số của HS đã thu được kết quả rất khả quan.

Tiếp nối sự thành công này, chúng tôi đã tiếp tục thực nghiệm khi các em HS này lên lớp 12. Việc thực nghiệm được tiến hành trong quá trình học chương trình học kì I, năm học 2021 - 2022 theo hướng chuyển đổi số. Sau thực nghiệm tại các lớp ở hai trường, chúng tôi tiếp tục dùng phần mềm Google Forms khảo sát lần 02 về năng lực ứng dụng ICT của các em trong học tập, kết quả thu được như sau:

Bảng 6: Bảng kết quả đánh giá năng lực ứng dụng ICT của học sinh sau thực nghiệm lần 02 (Học sinh lớp 12 - năm học 2021 - 2022)

STT Nội dung/ vấn đề Tình trạng (Đơn vị: %) Chưa Có nhưng chưa thành thạo Thành thạo

1 Em đã từng sử dụng thiết bị số cho việc học 0,0 0,0 100,0

2 Em đã có thể sử dụng các phần mềm trong các

thiết bị số cho việc học 5,0 15,0 80,0

3

Biết xác định các thơng tin cần tìm và tìm kiếm được dữ liệu, thông tin trong môi trường số phục vụ cho học tập

12,5 12,5 75,0

4 Biết phân tích đánh giá được độ tin cậy, tính

xác thực của các nguồn dữ liệu 10,5 29,0 60,5 5 Lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin

và nội dung trong môi trường số 7,5 23,7 68,8 6 Tương tác thông qua các thiết bị số 5,2 24,3 70,5

7 Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong

hoạt động hợp tác trong học tập 11,0 13,4 75,6

8

Em đã sử dụng một hay các phần mềm Zoom, Azota, Quizzi, Shubclass, Google Meet, Microsoft Teams, phần mềm giáo dục sơ đồ tư duy Edraw Mind Map... trong học tập

2,0 10,5 87,5

9 Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong

hoạt động giáo dục khác 14,0 21,2 64,8

10 Em đã được các thầy cô cho ứng dụng các thiết

52 13 5.1 3 0 5 3.2 7.5 5 9.5 15.2 46.3 24.5 23 8.5 15.5 30.2 21.5 17 20.2 65.5 100 80 75 60.5 68.8 70.5 75.6 87.5 64.8 95.2 0 20 40 60 80 100 120 Sử dụng thiết bị sốphần mềm Sử dụng trong các thiết bị số Tìm kiếm dữ liệu thơng tin Đánh giá độ tin cậy của thông tin Lưu trữ, truy xuất được thông tin Tương tác qua thiết bị số Sử dụng công cụ và thiết bị số Sử dụng ít nhất 1 phần mềm học tập Sử dụng CN số trong hoạt động GD khác Ứng dụng CN số trong dạy học của GV Đơn v ị % Năng lực số

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÀNH THẠO ỨNG DỤNG ICT CỦA HS TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM

Trước thực nghiệm Thực nghiệm lần 01 Thực nghiệm lần 02

Qua quan sát diễn biến trong tiết học, kết quả khảo sát sau thực nghiệm chúng tôi nhận thấy đến thời điểm này 100% HS đã biết sử dụng ICT để phục vụ cho việc học tập. Số HS biết sử dụng thành thạo các năng lực số đều tăng và chiếm từ trên 60%-100%, như: HS sử dụng thiết bị số cho học tập chiếm 100%, Sử dụng các phần mềm Zoom, Azota, Quizizz, Google Meet, Microsoft Teams chiếm 87,5%; Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác chiếm 64,8%; Lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số chiếm 68,8%; Biết phân tích đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn dữ liệu chiếm 60,8%; Biết sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác trong học tập chiếm 75,6%....số HS được khảo sát. Tất cả những số liệu trên cho thấy việc thực hiện chuyển đổi số trong dạy học Địa lí đã thật sự mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực số cho HS, cụ thể là:

* Đối với học sinh.

- Về thái độ: Đa số học sinh đều hứng thú và thoải mái khi tham gia vào tiết học. Tiết học trở nên sôi nổi, HS hào hứng thảo luận để lĩnh hội kiến thức bài học. Nhiều HS sẵn sàng nhận nhiệm vụ được phân cơng và hồn thành một cách xuất sắc (như: truy cập mạng Internet để lấy thơng tin; hoạt động nhóm, thiết kế bài báo cáo trên phần mềm PowerPoint; vẽ sơ đồ tư duy trên phần mềm Edraw Mind Map…). Điều này cho thấy bài học không chỉ giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất mà còn phát huy được năng lực số cho HS. Số HS thích thú với phương pháp dạy học theo hướng gắn với chuyển đổi số chiếm trên 90%.

- Về năng lực sử dụng các phần mềm học tập: Ở lớp thực nghiệm, trên 95% học sinh sử dụng thành thạo việc truy cập mạng Internet để phục vụ khai thác

53 thông tin, dữ liệu; việc thiết kế các sản phẩm học tập trên phần mềm PowerPoint và đưa sản phẩm lên tường Padlet được thực hiện rất nhanh chóng; việc tham gia các bài tập trực tuyến trên phần mềm Quizizz; Azota cũng được hoàn thành rất thành thạo.

- Về tính sáng tạo: HS được thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của mình thơng qua việc hoàn thành bài tập trên các phần mềm học tập: PowerPoint, vẽ sơ đồ tư duy bài học trên phầm mềm Edraw Mind Map;….Như vậy học sinh có cơ hội phát huy sự sáng tạo của bản thân trong việc thiết kế sản phẩm. Điều này giúp phát triển năng lực tự học và sáng tạo của mỗi HS.

- Về sự linh hoạt: Tạo sự linh động về học tập cho người học dù ở bất cứ không gian và thời gian nào. Tất cả các thành viên trong lớp học có thể dễ dàng trao đổi, chia sẻ kiến thức, thơng tin với nhau dù có ở khoảng cách xa đến mấy. Việc học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy hiệu quả của đề tài mang lại không chỉ phát triển được năng lực số mà còn phát huy chất lượng học tập cho HS.

* Đối với giáo viên.

Sau khi dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm phát triển năng lực số cho HS thông qua các bài học của chương trình địa lí lớp 11, 12 chúng tơi nhận thấy:

- Giáo viên được nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chun mơn để từ đó rút kinh nghiệm trong việc triển khai các chủ đề dạy học tiếp theo. Phần lớn các GV dự giờ và tham gia thực nghiệm đều khẳng định rằng việc dạy học theo hướng chuyển đổi số rất hiệu quả và cần được tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn nhằm phát triển năng lực số cho HS đáp ứng yêu cầu học tập trong thời đại hiện nay.

Việc dạy học theo chuyển đổi số đã hỗ trợ rất đắc lực cho GV trong việc soạn bài và tổ chức giảng dạy. Nếu như trước đây việc soạn bài giảng cần nhiều thời gian và đôi khi việc chỉnh sửa rất khí khăn khi muốn cập nhật kiến thức mới thì nay sẽ dễ dàng hơn nhiều. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ giúp các GV tiết kiệm thời gian, cũng như dễ dàng chỉnh sửa cập nhật ...Việc ứng dụng CNTT sẽ giúp người dạy tăng tính sáng tạo và tính linh động trong bài giảng của mình. GV dễ dàng tìm hiểu các kiến thức liên mơn, các thơng tin hỗ trợ để tăng tính hiệu quả giờ dạy. Mặt khác khi GV đã có khả năng về ICT thì dễ dàng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học rất đa dạng hiện nay để tăng tính hấp dẫn và hiệu quả học tập của HS… Bài giảng từ các giáo án điện tử cũng giúp GV dễ dàng hơn trong việc chia sẻ kiến thức với người học. Cùng với đó tiết kiệm được thời gian và tăng chất lượng, hiệu quả của bài giảng.

- Bên cạnh đó, việc dạy học theo hướng chuyển đổi số sẽ dẫn đến việc truy cập tài liệu dạy và học của HS và GV là không giới hạn. Bởi với kho học liệu khổng lồ hiện nay trên không gian mạng là rất mở. Khi HS được GV cho ứng dụng ICT nhiều trong quá trình tổ chức dạy học, HS sẽ có kỹ năng tìm kiếm, khai thác

54 học liệu nhanh chóng trong q trình học tập. Mặt khác khi HS đã được nâng cao năng lực số, đồng nghĩa các em cũng sẽ nâng cao khả năng tự học. Hiện nay với các công nghệ, các bài giảng Eleaning... đang là những cơng cụ hữu ích tăng khả năng tự học cho HS với các mơ hình “lớp học đảo ngược” đang được ứng dụng khá rộng rãi

- Việc dạy học theo hướng chuyển đổi số thật sự đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc tạo ra hứng thú học tập, khơi gợi tinh thần nghiên cứu khoa học và phát huy các năng lực trong đó có năng lực số cho HS. Đây là điều mà mục tiêu dạy học yêu cầu đạt được sau mỗi tiết dạy.

55

KẾT LUẬN 1. Một số kết luận.

Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận, thực trạng dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm phát triển năng lực số cho HS ở trường trung học phổ thơng nói chung và trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Lê Viết Thuật nói riêng chúng tơi rút ra một số kết luận cơ bản sau:

+ Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực khơng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC địa LÍ THEO HƯỚNG CHUYỂN đổi SỐ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)