2.4.3. Xây dựng các tình huống dạy học
2.4.3.1. Cách thức thực hiện
Cũng giống như dạy học trực tiếp, trong dạy học trực tuyến cũng cần có những tình huống học tập để phát huy năng lực giải quyết vấn đề của HS, tối đa hoá thời gian hoạt động của HS, tránh thời gian chỉ nghe GV độc thoại. Việc xây dựng các tình huống dạy học trong dạy học trực tuyến thường gắn liền với hoạt
26 động thảo luận nhóm trong phòng Zoom. Sau khi đưa các tình huống GV sẽ chia nhóm về các phòng riêng để thảo luận, thống nhất. Tình huống có vấn đề thường là những sự việc có tính trái chiều, đối lập, mâu thuẫn hay là hướng đến biện pháp giải quyết vấn đề…Tuỳ mục đích của bài học, GV có thể thiết kế, xây dựng cho phù hợp để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Sau đây là một số cách làm xây dựng các tình huống dạy học trực tuyến môn Địa Lí:
- Tạo tình huống bằng các hình ảnh, tìm kiếm video trên youtube hoặc tạo video hoạt hình theo ý tưởng của GV bằng phần mềm vyond.
- Chia sẻ các đường link vào ô Chat về các bài báo, tin tức về các vấn đề kinh tế -xã hội, bản tin thời tiết…
2.4.3.1. Ví dụ minh hoạ 1: Bài 11-Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Bước 1: Giới thiệu tình huống
Trình bày và giải thích sự khác biệt giữa thiên nhiên phía đông và phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn qua bức ảnh sau:
Hình 2.6 – Sự khác biệt giữa phía Đông và Tây dãy Hoàng Liên Sơn
Bước 2: HS thảo luận để giải quyết tình huống
HS vào các phòng Zoom riêng để thảo luận theo 6 nhóm
Bước 3: HS trình bày phương hướng giải quyết tình huống. HS nhận xét, GV chốt kiến thức
Các nhóm lẻ trình bày, các nhóm khác nhận xét và GV chốt kiến thức
2.4.3.2. Ví dụ minh hoạ 2: Bài 31-Vấn đề phát triển thương mại và du lịch
Bước 1: Giới thiệu tình huống
GV yêu cầu HS viết lời bình cho đoạn video không lời sau (chuyển link vào ô Chat) để giới thiệu về tiềm năng du lịch của nước ta
27
Hình 2.7- Chuyển đường link vào ô Chat
Bước 2: HS thảo luận để giải quyết tình huống
HS vào các phòng Zoom riêng để thảo luận theo 6 nhóm
Bước 3: HS trình bày phương hướng giải quyết tình huống. HS nhận xét, GV chốt kiến thức
Các nhóm lẻ trình bày, các nhóm khác nhận xét và GV chốt kiến thức
2.4.4. Báo cáo sản phẩm dự án theo mô hình lớp học đảo ngược
2.4.4.1. Cách thức thực hiện
Sản phẩm dự án của HS có thể được làm trong thời gian kết nối thực khi hoạt động nhóm ở các phòng Zoom. Tuy vậy, cách làm này chỉ thích hợp với những HS sử dụng máy tính để hoàn thành dự án bằng bản word, Powerpoint, video…. Hơn nữa, thời gian dạy học trực tuyến không nhiều, nên sử dụng thời gian này để trao đổi, tranh luận và chốt vấn đề. Tối ưu nhất là GV sử dụng dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược.
GV cung cấp tài liệu, đường link, giao nhiệm vụ hoàn thành dự án cho HS thực hiện ở nhà qua Zalo lớp, LMS hay Padlet. Dự án có thể được thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm. Trước buổi học, HS nộp bài trên Padlet, khuyến khích các HS khác xem và nhận xét các sản phẩm của nhau. Trong thời gian kết nối thực, HS sẽ báo cáo ngầu nhiên một số dự án, các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi lẫn nhau, GV nhận xét và làm rõ vấn đề.
2.4.4.2. Ví dụ : Bài 32- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bước 1: GV giao nhiệm vụ theo nhóm thực hiện dự án trước buổi học, HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
1. Dựa vào Tư liệu của bài học, Atlat, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy thảo luận theo nhóm để hoàn thành dự án học tập Tìm hiểu vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Hình thức sản phẩm: mindmap, infographic, powerpoint, video…
28 3. Nộp sản phẩm trước một ngày của tiết học sau, theo đường link Padlet:
https://padlet.com/baohan07092011/tm3heyq49iok9mvd Bước 2: Các nhóm
báo cáo sản phẩm
- Nhóm 1: Khai thác và chế biến khoáng sản - Nhóm 2: Thủy điện và chăn nuôi gia súc - Nhóm 3: Cây CN và KT biển