Đánh giá kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình 5e và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chủ đề “cấu trúc của trái đất thạch quyển” địa 10 THPT (Trang 39 - 44)

- Tìm kiếm được các nguồn thông tin đáng tin cậy về tác động của nội lực ở nước ta hiện nay.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

3.1.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm.

Sau khi dạy xong, chúng tôi tiến hành tổng hợp đánh giá của 3 nội dung: + Mức độ tham gia hoạt động và tinh thần trách nhiệm của HS (link- phụ lục).

+ Đánh giá hoạt động về các sản phẩm vi deo và thuyết trình (link- phụ lục).

+ Đánh giá qua bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan trên Shub classroom Link lớp TN: https://shub.edu.vn/class/KJOMY/homework/2372325/detail Link lớp ĐC: https://shub.edu.vn/class/UMION/homework/2372345/detail

3.1.3.1. Kết quả đánh giá định lượng

Kết quả bài kiểm tra đánh giá của lớp thực nghiệm và đối chứng thu được như sau:

Bảng 3.1: Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm Xi trở xuống

Lớp sốSĩ tượngĐối

Điểm Xi

Trên 9 8 - 9 6.5 - 8 Dưới 6.5 Dưới 5 Phân phối kết quả kiểm tra

10C3 42 TN 2 29 10 1 1

10T3 42 TN 17 12 4 8 1

10A1 40 ĐC 2 18 11 4 5

10T5 42 ĐC 0 13 12 15 2

Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống

10C3 42 TN 5,0 67,0 23,0 2,5 2,510T3 42 TN 40,4 28,5 9,5 19,0 2,6 10T3 42 TN 40,4 28,5 9,5 19,0 2,6 10A1 40 ĐC 5,0 45,0 27,5 10,0 12,5 10T5 42 ĐC 0,0 30,9 29,5 35,7 4,9

Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng được suất ra trong Shub classroom

Lớp thực nghiêm 10C3 - ĐL2 Lớp đối chứng 10A1 - ĐL2

Từ kết quả kiểm tra đánh giá thực nghiệm, chúng tôi đã rút ra được một số nhận xét mang tính định lượng để kiểm định kết quả đề tài như sau:

Tại trường THPT đô Lương 2:

- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN (8.1) cao hơn điểm trung bình cộng của HS lớp ĐC (7.3).

- Tỉ lệ điểm giỏi (< 9) và từ (8 – 9) của HS lớp TN chiếm tỉ lệ cao (73%) và cao hơn so với lớp ĐC (45%)

- Tỉ lệ điểm khá ( > 6.5) của HS lớp TN (23%) thấp hơn hơn so với lớp ĐC (27.5%).

- Tỉ lệ điểm trung bình, điểm yếu của HS lớp TN chiếm tỉ lệ thấp (5%) và thấp hơn so với lớp ĐC (22.5%).

Tại trường THPT đô Lương 3:

- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN (8.3) cao hơn điểm trung bình cộng của HS lớp ĐC (6.8).

- Tỉ lệ điểm giỏi (< 9) và từ (8 – 9) của HS lớp TN chiếm tỉ lệ cao (68,9%) và cao hơn so với lớp ĐC (30,9%)

- Tỉ lệ điểm khá ( > 6.5) của HS lớp TN (9,5%) thấp hơn hơn so với lớp ĐC (29.5%).

- Tỉ lệ điểm trung bình, điểm yếu của HS lớp TN chiếm tỉ lệ (21,6%) thấp hơn so với lớp ĐC (40,6%).

- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN luôn cao hơn điểm trung bình cộng của lớp ĐC.

- Tỉ lệ điểm giỏi của HS lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

- Tỉ lệ điểm trung bình và điểm yếu ở lớp TN thấp hơn so với lớp ĐC.

Từ kết quả có thể cho thấy, việc vận dụng mô hình 5E kết hợp với ứng dụng CNTT mà chúng tôi thực hiện trong quá trình dạy học thực nghiệm đã có những tác động tích cực đến kết quả học tập của HS.

3.1.3.2. Kết quả đánh giá định tính

Qua quá trình giảng dạy và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Đô Lương 2, Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An kết hợp quá trình theo dõi các giờ học chúng tôi nhận thấy:

Đối với các lớp thực nghiệm dạy học theo mô hình 5E kết hợp với CNTT đa số HS đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, các em tỏ ra rất hứng thú và tham gia hoạt động tích cực, có những em học sinh trong lớp truyền thống rất ít khi tham gia xây dựng bài cũng trở nên rất hứng thú đóng góp ý kiến tạo cho không khí lớp học sôi nổi hơn, học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó các em còn rèn luyện được các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng hợp tác; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; kỹ năng giải quyết vấn đề...

Đối với lớp đối chứng có trình độ tương như lớp thực nghiệm đa số các em chủ yếu lắng nghe, không tỏ ra hứng thú trong quá trình học, ít tham gia xây dựng bài. Không khí học tập trong lớp trầm lắng. Học sinh không có hoặc có thì rất hạn chế các tri thức về khả năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát sự kiện cũng như việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em còn hạn chế.

Cảm nhận của em Lê Thị Thủy (lớp10C1) sau khi được học: “Em rất thích bài học này, đó là sở trường của em. Chính em là người xung phong làm nhóm trưởng, tập hợp ý kiến của các bạn, đánh máy, gửi vào hộp thư cô trước tiết học. Bài học này em thấy dễ hiểu hơn với sự gợi ý tự học của cô giáo”.

Em Lê Hạnh An (lớp 10T3) cho biết: "Chỉ cần 1 máy điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet, em có thể học bài giảng E-learning mà cô cung cấp mọi lúc mọi nơi. Điều thuận lợi khi tiếp cận mô hình này là học sinh có thể xem lại nhiều lần bài giảng cho đến khi hiểu mới thôi. Em thích nhất là phần kiểm tra kiến thức bằng công cụ Kahoot với 3 chức năng chính là: làm bài kiểm tra, khảo sát ý kiến và thảo luận, phản biện. Qua đó, chúng em cũng có thể đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức trong mỗi giờ học của bạn và của chính mình”.

Cô Trần Thị Liên Thanh (GVG cấp tỉnh - Đô lương 3) dự giờ nhận xét: “Khác với tâm lý rụt rè, e ngại khi phát biểu trước lớp, trước một nhiệm vụ học tập như trước kia, HS lớp TN tỏ ra chủ động, tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập hơn nhóm ĐC. Nhận thấy trong quá trình học tập các em thường xuyên đặt ra các câu hỏi để hỏi bạn, hỏi GV, đề xuất các ý tưởng, suy nghĩ, quan điểm trước nhóm/lớp và mong được giải đáp”

Về phía quản lý chuyên môn nhà trường Thầy...Thắng – Phó hiệu trưởng trường THPT Đô Lương 3 nhận xét về giờ dạy như sau:

Thầy Trần Hồng Hà – Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trường THPT Đô Lương 2 nhận xét về giờ dạy:

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình 5e và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chủ đề “cấu trúc của trái đất thạch quyển” địa 10 THPT (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w