PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
2. nghĩa của đề tài
Để tài này đã được nghiên cứu, là sự đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tế tại đơn vị và đã cho kết quả khả quan nên nó mang ý nghĩa rất lớn đối với nhiều đối tượng trong công tác Công đoàn:
33
2.1. Đối với bản thân:
Với bản thân tôi, khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này trong một quá trình dài và gắn công việc cụ thể giúp cho tôi dần hoàn thiện nghiệp vụ trong công tác công đoàn, những thành công ban đầu là sự khích lệ to lớn cho bản thân trong công tác, từ những lần thất bại sẽ là bài học để rút ra những kinh nghiệm quý báu cho tôi trưởng thành hơn từ đó tôi sẽ cùng với các thành viên trong Ban chấp hành quyết tâm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trở thành một nguyên
tắc “đại diện thật- bảo vệ thật- tham gia thật- tuyên truyền thật”.
2.2. Đối với tập thể
Trong đề tài này chúng tôi đã Xác định nhiệm vụ số một của nhà trường là đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, năm học vừa qua, Công đoàn đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền tổ chức thực hiện sôi nổi, rộng khắp các phong trào thi đua yêu nước với những nội dung phong phú, hình thức đa dạng như thi đua “Giảng dạy tốt, học tập tốt, quản lý tốt”; “Giỏi việc trường- đảm việc nhà”; “Người tốt việc tốt”; động viên cán bộ, giáo viên, NLĐ tích cực phát huy sáng kiến cải tiến, biên soạn chương trình, giáo trình; nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm v.v...
Thông qua các phong trào thi đua, năm học vừa qua đã xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo ưu tú, mẫu mực, tận tụy với nghề, với học sinh. Cán bộ, viên chức, giáo viên đã phát huy nhiều đề tài, sáng kiến kinh nghiệm các cấp được đưa vào ứng dụng có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập. Có thể nói, phong trào thi đua của các trường đã động viên được đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy tiềm năng lao động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả các cuộc hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề, đổi mới phương pháp dạy và học, công tác nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Công đoàn trường còn làm tốt công tác tham gia quản lý, tích cực phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức, kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; xây dựng, bổ sung quy chế làm việc của BCH, UBKT, quy chế phối hợp giữa BCH CĐ và Ban giám hiệu nhà trường, xây dựng nội quy, quy chế đơn vị, hoàn thiện, bổ sung quy chế chỉ tiêu nội bộ...
Không chỉ đẩy mạnh thi đua, làm tốt công tác tham gia quản lý, Công đoàn trường còn đặc biệt coi trọng vai trò chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBNGNLĐ. Công đoàn đã tham gia phân công lao động hợp lý, tổ chức các dịch vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phối hợp với chuyên môn tìm nhiều biện pháp để tăng thu nhập, đảm bảo đời sống chung cho nhà giáo và NLĐ trong đơn vị, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước đối với cán bộ, viên chức, người lao động. Theo báo cáo của các trường, đã có 100% CBNGNLĐ được đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định.
34
2.3. Đối với địa phương
Không chỉ làm tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở ở trong nhà trường mà Công đoàn còn cùng với lãnh đạo nhà trường tham gia các hoạt động đối ngoại tại địa phương như: công tác dân vận, công tác vận động tài trợ, công tác tình nguyện...từ đó tập thể nhà trường được nhân dân tin yêu và ủng hộ để nhà trường ngày càng phát triển , hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao phó.
2.4. Đối với lĩnh vực Công đoàn
Đối với Công đoàn cơ sở các đơn vị có sự tương đồng về đặc điểm, điều kiện hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng chương trình hành đồng và những giải pháp của đề tài mà chúng tôi đã thành công. Từ những nhóm giải pháp đó, mỗi Công đoàn cơ sở cần phải vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với các điều kiện của đơn vị minh để có được kết quả tốt nhất.
Đối với Công đoàn cấp trên, qua đề tài này của chúng tôi thì Công đoàn cấp trên cũng thấy được những ưu điểm, tồn tại, những thuận lợi khó khăn của Công đoàn cơ sở để điều chỉnh chương trình hoạt động cho phú hợp hơn.