PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
2. Giải pháp thực hiện
2.7. Đẩy mạnh công tác xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, tham gia xây
xây dựng Đảng xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh
Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ hệ thống công đoàn. Để đạt được điều đó cần:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trị tuệ phẩm chất đạo đức và năng lực. Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ thường xuyên của công đoàn. Xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể dựa trên nghị quyết đề ra của đại hội. Việc tiến hành hội nghị CBCCVC hàng năm phải tiến hành thật chu đáo và lấy ý kiến góp ý từ tổ công đoàn, BCH xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học một cách hợp lí nhất.
- Tiến hành tổng kết đánh giá những mặt được và chưa được trong việc thực hiện chương trình xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh thời gian qua. Từ các phong trào thi đua, Công đoàn cần chủ động lựa chọn những đoàn viên Công đoàn có thành tích xuất sắc để giới thiệu với Đảng bồi dưỡng kết nạp, đề xuất giới thiệu những cán bộ giáo viên có phẩm chất, trình độ năng lực tham gia các cơ quan lãnh đạo của Đảng và chính quyền đoàn thể các cấp. Mỗi BCH phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện hơn. Tư tưởng tự bằng lòng với những gì đã có là sự thoái bộ do đó danh hiệu CĐCS vững mạnh cần phải trở thành bộ rễ ăn sâu vào lòng đất từng đơn vị.
- Cuối năm học trong nhiệm kỳ cần tổng kết, đánh giá, chỉ rõ những ưu khuyết điểm, những việc đã làm, những việc chưa làm được trong năm học, từ đó có hướng khắc phục trong năm học tiếp theo. Tránh vì thành tích mà quên khuyết điểm dù nhỏ nhất. Kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, khắc phục những khuyết điểm trong quá trình thực hiện nghị quyết của đại hội CĐCS. Tránh tình trạng để những thiếu sót, sai lầm diễn ra trong thời gian dài.
- Xây dựng tập thể Công đoàn thành một tập thể đoàn kết nhất trí cao, các thành viên BCH Công đoàn cần nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện
29 vọng của đoàn viên công đoàn, tránh để xảy ra những việc không hay, những xích mích dù là nhỏ trong đoàn viên công đoàn.
- Cần làm cho mọi thành viên trong Công đoàn nhận thức rõ việc đoàn kết, nhất trí một lòng, quyết tâm xây dựng và giữ danh hiệu của Công đoàn cơ sở vững mạnh là vinh dự và trách nhiệm của mỗi đoàn viên. Có như vậy mỗi đoàn viên cần hoàn thành tốt nhiệm vụ của trường và của ngành, không vi phạm đạo đức nhà giáo, pháp lệnh dân số và kế hoạch hoá gia đình,có ý thức xây dựng và góp phần giữ vững danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Để đạt được Công đoàn cơ sở vững mạnh thì cần phải có tổ Công đoàn vững mạnh, tổ Công đoàn là yếu tố đóng vai trò quyết định. Để xây dựng được tổ Công đoàn vững mạnh những việc cần làm đó là:
Thứ nhất: Công tác nhân sự tổ công đoàn
Việc bổ nhiệm tổ trưởng và tổ phó Công đoàn là một khâu cực kì quan trọng. Cán bộ tổ Công đoàn phải là người không chỉ giỏi về năng lực chuyên môn, mà còn là người biết cống hiến, chia sẻ, hy sinh về nhiều mặt,luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, phong trào văn hóa thể thao, nhiệt tình trong công việc hiếu, hỉ, luôn biết lắng nghe, chia sẻ, và là người có uy tín trước các CĐV của tổ, được các CĐV tổ trực tiếp bầu lên. Trong năm qua nhờ chính sách tinh giản nhân sự của Công đoàn nghành GD Nghệ An, bộ máy Công đoàn cơ sở đã được tinh gon, trong đó các tổ trưởng và tổ phó Công đoàn thường do các đồng chí trong BCH Công đoàn cơ sở đảm nhiệm nên việc điều hành thuận tiện hơn rất nhiều.
Thứ hai: Lên kế hoạch hoạt động
Các cán bộ tô Công đoàn dựa vào kế hoạch hoạt động của BCH Công đoàn cơ sở để xác định mục tiêu công việc và xây dựng kế hoạch cho tổ theo từng tháng, học kì, năm học vả tổ chức hoạt động theo kế hoạch theo các phương pháp linh hoạt và phù hợp nhất để đạt hiệu quả.
Thứ ba: Phương pháp và nội dung sinh hoạt tổ Công đoàn
Một yếu tố then chốt để xây dựng tổ CĐ vững mạnh, thu hút được Đoàn viên tham gia nhiệt tình là nội dung và phương pháp sinh hoạt tổ. Sinh hoạt tổ công đoàn thường kết hợp sau buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc trong những hoạt động tập thể với nhiều hình thức khác nhau. Nội dung sinh hoạt tại tổ CĐ khá đa dạng, phong phú, nhưng tựu trung vào 3 chức năng của CĐ: Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi, tham gia quản lý, tuyên truyền giáo dục, đều phải thực hiện ngay từ cấp tổ.
Để tổ CĐ trở thành nơi sinh hoạt có ý nghĩa, sinh động thu hút Đoàn viên tham gia, theo tôi cán bộ tổ phải biết Lắng nghe và trao đổi. Nghe tâm tư nguyện vọng, nghe những khó khăn trong làm việc, trong thực hiện nhiệm vụ, nghe phản ánh đời sống, điều kiện làm việc, nghe khó khăn chia sẻ cùng tìm cách tháo gỡ,
30 khuyến khích biểu dương, để phát hiện người thật việc thật, đề nghị khen thưởng. Nếu chân thành lắng nghe, chúng ta sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ các CĐ viên vì họ chính là người lao động chung vai gánh vác, giải quyết công việc tại bộ phận mình. Do vậy trước tổ trưởng tìm cách khơi gợi vấn đề, biết cách đặt câu hỏi cho mọi người, để họ có dịp nói về những vấn đề họ đang quan tâm. Biết lắng nghe là chúng ta đã thiết lập được thông tin hai chiều, nắm được tình hình cụ thể, chúng ta sẽ cùng trao đổi thảo luận để tìm cách giải quyết. Vì hơn ai hết, chúng ta hiểu mọi khó khăn vướng mắc chỉ có thể giải quyết được khi có sự cộng tác của tập thể tổ.
Nội dung sinh hoạt tổ Công đoàn gồm những công việc cụ thể như sau: + Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách , pháp luật của Nhà nước, vận động CBGVNV chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội qui, qui chế đơn vị, thực hiện tốt các công tác của Công đoàn và những công việc do nhà trường phân công
+ Dựa vào chỉ tiêu của nhà trường đưa ra sau Hội nghị CBCCVC, các tổ Công đoàn vận động, giúp đở , động viên CBGVNV hăng hái thi đua dạy tốt, công tác tốt, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và công tác đềnâng cao hiệu suất giờ lên lớp, nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao
+Vận động CBGV-NV lao động giúp nhau trong học tập, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ” của ngành + Khi có Công đoàn viên trong tổ gặp khó khăn, tổ trưởng Công đoàn vận động các Công đoàn viên trong tổ giúp đỡ, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của Công đoàn viên để động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
+ Sinh hoạt Công đoàn Công đoàn không chỉ dừng lại ở những buổi họp tại văn phòng mà chú trọng đến các hoạt động tập thể theo kế hoạch chung của BCH như thi đấu, giao lưu văn nghệ, thể thao, du lịch, hoạt động từ thiện trong những ngày lễ lớn hoặc theo kế hoạch riêng của tổ như: hoạt động Hiếu, hỉ, thăm hỏi, liên hoan tổ ...
Trong các hoạt động đều được tổng hợp, đánh giá thi đua theo quy chế Công đoàn đã được thống nhất và ban hành.