THỰC HIỆN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10 BẰNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP” TẠI TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA (Trang 44 - 46)

1. Thực hiện kiểm tra

Thực hiện kiểm tra, đánh giá là khâu trình bày sản phẩm dự án của HS. GV cùng với các HS ở nhóm khác quan sát, hướng dẫn, truy vấn, chuẩn hoá kiến thức.

Sau khi học sinh thực hiện dự án, hoàn thiện sản phẩm dự án, Giáo viên hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm của mình. Theo kế hoạch, các nhóm 1, 2, 3 sẽ trình bày sản phẩm dự án bằng bản trình chiếu Powerpoint; riêng nhóm 4 sẽ thực hiện dự án bằng phương pháp đóng vai.

Với dự án “Địa lí công nghiệp”, chúng tôi hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo như sau:

Phần 1: Giới thiệu về nhóm và dự án

 Giới thiệu tên dự án.

 Giới thiệu các thành viên tham gia dự án.

 Hình thức giới thiệu có thể thông qua video clip hoặc trình chiếu PowerPoint

Nhóm báo cáo sản phẩm nhóm đã thực hiện. Phương pháp thể hiện theo kế hoạch cô trò đã đề ra ngay ở tiết đầu tiên.

 Sau khi nhóm trình bày xong, giáo viên và các thành viên ở các nhóm khác sẽ nhận xét, truy vấn một số nội dung. Sau đó Giáo viên sẽ chuẩn hoá kiến thức.

Phần 3: Chuẩn hoá sản phẩm và nộp lại lên Padlet.

Sau khi kết thúc báo cáo và sự góp ý, bổ sung của cô và các bạn, yêu cầu nhóm về chỉnh sửa lại nội dung bài thuyết trình. Sau đó gửi lại lên Padlet (bản đã sửa) để các thành viên trong lớp lấy làm nguồn tài liệu. Cô cũng thông báo có thể sẽ dùng sản phẩm đó làm nguồn tài liệu cho các bạn lớp khác hoặc các em khoá sau.

2. Thực hiện đánh giá.

Sau khi các nhóm trình bày xong kết quả thực hiện sản phẩm dự án của nhóm mình, Giáo viên và học sinh cả lớp sẽ tiến hành bước đánh giá sản phẩm. Cơ sở để đánh giá là dựa vào 6 phiếu tiêu chí (Từ phiếu số 1 đến phiếu số 6) đã trình bày ở mục III “Công cụ kiểm tra, đánh giá”. Tất cả các bước này được thực hiện ở Tiết 4 của dự án. Thứ tự thực hiện được chúng tôi tiến hành như sau:

a. Bước 1:Thực hiện đánh giá phiếu số 6 (Bài kiểm tra 15 phút)

Bước này được thực hiện trong thời gian 15 phút. Giáo viên chuẩn bị đề phô tô 15 phút, phiếu trả lời (Loại phiếu trả lời trắc nghiệm chấm bằng phần mềm TNMaker Pro) và phát cho HS làm. Hết thời gian, GV thu lại phiếu trả lời và đề thi (Tránh trường hợp các lớp đối chứng biết đề trước). Bước chấm bài được giáo viên thực hiện ở nhà

b. Bước 2: Thực hiện đánh giá phiếu số 2 (Đánh giá sản phẩm giữa các nhóm)

Sau khi cho HS làm bài kiếm tra 15 phút, GV phát cho mỗi nhóm 3 phiếu số 2. Yêu cấu các thành viên nhóm ngồi lại với nhau (cách ngồi giống như các em làm việc nhóm) để thảo luận đánh giá 3 nhóm còn lại. Trong quá trình các em đánh giá, GV theo dõi

c. Bước 3: Thực hiện đánh giá phiếu số 3 (Đánh giá giữa các thành viên trong nhóm)

Ở bước này chúng tôi đã yêu cầu các nhóm trưởng cùng với thư kí của nhóm dựa vào cuốn “Nhật kí dự án” và những quan sát của các em trong quá trình thực hiện dự án thực hiện đánh giá phiếu số 3 (Phiếu dự bị). Thời gian trên lớp, nhóm trưởng sẽ thông báo kết quả đánh giá và giải trình vì sao. Nếu thành viên nào trong nhóm có ý kiến thì cả nhóm sẽ xem xét đánh giá lại. Sau khi thống nhất sẽ ghi kết quả vào phiếu chính thức và nộp cho giáo viên.

d. Bước 4: Thực hiện phiếu đánh giá số 4 (Tự đánh giá của học sinh)

Đây là công việc đánh giá cuối cùng của các em học sinh. Các em căn cứ vào những tiêu chí mà giáo viên đã đưa ra trong phiếu, căn cứ vào những việc mà mình đã làm trong suốt thời gian thực hiện dự án để tự đánh giá bản thân mình. Từ đó, bản thân mỗi em sẽ biết được mình mạnh ở khâu nào, yếu ở khâu nào, thái độ làm việc của mình ra sao? Đã tốt chưa? Nếu chưa tốt thì lí do tại sao? Từ đó các em có ý thức sửa chữa, khắc phục.

e. Giáo viên thực hiện đánh giá phiếu số 1 (Đánh giá nhóm) và phiếu số 5 (Đánh giá từng học sinh trong lớp)

Trên cơ sở theo dõi HS từ đầu dự án tới nay, GV có thể hoàn thành phiếu đánh giá số 1 và phiếu đánh giá số 5 ở nhà. Đánh giá của GV hoàn toàn độc lập với đánh giá của HS trên lớp. Có thể nói, đánh giá của GV đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các loại đánh giá. Điều này đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ, minh chứng xác thực về bản thân mỗi học sinh, mỗi nhóm học tập. Nếu không sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các HS và gây những ra những khúc mắc trong lòng HS.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10 BẰNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP” TẠI TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)