Mục tiêu của dự án

Một phần của tài liệu PHẦN II (Trang 42 - 43)

1. Kiến thức:

Mục tiêu theo chuẩn kiến thức:

+ Hiểu và trình bày được cơ cấu ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).

+ Tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.

+ Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (thể hiện trong các giá trị sản xuất trồng trọt, sản lượng chăn nuôi..).

Ngoài ra, mục tiêu của dự án yêu cầu HS:

+ Trình bày vai trò của ngành trồng trọt (cây lương thực và cây công nghiệp).

+ Biết được những thuận lợi và khó khăn trong ngành phát triển nông nghiệp nước ta.

+ Nêu được phương hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới. + Liên hệ, tìm hiểu về thực trạng phát triển ngành nông nghiệp ở địa bàn thị xã Hoàng Mai.

2. Kĩ năng:

+ Đọc và phân tích các biểu đồ và Átlát

+ Xác định được trên bản đồ các vùng trọng điểm về cây lương thực, cây công nghiệp.

+ Đọc bản đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi.

3. Năng lực:

* Năng lực chung:

+ Năng lực tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm có hiệu quả.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, phương tiện Công nghệ thông tin phục vụ bài học, phân tích và xử lí tình huống.

* Năng lực chuyên biệt môn Địa lí: - Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:

+ Trình bày được tình hình phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta (về diện tích, sản lượng cây trồng, số lượng đàn gia sức…).

+ Nêu và giải thích được sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí:

+ Sử dụng các hình ảnh, video, số liệu, tư liệu, bản đồ, Átlát… để rút ra được thực trạng phát triển và phân bố các ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta.

+ Dựa vào số liệu, biểu đồ trong Átlát về diện tích, sản lướng lúa, diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm để thực hiện các phép tính toán các chỉ số như: năng suất lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người, tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm ...để trình bày và hiểu được sự thay đổi trong tình hình phát triển ngành trồng trọt của nước ta.

+ Từ biểu đồ, số liệu cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu ngành chăn nuôi rút ra được nhận xét và giải thích được sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế nông nghiệp địa phương; vận dụng được các kiến thức, kĩ năng của bài học đến vấn đề thực tiễn đó là vấn đề tình hình phát triển nông nghiệp tại địa phương thị xã Hoàng Mai, đề xuất được một số giải pháp phát triển nông nghiệp tại địa phương.

4. Phẩm chất:

Phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm: thấy được tiềm năng, thành tựu của nền nông nghiệp nước ta từ đó thêm yêu quê hương, đất nước; có trách nhiệm phát triển thế mạnh của nước nhà. Ngoài ra, thông qua làm việc nhóm còn rèn luyện cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực.

Một phần của tài liệu PHẦN II (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)