Các bước tiến hành bài dạy

Một phần của tài liệu PHẦN II (Trang 29 - 31)

3. Thiết kế và tổ chức một số dự án phần Địa lí các ngành kinh tế Địa lí 12 THPT.

3.1.4. Các bước tiến hành bài dạy

Các mốc thời gian

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Trước tiết học (trước tiết báo các dự án). - Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh hoặc đoạn phim về nông nghiệp nước ta (các sản phẩm xuất khẩu, giá trị nông nghiệp mang lại….) để giới thiệu sơ lược về dự án.

- Bước 2: GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS biết những nội dung liên quan đến dự án.

- Bước 3: Chia nhóm để giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Nhóm 1: Câu hỏi 1 và các câu hỏi

liên quan đến ngành trồng cây lương thực trong bộ câu hỏi định hướng. Liên hệ thựcc tiễn vấn đề sản xuất cây lương thực ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.

Nhóm 2: Các nội dung liên quan

đến sản xuất cây công nghiệp. Liên hệ thực tiễn vấn đề sản xuất cây công nghiệp ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.

Nhóm 3: Các nội dung ngành chăn

nuôi. Liên hệ thực tiễn vấn đề sản xuất ngành chăn nuôi ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.

- Bước 4: Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các địa chỉ các website để HS tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ.

- Quan sát các hình ảnh hoặc đoạn phim để hiểu sơ lược về chủ đề của dự án.

- Suy nghĩ về bộ câu hỏi định hướng.

- Thành lập nhóm, xây dựng kế hoạch làm việc và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên dựa trên bảng phân công nội dung công việc ở mục 1.1.2 các giai đoạn của dạy học dự án - thuộc giai đoạn 1.

- HS các nhóm thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ

nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra, các nhóm phải đi khảo sát thực tế ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.

Trong tiết học báo cáo

Hoạt động 1: HS báo cáo về dự án: “Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp nước ta và hướng đi mới” (35 – 40 phút).

- Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.

- Theo dõi và ghi chép những đánh giá về nội dung, phong cách thể hiện của các nhóm.

- Nhóm thuyết trình: các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành phần trình bày.

- Nhóm không thuyết trình: lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình.

Hoạt động 2: Đánh giá dự án (5 phút):

GV đúc kết bài học và nhận xét chung về tinh thần thái độ học tập của các nhóm.

Các nhóm hoàn thành các phiếu đánh giá theo mẫu ở phụ lục 1 và nộp cho GV.

Sau tiết học

Hoạt động 3: Kiểm tra sau dự án (15 phút): GV phát Phiếu bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá HS sau dự án (thực hiện vào đầu giờ sau).

Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:

- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:

+ Trình bày được tình hình phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta (về diện tích, sản lượng cây trồng, số lượng đàn gia sức…).

+ Nêu và giải thích được sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí:

+ Sử dụng các hình ảnh, video, số liệu, tư liệu, bản đồ, Átlát… để rút ra được thực trạng phát triển và phân bố các ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta.

+ Dựa vào số liệu, biểu đồ trong Átlát về diện tích, sản lướng lúa, diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm để thực hiện các phép tính toán các chỉ số như: năng suất lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người, tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm ...để trình bày và hiểu được sự thay đổi trong tình hình phát triển ngành trồng trọt của nước ta.

+ Từ biểu đồ cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu ngành chăn nuôi rút ra được nhận xét và giải thích được sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng của bài học đến vấn đề thực tiễn đó là vấn đề tình hình phát triển nông nghiệp tại địa phương thị xã Hoàng Mai, đề xuất được một số giải pháp phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu PHẦN II (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)