Ứng xử của người Quan họ ngoài xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 78 - 82)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.1. Ứng xử của ngƣời Quan họ thể hiện qua nội dung lời ca

3.1.3. Ứng xử của người Quan họ ngoài xã hội

Mối quan hệ ngoài xã hội thể hiện trong lời ca cổ tƣơng đối phong phú đa dạng. Từ gần nhất là cây đa bến nƣớc sân đình đến xa hơn, rộng hơn là non nƣớc, là quan hệ con ngƣời với cộng đồng, cá nhân với xã hội, nghĩa vua tôi. Tất cả dƣờng nhƣ tạo thành nét riêng của vùng đất Kinh Bắc. Điều đặc biệt là, khi tìm hiểu mối quan hệ ứng xử của ngƣời Quan họ thể hiện trong lời ca dân ca Quan họ cổ này, chúng tôi thấy rất trùng hợp với những đặc điểm mà con ngƣời Quan họ xa xƣa và đƣơng đại đã và đang lƣu giữ. Điều này cho thấy sự thống nhất cao giữa nội dung có trong văn bản dân ca Quan họ cổ với hiện thực đời sống. Điều này rất thuận tiện khi chúng ta đi tìm hiểu đặc tính của con ngƣời Quan họ ở nhiều phƣơng diện, trong đó có văn hoá ứng xử.

Cũng nhƣ hai nội dung đã trình bày ở trên, đối với văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ thể hiện qua lời ca dân ca Quan họ cổ, mảng ửng xử với ngoài xã hội thì, nguồn liệu trƣớc hết để xây dựng và sáng tạo ngôn ngữ lời ca Quan họ là thơ ca dân gian, đặc biệt là ca dao. Ngƣời nghệ sỹ Quan họ đã giành nhiều thời gian và tâm sức cho việc tích lũy vốn thơ ca dân gian của dân tộc, vốn ngôn ngữ dân tộc. Trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ lời ca, nghệ nhân Quan họ đã vận dụng và phát huy những khả năng sẵn có của ngôn ngữ ca dao địa phƣơng, chắt lọc những gì tinh túy nhất để đƣa vào bài Quan họ. Từ những câu ca dao mộc mạc, trong sáng , giản dị:

Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

đến những câu gan ruột bộc bạch nỗi lòng ngƣời đang yêu:

Ngày ngày ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Trông người người vẫn ngẩn ngơ…

Đó là tình yêu không kết trái, ngƣời Quan họ đã mƣợn lời ca dao để nói lên tâm trạng của mình bởi các cảm, cách nghĩ của ngƣời Quan họ, xét cho cùng, cũng là cách cảm cách nghĩ của con ngƣời nói chung.

Nhiều bài Quan họ đã đạt đến trình độ cao trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật từ ca dao. Chính ngôn ngữ ấy đã tạo ra hơi thơ liền mạch có sức bộc bạch nội tâm con ngƣời trong buổi chia tay giã bạn:

Người về ra ngẩn vào ngơ

Đêm năm canh em vẫn đợi chờ sầu âu Người về cởi áo cho nhau

Người về cởi áo gối đầu lấy hơi Người về đằng ấy xa xôi

Xin người ở lại với tôi bên này

Cái hay cái đẹp của câu thơ một phần nhờ sử dụng những biện pháp tu từ một cách linh hoạt, tài tình nhằm làm tăng sức thể hiện đa dạng của ngôn ngữ. Quan họ sử dụng nhiều phƣơng pháp nhân hóa, ẩn dụ. Lối ví von so sánh nhƣ ở ca dao trở nên khá phổ biến trong lời ca quan họ. Trong một số bài ca Quan họ có kiểu lặp từ và lặp kết cấu nhƣ “Duyên tìm tôi, đôi tôi lại tìm duyên. Hai chúng ta đƣơng đi tìm nhau” hay “ Nay tôi tƣởng đến ngƣời, mai tôi nhớ đôi ba ngƣời tình duyên”; “ Lòng tôi không trăng gió, tôi không phải là ngƣời gió trăng” v.v…. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Đặng Văn Lung cho rằng những câu lặp nhƣ thế có bóng dáng cổ, chứng tỏ Quan họ là một hiện tƣợng cổ. Chúng tôi nghĩ, muốn lần tìm hiện tƣợng cổ của Quan họ, phải xét trên nhiều mặt, còn những kiểu lặp từ và lặp kết cấu từ nhƣ trên, trƣớc hết là một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo nên sự chặt chẽ thống nhất trong kết cấu bài ca. Nhƣ đã nói ở trên, ngƣời Quan họ vốn phóng khoáng, lịch sự, ƣa giao du giao thiệp. Tính cách ấy khiến cho nghệ nhân Quan họ càng ngày càng phát triển tài năng và bút pháp của mình. Nghệ nhân Quan họ đi nhiều. Tri thức dân gian từ nhiều ngả dội vào và ngƣng đọng trong con ngƣời Quan họ. Quan họ du nhập vào trong kho tàng dân ca địa phƣơng mình nhiều phong cách mới, nhiều màu sắc mới của những địa phƣơng khác nhau, làm vốn bài ca ngày càng phong phú đa dạng.

Trong lời ca Quan họ không chỉ có ngôn ngữ mang tính địa phƣơng với một số loại từ cổ nhƣ “bấy chày”, “vui tày” hoặc ngôn ngữ giữ chất cổ mà ngày nay ít dùng nhƣ “giăng, giời, nhời, bối tơ …” mà còn có ngôn ngữ du nhập tƣ ngoài vào nhƣ “ mần răng, chi mô”… . Một số từ lúc đầu có nghĩa, qua thời gian dài di chuyển, biến đổi, đã chuyển dần từ chỗ có nghĩa đến chỗ mất nghĩa: “Tôi lý cây đa” thành “Tôi lới cây đa”, sang đến bài “Cây trúc xinh”, chuyển là “Cây trúc mọc qua lới nọ…” hay những tiếng “mần răng bán bán” trong “Lý con sáo” sau này chỉ còn là “bán ban”, “giăng giằng giăng”. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ lời ca có những biến đổi nhất định, nhƣ câu Quan họ “Em là con gái Bắc Ninh” có thể biến thành “Em là con gái Tiên Sơn” hoặc “Vui tày đám hội đốt cây nhang trầm” đƣợc đổi là “Vui bằng đám hội đốt cây nhang trầm”. ở đây, từ cổ “tày” đã đƣợc thay thế là “băng”. Ảnh hƣởng của quan hệ giao lƣu với ca dao, ngôn ngữ lời ca Quan họ có những nét tƣơng đồng với ca dao dân ca truyền thống. bên cạnh đó, ngôn ngữ Quan họ có những nét riêng, thể hiện tính độc đáo của lời ca Quan họ.

Nói tới giao tiếp Quan họ là nói tới một mảng giá trị trong lối sống, là văn hoá giao tiếp một thời. Quan họ kết bạn thể hiện một cách ứng xử đẹp. Vẻ đẹp đó đƣợc thể hiện từ phong độ lịch sự trang nhã bên ngoài cho đến ngôn ngữ, cử chỉ khi đứng, khi ngồi, khi mời chào … đều biểu thị sự tôn trọng quý mến.

“Mấy khi khách đến chơi nhà

Đốt than quạt nước chuyên trà khách xơi Trà này ngon lắm người ơi

Mỗi người mỗi chén, bõ công tôi chuyên trà”.

Khách đến Quan họ mời nƣớc mời trầu. Dân gian có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhƣng ngƣời Quan họ mời trầu vẫn có dáng vẻ quyến rũ, đắm say riêng- “Yêu nhau cau sáu bổ ba. Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mƣời”. Trầu phải têm cánh phƣợng (cách têm của cô Tấm) và ngƣời ta mời trầu bằng

giọng ca đẹp, lời ca hay, khiến ngƣời về phải “Để áo lại đây/ nhớ thƣơng em xếp dạ này bao quên/ Ngƣời về đến hẹn lại lên”. Tất cả những cuộc hát nhƣ vậy vây toả ra khắp đó đây trong hội, làm nên niềm vui và vẻ đẹp đặc trƣng của lễ hội vùng Kinh Bắc.

Ngôn ngữ thể hiện trong lời ca dân ca Quan họ cổ là ngôn ngữ giàu chất thi vị, chắt lọc từ ca dao tục ngữ, từ truyện Nôm, giàu tính hình tƣợng, giàu biểu cảm. Ngôn ngữ ấy cũng hấp thụ cả tinh hoa của những thơ ca bác học… để rồi tạo nên sắc thái riêng, góp phần tạo nên những giá trị riêng của bài ca Quan họ. Ngôn ngữ trau chuốt của thể thơ bốn chữ hoặc lục bát, cùng với nghệ thuật sử dụng vần, điệu công phu, những hình ảnh nên thơ, nên nhạc đã làm lời ca Quan họ đạt đến độ hoàn mĩ.

Nhƣng chính sự mộc mạc của ngôn từ, qua cách đối đáp (phải không ngừng thay đổi nhịp) lại tạo thành một sức mạnh riêng làm xao xuyến lòng ngƣời và đọng mãi dƣ âm của bài ca. Hình ảnh trau chuốt là cái đẹp đƣợc lí tƣởng hóa còn ngôn từ mộc mạc sự mộc mạc tiếng nói đích thực của trái tim. Tiếng hát Quan họ có vai trò tích cực trong cuộc sống. Trƣớc hết nội dung lời ca Quan họ là mơ ƣớc khát khao về hạnh phúc tình yêu. Trái ngƣợc hẳn với quan niệm hôn nhân khắt khe của lễ giáo phong kiến trong ca từ quan họ, tình yêu của trai thanh gái lịch thật khỏe khoắn đắm say. Họ đến với nhau bằng tấm lòng trân trọng, nhƣng giàu hồn nhiên. Lời hát thắm thía, nồng nàn:

Xuống sông bơi trải Cái giòn cái giã Lên bãi trồng na Để cả cho tôi Ba bốn chúng ta Nơi đứng nơi ngồi

Như con chỉ rối Càng trông càng vắng

Mặt trời đã tối Cổ tay người trắng

Đám hội đã tan Như nõn chuối tàu

Người đem về cả Lông mày lá liễu

(Ngƣời ca: Cụ Quyển làng Lũng Giang, thu thanh ngày 16.7.1973) [48]. Câu kết này của bài ca bộc lộ rõ ràng một bản lĩnh xứng đôi, đó là bản lĩnh Quan họ khi yêu. Ngƣời Quan họ càng mơ ƣớc hoà hợp, gắn bó, thuỷ chung bao nhiêu thì lời hát giã bạn càng quyến luyến, nuối tiếc, níu kéo lòng ngƣời lại bấy nhiêu. Chính tiếng nói thiết tha, đầy trao gửi xe kết trong hệ thống lời ca đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho các làn điệu dân ca Quan họ.

Gắn với xã hội ấy là những con ngƣời có vẻ đẹp tâm hồn toả ra từ đôi mắt “lúng liếng”, cái duyên trong nụ cƣời “lúm đồng tiền”, trong vành “nón ba tầm thao tua”, biết làm “một nong tằm thành năm nong kén”, biết gắn đời mình với những thửa ruộng “năm sào” với những canh hát thâu đêm “bổng trầm, năn nỉ …”, cảnh và ngƣời ấy đã tạo nên một quê hƣơng Quan họ và một tình yêu quê hƣơng nồng thắm thiết tha. Sẽ là vô cùng xót xa đau đớn cho ngƣời Quan họ nếu phải chứng kiến sự phôi pha các giá trị Văn hóa, tinh thần mà nhiều thế hệ dày công tạo dựng.

Chính những tình cảm ấy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn, tài năng của ngƣời Quan họ. Những làn điệu dân ca kì diệu tồn tại bền lâu từ bao đời nay, tắm đẫm thiên nhiên đất trời Kinh Bắc. Di sản văn hóa tinh thần ấy đã phả hơi thở nồng nàn vào trái tim con ngƣời bằng bầu không khí thơ mộng và quyến rũ, chúng nhƣ chất phù sa màu mỡ lắng đọng vào hồn thơ Hoàng Cầm để làm nên một hồn thơ Kinh Bắc - mềm mại, đa tình, tinh tế, trong trẻo mà đậm đà tình ngƣời, lấp lánh tài hoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)