Số báo 15403 ra ngày 27/5/2013 có bài viết Xây dựng, củng cố Tổ chức cơ
sở Đảng tại Ứng Hòa: Còn nhiều việc phải làm thể hiện thái độ nghiêm túc trong
xử lý cán bộ, đảng viên của huyện Ứng Hòa có liên quan đến vi phạm thi tuyển công chức. Theo đó, 12 người có tác động làm thay đổi kết quả đã được làm rõ trong thời gian ngắn và đưa ra hình thức kỷ luật cụ thể. Trong đó, một huyện ủy viên đã tự nhận lỗi và chịu kỷ luật giáng chức. Vụ việc là bài học đối với Ứng Hòa về công tác xây dựng Đảng. Đây là kết quả phản ánh thái độ nghiêm túc và khá tích cực trong thực thi công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng của Huyện ủy Ứng Hòa, nâng cao tính quyết liệt trong thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là trong tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra.
Bài viết tuy sử dụng thể loại phản ánh nhưng phân tích rõ ràng, nêu lên những thành tựu nhất định của huyện Ứng Hòa trong xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ đảng viên. Bài có sử dụng một ảnh minh họa khá hấp dẫn về chấn chỉnh công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng để giúp huyện Ứng Hòa phát triển kinh tế.
Tác phẩm Làm tốt công tác quản lý cán bộ, đảng viên ngay từ cơ sở
trong số báo 16537 ra ngày 5/3/2015 do tác giả Quốc Bình thực hiện chỉ ra những
công tác chuẩn bị cho đại Đảng các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng. Theo đó, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TƯ về công tác bảo vệ chính trị
nộibộ mà trước hết phải làm thật tốt công tác quản lý cán bộ, đảng viên ngay từ cơ sở; phát huy vai trò của nhân dân, của tổ chức Đảng trong việc chủ động phát hiện sớm những biểu hiện, những hành vi sai lệch của cán bộ, đảng viên để kịp thời cảnh báo, uốn nắn, giúp cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh, tự bảo vệ...
Tác phẩm là bài phản ánh diễn đạt theo lối mòn, liệt kê, kể lể, lại không có ảnh tạo nên sự nhàm chán và không hấp dẫn người đọc.
Số báo 16920 ngày 28/3/2016 có bài viết Quyết tâm đổi mới công tác cán bộ
khẳng định mong muốn, quyết tâm đổi mới công tác tổ chức cán bộ của lãnh đạo các địa phương với nhiều cách làm sáng tạo. Khâu đột phá trọng tâm của Thành ủy Hà Nội là thành lập Ban chỉ đạo tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Không chỉ phấn đấu giảm 10% biên chế như yêu cầu, Thành ủy Hà Nội quyết tâm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn thành phố.
Quan tâm đến vấn đề này, các địa phương khác như Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ninh cũng nhấn mạnh kiến nghị về cải cách hành chính mạnh hơn nữa.
Bài viết mặc dù không sử dụng ảnh nhưng cách tiếp cận vấn đề tương đối mới mẻ từ một mô hình thực hiện mẫu của Thành ủy Hà Nội cho đến các địa phương khác. Đây là một trong số ít bài viết về lĩnh vực này thoát khỏi lối mòn của truyền thông về Xây dựng Đảng.
Có thể nói loạt tác phẩm về Tổ chức, cán bộ trong lĩnh vực xây dựng Đảng có sự thay đổi rõ rệt hơn về nội dung và hình thức tuyên truyền. Nhiều tác phẩm khơi dậy được sự hứng thú cho độc giả với cách tiếp cận mới mẻ kết hợp với tính thực tiễn, tạo ra sức lan tỏa để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng còn nhiều bài viết vẫn nặng kể lể theo lối mòn. Hình thức thể hiện cũng chưa có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ, quá nhiều chữ và số liệu trong một bài viết. Trong khi đây là một mảng đề tài rộng, đa dạng và phong phú hơn nhiều so với lĩnh vực Chính trị - Tư tưởng hay Kiểm tra, giám sát. Người phóng viên hoàn toàn có thể linh động hơn trong cách thể hiện bằng cách sử dụng ảnh hoặc đồ họa thay thế và tăng sức hấp dẫn, đưa tác phẩm đến
gần hơn với quần chúng nhân dân. Do vậy, rất cần những bài viết có tính đột phá mạnh mẽ hơn, để tờ báo không chỉ đơn thuần là một công cụ tuyên truyền, "cái loa" để phát đi tin tức bộ máy, cơ cấu tổ chức cán bộ của các đơn vị.
2.2.1.1.3. Truyền thông về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng là hoạt động thường xuyên của toàn Đảng, được tiến hành đối với tổ chức đảng và đảng viên nhằm theo dõi, xem xét tình hình chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, chính sách, pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng và đảng viên, giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt nội bộ Đảng để đánh giá, nhận xét mỗi tổ chức đảng và đảng viên, góp phần hoàn thiện quy trình lãnh đạo, giữ vững kỷ luật, bảo đảm các quyết định được thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao.
Trong công tác xây dựng Đảng, cùng với công tác tư tưởng và công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng có vai trò và ý nghĩa to lớn. Kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc sẽ góp phần bảo vệ cho Cương lĩnh Chính trị, đường lối, chiến lược, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng được xác định đúng, quán triệt đầy đủ và được tổ chức thực hiện tốt. Kiểm tra, giám sát vừa góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, vừa làm cho sự lãnh đạo của Đảng gắn với thực tiễn hơn, đảm bảo tính thống nhất tuyệt đối giữa nghị quyết và sự chấp hành, giữa lời nói và việc làm; giúp cho các cấp lãnh đạo của đảng khắc phục có hiệu quả bệnh quan liêu, chủ quan, duy ý chí, thiếu trách nhiệm...
Thể hiện nội dung quan trọng này, báo Hànộimới cũng dành một diện tích “đất” nhất định để truyền thông về công tác kiểm tra, giám sát của các câp ủy đảng của thành phố, hoạt động của Ủy ban Kiểm tra. Trong giai đoạn 2011-2016, đã có hơn 700 tác phẩm truyền thông về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được đăng tải trên báo Hànộimới hàng ngày. Các tác phẩm này đã góp phần quan trọng giúp công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ngày càng được thực hiện toàn diện, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả.
Bài viết Lời hứa và sự giám sát đăng tải trên số báo ra ngày 1/11/2012 tóm tắt nội dung các đảng bộ trực thuộc Đảng bộ TP Hà Nội đang hoàn thành kiểm điểm
tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Một trong những điểm đáng chú ý nhất là các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ (BTV) Thành ủy quản lý sẽ được lập hồ sơ về lời hứa và bản cam kết để theo dõi, giám sát. Đây là cách làm quyết liệt nhằm thực hiện chủ trương đổi mới công tác cán bộ của thành phố.
Bài viết tuy không sử dụng hình ảnh minh họa, song lối diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc kết hợp với nội dung mới trong công tác tổ chức cán bộ của BTV Thành ủy Hà Nội đã khiến tác phẩm gần gũi và dễ dàng tiếp cận hơn với độc giả.
Khắc phục ”bệnh” nể nang, né tránh là nội dung tác phẩm được đăng tải
trong số báo 15829, ra ngày 14/3/2013 với nội dung khá hấp dẫn khi Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Thanh Oai phát hiện dấu hiệu vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công ích. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, không nể nang, bao che, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy đề nghị cho thành lập đoàn kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ TCCSĐ và 11 đảng viên (trong đó có 1 huyện ủy viên, 7 đảng ủy viên, 1 chi ủy viên). Từ đây nêu tình hình chung của toàn thành phố về việc chậm trễ trong phát hiện và xử lý cán bộ, đến năm 2012 công dân có đơn thư khiếu nại, cấp ủy cấp trên mới phát hiện, xử lý. Do vậy, các cấp ủy cần khắc phục căn bệnh nể nang, né tránh, ngại va chạm, tăng cường giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn ngừa sai phạm của TCCSĐ và đảng viên.
Bài viết chỉ khỏng 600 chữ nhưng không có một bức ảnh nào, lại quá nhiều số liệu nên dù đây là đề tài nóng, nhưng không hấp dẫn được công chúng.
Mô hình chi bộ cơ quan xã ở Đảng bộ huyện Phú Xuyên sau một thời gian hoạt động được đánh giá là không gắn bó với cơ sở, xa dân và giúp các cán bộ có điều kiện né tránh những vụ việc nhạy cảm. Tác phẩm Né trách nhiệm trong số báo ra ngày 7/3/2013 đã chỉ ra nhiều bất cập của mô hình này qua phân tích cụ thể nhiều ví dụ điển hình. Chính vì vậy, việc đánh giá về mô hình chi bộ cơ quan xã là cần thiết và phải tiến hành một cách khoa học. Song, để khắc phục những tồn tại như ở Đảng bộ huyện Phú Xuyên cũng như các đảng bộ huyện khác, cần phải thực hiện nghiêm chế độ cán bộ, cấp ủy viên cấp xã phụ trách địa bàn phải thường xuyên dự
sinh hoạt với chi bộ thôn, xóm, cụm dân cư, nắm bắt và báo cáo kịp thời với cấp ủy xã về tình hình ở cơ sở, Đảng ủy xã thực hiện tốt chế độ giám sát và tổ chức việc bí thư cấp ủy cơ sở, chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tự phê bình trước đại diện nhân dân hằng năm. Thực hiện tốt những điều này thì dù sinh hoạt ở chi bộ cơ quan xã nhưng cán bộ, đảng viên là cán bộ chủ chốt xã vẫn nắm được tình hình và có trách nhiệm với cơ sở.
Bài viết rất cụ thể, có cách tiếp cận mới mẻ với một vấn đề cũ nhưng luôn “nóng”, nên mặc dù chỉ có một bức ảnh nhỏ minh họa nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của công chúng.
Cách tiếp cận vấn đề trong bài viết Lỗi từ hai phía đăng tải trong số báo ra ngày 21/7/2014 cũng rất mới mẻ và hấp dẫn, gây được sự tò mò, hứng thú cho độc giả, khi bắt đầu bằng câu chỉ đạo của đồng chí phó ban Tổ chức Đảng ủy: “Đúng 8h thì khóa cổng cho tôi nhé, nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Lý do là vì hầu hết các buổi quán triệt nghị quyết, dù hội nghị khai mạc từ 8h sáng nhưng đến 9h vẫn có nhiều cán bộ đến vì đi muộn, tắc đường…Song đến 10h, phía dưới hội trường đã vắng khá nhiều, bởi nhiều vị ra ngoài uống nước, hút thuốc, tự giải lao rồi tiện thể… trốn luôn vì "ở cơ quan có nhiều việc phải về chỉ đạo".
Bài viết tiếp cận vấn đề rất tự nhiên, gần gũi, phản ánh đúng thực trạng chung hiện nay. Đồng thời nêu được rõ nguyên nhân của tình trạng này xuất phát cả từ yế tố khách quan, chủ quan. Chính vì vậy mà dù không sử dụng một hình ảnh nào, nhưng tác phẩm khá hấp dẫn độc giả.
Có thể nói trong thời gian này, hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng luôn được đặt lên hàng đầu, để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động, tập trung vào nhiều vấn đề trọng tâm của thành phố, được dư luận xã hội chú ý và đánh giá cao. Chính vì vậy, trên các trang báo, các tác phẩm về hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng cũng được tăng lên rõ rệt và về số lượng và chất lượng. Cách thể hiện bài viết, tiếp cận vấn đề cũng bắt đầu đi vào chi tiết, cụ thể hơn chứ không còn né tránh, kiêng kị hay phản ánh chung chung. Chất lượng các bài viết được nâng cao một phần là do sự đổi mới trong chỉ đạo công tác tuyên truyền của báo, một phần là
do năng lực chuyên môn của phóng viên, đồng thời cũng phải kể đến chuyển biến mạnh trong sự hợp tác, đồng lòng của các tổ chức đảng về hoạt động cung cấp thông tin cho báo chí sau mỗi kỳ họp các cấp. Có nhiều cơ sở còn chủ động tổ chức họp báo, trả lời phỏng vấn, giao cho cán bộ viết bài, gửi văn bản đến ban biên tập, bước đầu đã tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức đảng và phóng viên để đưa đến cho bạn đọc những thông tin chính xác nhất, để nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của vấn đề. Qua đó có nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng, công khai minh bạch, tạo niềm tin với quần chúng nhân dân, tránh suy diễn, xuyên tạc, gây mất đoàn kế…Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, báo Hànộimới cũng chưa thực sự có nhiều bài viết đào sâu, phân tích các vấn đề nóng, nhạy cảm do một phần là đặc thù tờ báo Đảng địa phương, đại diện cho tiếng nói của Đảng ủy thành phố. Bên cạnh đó, theo lãnh đạo báo Hànộimới thì việc tiếp cận các vấn đề thuộc lĩnh vực này cũng còn nhiều hạn chế hơn nhiều so với các mảng đề tài khác. Song với nhiều bài viết tiêu biểu đã phân tích, có thể thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong truyền thông về kiểm tra, giám sát trong xây dựng Đảng của báo Hànộimới.
2.2.1.2. Truyền thông về xây Dựng Đảng trên báo Hànộimới cuối tuần
Ra đời vào ngày 2/4/1989, báo Hànộimới cuối tuần không chỉ đáp ứng được yêu cầu thời sự, vừa có những bài viết sâu sắc về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, đáp ứng được nhu cầu người đọc, lại rất đậm chất Hà Nội.
Trong phạm vi khảo sát của luận văn, tác giả đã khảo sát 200 bài viết về xây dựng Đảng trên tuần báo Hànộimới ra vào thứ 7 hàng tuần. Tuy nhiên, do đặc thù của tuần báo không có chuyên mục xây dựng Đảng riêng như nhật báo Hànộimới, nên các tác phẩm về lĩnh vực này thường được bố trí rải rác trong chuyên mục Chuyện trong tuần ở trang nhất hoặc các chuyên mục khác trong trang 2 hoặc chuyên mục khác ở trang 6, trang 7...Trong đó, có 60 tác phẩm xây dựng Đảng về Chính trị, tư tưởng, 90 bài viết về Tổ chức cán bộ và 50 bài viết về công tác Kiểm tra, giám sát của Đảng.
Biểu đồ 2.4. Tác phẩm truyền thông về Xây dựng Đảng trên báo Hànộimới Cuối tuần
Có thể điểm qua một số bài viết tiêu biểu sau:
Tuần báo số 3 ra vào thứ 7 ngày 5/1/2011 có bài viết Lòng dân tin Đảng là một bài ghi nhanh miêu tả không khí sôi nổi, rực rỡ của Thủ đô chào mừng đại hội Đảng lần thứ XI - một sự kiện chính trị trọng đai của đất nước đầu năm 2011, nhằm tiếp tục cổ vũ và nâng cao sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức chiến đấu của toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Trên tinh thần đó, nhân dân Thủ đô cũng như cả nước hy vọng và tin tưởng Đại hội Đảng XI sẽ mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ, lựa chọn những đại biểu có uy tín trong Đảng, trong xã hội, có bản lĩnh vững vàng, có trách nhiệm, dám làm dám chịu, luôn đổi mới, sáng tạo để xứng đáng là người lãnh đạo và công bộc ưu tú của nhân dân. Tác phẩm mặc dù chỉ là bản ghi nhanh, không sử dụng ảnh minh họa song với lối viết súc tích, rõ ràng đã phần nào làm tốt vai trò là cầu nối phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân về vấn đề mong muốn lựa chọn những cán bộ đảng viên, những đại biểu ưu tú vào đội ngũ lãnh đạo, góp phần xây dựng Đảng về tổ chức cán bộ.