Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 49 - 50)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Ngƣời cao tuổi thành phố Hà Nội

Tỷ lệ người cao tuổi ở Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo với các lý do: chất lượng chăm sóc sức khỏe của toàn dân nói chung và người cao tuổi nói riêng được nâng cao, tỷ suất chết hàng năm có xu hướng giảm, dân số cơ học tăng cao trong đó có tỷ lệ đáng kể người cao tuổi chuyển về Hà Nội sống với con cháu ngày một nhiều

Người cao tuổi ở Hà Nội ngoài những đặc điểm chung, còn có một số đặc điểm riêng như: có trình độ học vấn cao và đã tham gia các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và thành phố. Đảm bảo phúc lợi xã hội cho người cao tuổi cũng là thể hiện đạo lý của người Việt Nam. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng người cao tuổi Hà Nội vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội, vẫn có những đóng góp nhất định cho xã hội, đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi cũng là một phần đảm bảo cho các hoạt động này.

Số liệu các tổng điều tra dân số cho thấy tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số đã tăng từ 7.1% năm 1979 lên 9.0% năm 2009. Hà Nội có tỷ lệ người cao tuổi cao (10,4%) hơn mức trung bình của cả nước (2009). Tại thời điểm 1/4/2009, toàn thành phố có 670.679 người cao tuổi, nam chiếm 41,2%, người cao tuổi là nữ chiếm 58,8%. Về độ tuổi, trong tổng số người cao tuổi ở Hà Nội, gần một nửa (47.5%) người cao tuổi từ 60 – 69 tuổi; 34,3% từ 70 – 79; 10,1% từ 80 – 84 và 8% từ 85 tuổi trở lên. (Nguồn www.gopfp.gov.vn)

2.1.2. Trung tâm dƣỡng lão

Chúng tôi có tiến hành nghiên cứu 20 cụ còn minh mẫn, khỏe mạnh, đang sinh sống tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi Thiên Phúc tại Xóm 3- xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.

Trung tâm được thành lập vào tháng 4 năm 2009, được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản và của Đức với khu nhà ở cao cấp để dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Hiện tại, số lượng Người cao tuổi đang được chăm sóc ở trung tâm là 190 cụ và đang có xu hướng gia tăng. Trung tâm có 250 giường, có 4 loại phòng (Phòng đơn, phòng đôi, phòng ba và phòng bốn người) và được chia ra thành 4 khu vực: Khu chăm sóc tích cực, Khu chăm sóc đặc biệt, Khu dành cho các cụ khỏe mạnh và minh mẫn, Phòng VIP

Các hoạt động của các cụ tại trung tâm: Các cụ vào sống ở trung tâm đều được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và được kiểm tra các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch , nhiệt độ hàng ngày; Mỗi buổi sáng các cụ đều được hướng dẫn tập thể dục dưỡng sinh , tập thở đúng cách để tăng cường thể lực; Các cụ còn được xoa bóp, bấm huyệt hàng ngày, tập phục hồi chức năng; Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng các cụ trung tâm còn quan tâm chăm sóc đến đời sống tinh thần và tâm linh cho các cụ: Tổ chức các buổi mít tinh trong các ngày lễ lớn, các hoạt động giao lưu vói học sinh mầm non và các sinh viên đại học, trung cấp; Tổ chức mừng sinh nhật các cụ theo tháng; tổ chức các câu lạc bộ: thơ, đánh cờ, khiêu vũ, câu lạc bộ sống vui - khỏe - có ích; Tổ chức các buổi đi dã ngoại, đi lễ chùa,....

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)