7. Kết cấu khóa luận
1.4. Vai trò của thông tin đồ họa
1.4.3. Dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách có hệ thống (tiến trình, tư
tính gợi mở giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận thông tin toàn cảnh về một vấn đề, sự kiện nào đó được nhà báo thể hiện.
1.4.3. Dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách có hệ thống (tiến trình, tư duy hệ thống) hệ thống)
Thông tin được trình bày dưới dạng thông tin đồ họa vừa làm rõ những dữ liệu phức tạp, vừa cho phép “đóng gói” một lượng lớn thông tin.
Nếu một sự kiện được trình bày dưới dạng văn bản đơn thuần, bạn sẽ phải diễn đạt bằng nhiều chữ viết nhưng chưa chắc đã bao quát hết được chi tiết sự việc, nhưng mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hóa khi trình bày nội dung dưới dạng thông tin đồ họa, bởi chỉ một thông tin đồ họa, bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu, bản đồ... biết tiến trình diễn ra sự kiện, từ đó giúp độc giả có tư duy hệ thống khi nhìn nhận sự việc.
Nội dung của thông tin sẽ được tổng hợp lại theo một hệ thống cấu trúc mới, khoa học nhằm phản ánh toàn diện sự kiện, giúp người đọc có một cái nhìn khái quát, toàn diện và hệ thống về đối tượng được phản ảnh (tình hình,
diễn biến của sự kiện hay một hoạt động trong giai đoạn nào đó)
Thông tin đồ họa giúp diễn đạt ý tưởng bài viết một cách logic mà việc diễn đạt bằng từ ngữ hay ảnh báo chí thật khó đạt được, góp phần giúp công chúng ghi nhớ thông tin lâu và theo hệ thống. Thông tin đồ họa làm cho bài báo trở nên bắt mắt và nổi bật, đó là một yếu tố gây chú ý cho độc giả và khiến họ ghi nhớ thông tin. Thông tin đồ họa có khả năng giải thích câu chuyện nhanh hơn, giúp người đọc tiếp cận thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều này đặc biệt đúng với những con số, miêu tả các mốc thời gian và hình ảnh khó có thể diễn tả hết được bằng chữ.