CHƢƠNG 3 : TÁC ĐỘNG CỦA VQG TỚI CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN VÙNG ĐỆM
3.1. Tác động của VQG Xuân Sơn tới cộng đồng cƣ dân vùng đệm
3.1.3. Hoạt động trợ giúp phát triển KT – XH vùng đệm
Hoạt động trợ giúp phát triển KT – XH vùng đệm phải hƣớng đến mục tiêu là phát triển bền vững. Điều này có nghĩa là phát triển sao cho việc sử dụng các nguồn TNTN nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hƣởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. Vì vậy, trong quá trình triển khai các chƣơng trình phát triển vùng đệm phải luôn nắm vững các nguyên tắc của bảo tồn và phát triển, nhƣ tôn trọng tri thức bản địa, tôn trọng phong tục, lối sống và bản sắc văn hoá tộc ngƣời, quan tâm đến cải thiện chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng gắn liền với bảo tồn TNTN và ĐDSH, quản lý tốt nguồn tài nguyên không tái tạo đƣợc, thực hiện tốt công tác trao quyền để ngƣời dân thực sự đƣợc làm chủ các nguồn tài nguyên của họ.
Dựa vào các nguyên tắc trên, VQG Xuân Sơn đã triển khai một số hoạt động phát triển cộng đồng và thông qua đó để giáo dục bảo tồn, nhƣ trồng rừng phục hồi HST bằng nhiều loại cây bản địa đa mục đích, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong, nuôi gà nhiều cựa, nuôi lợn lửng, kỹ thuật trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao trên đất dốc, gieo ƣơm cây có nguồn gốc tại chỗ để phục vụ công tác trồng rừng và khai thác tiềm năng sẵn có của địa phƣơng phục vụ cuộc sống con ngƣời. Một số mô hình kinh tế đã và đang đƣợc triển khai ở nhiều nơi trong vùng.
Tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật và viện trợ về kinh phí từ các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nƣớc thông qua sự điều phối với các tổ chức quần chúng trên địa bàn, một số mô hình sản xuất tăng thu nhập cho cộng đồng đƣợc áp dụng. Đó là các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tận dụng tối đa tiềm năng hạn hẹp của đất đai để sản xuất nông nghiệp, mô hình sử dụng bếp tiết kiệm củi cải tiến. Từ khi thành lập, VQG Xuân Sơn đã xây dựng và triển khai nhiều dự án hỗ trợ nhằm phát triển kinh tế cho ngƣời dân sống trong VQG nhƣ dự án trồng chè Shan, dự án trồng dổi xanh ăn hạt, dự án nâng cao năng lực phục hồi rừng bền vững, dự án câu lạc bộ sinh kế cộng đồng góp phần xoá đói giảm nghèo và quản trị địa phƣơng… nhƣng hiệu quả đều không nhƣ mong đợi do không tiến hành khảo sát kỹ nhu cầu thực tế của ngƣời dân địa phƣơng. Ngoài ra, một số dự án tiêu biểu đã đƣợc triển khai trên địa bàn là:
Dự án “Cải thiện đời sống người dân địa phương ở trong và ngoài VQG
Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, góp phần quản lý rừng bền vững” còn gọi tắt là dự án Đan
Mạch hay dự án DANIDA do Sứ quán Vƣơng quốc Đan Mạch tài trợ. Dự án kéo dài 30 tháng bắt đầu từ tháng 01/2008 và đƣợc thực hiện ở 3 xã Xuân Đài, Xuân Sơn và Minh Đài với mục đích tạo việc làm nâng cao đời sống cho cộng đồng sống trong và vùng đệm VQG để thực hiện tốt mục tiêu quản lý rừng bền vững. Để hạn chế những tồn tại từ những dự án đã thực hiện, BQL VQG đã tiến hành khảo sát nhu cầu thực tế của ngƣời dân địa phƣơng về phát triển kinh tế và đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ bao gồm: Mô hình kinh tế hộ và nhóm hộ (4 mô hình), mô hình Nông lâm kết hợp (4 mô hình), mô hình canh tác trên đất dốc (4 mô hình), mô hình chăn nuôi, mô hình Lâm sản ngoài gỗ (6 mô hình), mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn bản (4 mô hình), mô hình bếp lâm nghiệp (bếp cải tiến 150 bếp). Trong quá trình triển khai thực hiện đã có 200 hộ đƣợc nhận hỗ trợ từ dự án. Ngoài việc hỗ trợ về kinh phí dự án đã tổ chức 20 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ địa phƣơng và ngƣời dân trong xã về kỹ thuật và công nghệ xây dựng mô hình. Hiện nay, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ mô hình chăn nuôi gà chín cựa, mô hình chăn nuôi lợn lửng đã và đang đƣợc triển khai nhân rộng.
Dự án Australia hay còn gọi là dự án Nâng cao năng lực bảo tồn thiên nhiên tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ (2007). Dự án này do cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAid) tài trợ với số tiền 36.720 USD Australia (hơn 515 triệu đồng Việt Nam). Địa điểm thực hiện dự án là vùng đệm phía Bắc VQG Xuân Sơn. Nội dung của dự án là hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các DTTS sống trong cùng đệm, tránh gây áp lực vào rừng, bảo tồn ĐDSH, phát triển nguồn gen quý của một số loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao, tạo nguồn dƣợc liệu quý chữa đƣợc các bệnh hiểm nghèo, bảo vệ rừng đầu nguồn cho hệ thống sông Hồng. Mục đích của dự án nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua các giải pháp quản lý bảo vệ rừng bền vững, giảm áp lực, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trƣờng, kinh tế, sinh thái, nhân văn trên địa bàn VQG Xuân Sơn. Dự án cũng nhằm
tăng cƣờng năng lực quản lý cho cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, bảo vệ rừng quốc gia.
Nhƣ vậy, các dự án này bƣớc đầu đã làm thay đổi nhận thức cho cộng đồng địa phƣơng thông qua mô hình canh tác, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình tham gia dự án, giải quyết đƣợc việc làm trong lúc nông nhàn cho hàng trăm lao động nông thôn. Hơn nữa, còn làm thay đổi tập quán canh tác đƣa ngƣời nông dân tiếp cận với các phƣơng thức canh tác tiên tiến hơn và tạo ra sinh kế lâu dài cho cộng đồng địa phƣơng. Đây là tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu góp phần quản lý rừng bền vững ở VQG Xuân Sơn.
Hiện nay, Vƣờn cũng đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng khảo sát các điểm DLST trong vùng lõi để có thể giúp cộng đồng khai thác, quản lý và thu hồi nguồn lợi từ các điểm du lịch này. Đây là một hoạt động rất quan trọng đƣợc chính quyền địa và cộng đồng địa phƣơng tích cực ủng hộ.
Ngoài các hoạt động giáo dục môi trƣờng và trợ giúp phát triển KT – XH vùng đệm, VQG cũng chú trọng đến khuyến khích cộng đồng cùng tham gia công tác bảo tồn. Mô hình bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng đã đƣợc triển khai. Dựa vào chính sách khoán bảo vệ rừng của nhà nƣớc đã huy động đƣợc sự tham gia của các hộ gia đình, các thôn bản tham gia nhận khoán, nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong công tác bảo vệ rừng.
Nhƣ vậy, cộng đồng địa phƣơng đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà nƣớc, các tổ chức phi chính phủ thông qua VQG và chính quyền địa phƣơng. Mặc dù, những tác động trực tiếp hay gián tiếp mà VQG mang lại đã góp phần không nhỏ nhằm nâng cao mức sống, nhận thức và cải thiện môi trƣờng sống cộng đồng. Tuy nhiên, tình trạng dân số tiếp tục tăng kéo theo nguồn lao động dƣ thừa thì sức ép lên rừng vẫn còn đáng kể và do đó ngƣời dân sinh sống trong và quanh VQG Xuân Sơn cần phải nhận đƣợc sự quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.