CHƢƠNG 4 : THẢO LUẬN
4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững vùng đệm và tăng cƣờng công
4.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển KT-XH
- Triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội cho vùng đệm và vùng lõi VQG Xuân Sơn, tạo ra nguồn thu nhập thay thế, ổn định và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cƣ sinh sống trong vùng nhằm giảm bớt áp lực lên tài nguyên ĐDSH.
- Thực hiện quy hoạch và có kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho các xã nằm trong VQG Xuân Sơn với sự tham gia của cộng đồng dân cƣ và các cấp chính quyền. Nội dung quy hoạch không những phải sử dụng đƣợc hết lợi thế của vùng mà phải có đựơc sự đồng thuận của ngƣời dân địa phƣơng.
- Đầu tƣ cho hoạt động DLST, du lịch cộng đồng nhằm khai thác thế mạnh của vùng lại vừa có thể nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, tạo thêm vốn đầu tƣ trở lại hoạt động bảo tồn. Đặc biệt chú trọng đến hình thức du lịch cộng đồng để tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân và bảo tồn, phát huy nền văn hoá của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa.
- Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt chú trọng đến điện - đƣờng - trƣờng - trạm để nâng cao dân trí, mở rộng giao lƣu, tăng cƣờng trao đổi kinh tế - văn hoá nhờ đó mà nâng cao đƣợc năng lực quản lý TNTN.
- Tranh thủ sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của các tổ chức trong và ngoài nƣớc quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn để tìm kiếm các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng.
4.3.2. Nhóm giải pháp về phát triển văn hoá và con người
- Giải pháp ĐDSH phải luôn gắn liền với đa dạng văn hoá: Tính bền vững của những hệ thống mới về sử dụng tài nguyên phải dựa vào kiến thức bản địa truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng. Tính đa dạng văn hoá sẽ tạo nên khả năng rộng lớn của con ngƣời thích ứng với những thay đổi để tồn tại và phát triển.
- Đẩy mạnh các nỗ lực tăng cƣờng, nâng cao nhận thức về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH cho cộng đồng thông qua các hình thức truyền thông nhƣ qua loa phát thanh, qua các cuộc tuyên truyền, vận động, qua tờ rơi, áp phích... nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ TNTN nói chung, tạo thành một mạng lƣới cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho các cán bộ liên quan đến công tác bảo tồn thuộc các cơ quan chức năng và chính quyền địa phƣơng. Đặc biệt chú trọng đến nguồn cán bộ trẻ, cán bộ địa phƣơng và cán bộ ngƣời DTTS. Đây sẽ là nguồn lực chính, giữ vai trò chủ chốt trong công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Xuân Sơn trong thời gian tới.
- Tăng cƣờng và khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia vào công tác bảo tồn, hay nói cách khác là cần xã hội hoá sâu rộng công tác bảo tồn tại VQG Xuân Sơn. Các tổ chức xã hội nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, các tổ chức Đoàn Thanh Niên… có vai trò rất lớn trong việc vận động ngƣời dân thực hiện các chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển.
4.3.3. Nhóm giải pháp để hoàn thiện chính sách
Trong tƣơng lai gần, việc thiết lập chính sách và luật pháp quan trọng là phải thiết lập quyền sử dụng cho cộng đồng, điều này phải đƣợc đề cập đến sự an toàn pháp lý và lâu dài. Các tổ chức trong thôn và những ngƣời đứng đầu cộng đồng cần có sự công nhận chính thức, hợp pháp đối với vai trò của họ trong phát triển và thực hiện các chƣơng trình quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Các hƣớng dẫn đã đƣợc khái quát hoá trong phát triển quản lý lâm nghiệp cộng đồng nên rõ ràng và có thể mở rộng tối đa, có tính đến sự thích nghi hợp lý ở địa phƣơng. Nên mang lại cho bản thân ngƣời dân những cơ hội phát triển trên các luật lệ phù hợp với địa phƣơng, ra quyết định và biện pháp hiệu quả nhất giải quyết những ngƣời vi phạm luật lệ này. Hệ thống kiểm soát xã hội mang tính bản xứ đƣợc “sở hữu” bởi ngƣời dân sẽ luôn có tính hiệu quả, đƣợc tôn trọng và bền vững nhất.
- Kiến thức bản địa, tự phát tồn tại trong cộng đồng nên cần phải tìm hiểu và khuyến khích. Giá trị của hệ thống quản lý tài nguyên truyền thống cần sự công nhận và ủng hộ chính thức. Chúng nên là điểm bắt đầu cho sự phát triển của hệ thống quản lý lâm nghiệp cộng đồng.
- Cần có sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng để hạn chế tối đa sự chồng chéo trong nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phƣơng liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH. Các chính sách phải đƣợc quy hoạch dài hạn và phù hợp với điều kiện địa phƣơng cũng nhƣ mục tiêu phát triển của toàn vùng.
- Các dự án xây dựng khu DLST, đặc biệt là dự án Khu du lịch Xuân Sơn – Đền Hùng cần phải đƣợc nghiên cứu lại một cách kỹ lƣỡng những tác động trƣớc mắt và nguy cơ đe dọa tiềm ẩn đối với ĐDSH tại VQG Xuân Sơn.
- Cần ƣu tiên hơn nữa để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống trong VQG Xuân Sơn. Thực hiện tốt nhiệm vụ này không chỉ góp phần phát triển bền vững địa phƣơng mà còn tạo ra nguồn thu nhập khi hoạt động du lịch cộng đồng phát triển.
- Tăng cƣờng các chính sách đảm bảo phúc lợi cho cộng đồng sinh sống trong VQG Xuân Sơn. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích lâu dài và hợp lý với cộng đồng địa phƣơng.
- Cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ tham gia hoạt động bảo tồn (bao gồm cả cán bộ bảo vệ và các cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu nguồn gen ĐDSH tại VQG Xuân Sơn). Bởi lẽ, hoạt động bảo tồn có tính chất đặc thù và mức độ nguy hiểm cao. Đặc biệt là thời gian gần đây, lâm tặc thƣờng có những vũ khí hiện đại trong khi các trang bị cho cán bộ bảo tồn rất thô sơ và hạn chế. Bên cạnh đó, kịp thời khen thƣởng các cán bộ có thành tích tốt để khuyến khích các cán bộ khác, đồng thời cũng nghiêm minh xử phạt những cán bộ vi phạm quy chế, tiếp tay cho kẻ xấu phá hoại tài nguyên rừng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. VQG Xuân Sơn có nhiều giá trị đặc sắc về mặt cảnh quan, môi trƣờng và ĐDSH với nhiều nét độc đáo về văn hoá của đồng bào ngƣời Mƣờng, ngƣời Dao...
2. Hiện nay, trong VQG Xuân Sơn và trong vùng đệm còn 7.353 hộ gia đình sinh sống (2010). Để duy trì sinh kế, ngƣời dân phải sống dựa vào rừng và đây là nguyên nhân làm suy thoái ĐDSH của VQG.
Những nguyên nhân này bao gồm hai nhóm:
i)Nguyên nhân trực tiếp bao gồm: khai thác gỗ trái phép, khai thác gỗ củi, săn bắt và thu hái lâm sản ngoài gỗ, canh tác nƣơng rẫy, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, chăn thả gia súc; và
ii) Nguyên nhân gián tiếp: tăng dân số, đói nghèo.
3. Trong thời gian qua, BQL VQG Xuân Sơn với sự phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các đơn vị Kiểm lâm và cộng đồng địa phƣơng đã có những hoạt động để nâng cao nhận thức cộng đồng dân cƣ vùng đệm về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, tiến hành các dự án để giúp ngƣời dân nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật đa dạng hoá các nguồn sinh kế, phát triển ĐDSH...
4. Những hoạt động này đã có hiệu quả nhất định trong công tác phát triển cộng đồng, bảo tồn tài nguyên ở địa phƣơng; trong đó, việc xây dựng Hƣơng ƣớc Bảo vệ rừng là một giải pháp có hiệu quả rất rõ ràng. Đây có thể là một bài học nhân rộng cho các địa phƣơng về ý nghĩa của công tác bảo tồn dựa vào cộng đồng.
5. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu và tình hình thực tế của địa phƣơng, Luận văn đã đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển bền vững vùng đệm và tăng cƣờng công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Xuân Sơn nhƣ sau:
- Nhóm giải pháp về phát triển KT – XH: Đầu tƣ phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập thay thế, ổn định và nâng cao đời sống cho cộng đồng cƣ dân sinh sống trong vùng nhằm giảm áp lực lên tài nguyên ĐDSH.
- Nhóm giải pháp về phát triển văn hóa và con ngƣời theo hƣớng ĐDSH phải gắn liền với đa dạng văn hóa, vì thế cần phải triển khai nghiên cứu, lƣu giữ các tri thức, các truyền thống văn hóa truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng. Đẩy mạnh nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH cho cộng đồng. Tích cực xã hội hóa sâu rộng công tác bảo tồn, thu hút và khuyến khích các đoàn thể xã hội tại địa phƣơng cùng tham gia vào công tác bảo tồn. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực cho các cán bộ bảo tồn, đặc biệt chú trọng đến cán bộ ngƣời DTTS.
- Nhóm giải pháp để hoàn thiện chính sách: Trong tƣơng lai gần cần phải thiết lập quyền sử dụng cho cộng đồng, các tổ chức trong thôn và những ngƣời đứng đầu cộng đồng cần có sự công nhận chính thức, hợp pháp đối với vai trò của họ trong phát triển và thực hiện các chƣơng trình quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Cần có sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng để hạn chế sự chồng chéo trong nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động. Đặc biệt là sự phối hợp liên ngành trong việc tính toàn kỹ lƣỡng những rủi ro của các dự án xây dựng khu DLST tại VQG Xuân Sơn.
KHUYẾN NGHỊ
Thứ nhất: Nhà nƣớc cần phải ban hành những chính sách ƣu tiên cụ thể để khuyến khích và tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân. Tất cả các chƣơng trình dự án đều cần có sự tham gia của ngƣời dân.
Thứ hai: Đổi mới công tác lập kế hoạch, với sự tiếp cận từ dƣới lên, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Hơn nữa, cần minh bạch hoá, cụ thể hoá trong việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng.
Thứ ba: Triển khai thực hiện các dự án phát triển KT – XH vùng đệm, tạo điều kiện cho ngƣời dân ổn định cuộc sống, tăng thu nhập nhằm giảm sức ép lên rừng.
Thứ tƣ: Nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ VQG Xuân Sơn, cán bộ có liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH.
Thứ năm: Phát triển DLST cần phải đi đôi với bảo tồn tài nguyên ĐDSH và phát triển bền vững. Các dự án khai thác DLST tại địa phƣơng cần phải tính toán lại kịch
bản quy hoạch, đặc biệt là khi dự án xây dựng Khu Du lịch Xuân Sơn - Đền Hùng gây tác động tới 41,5% diện tích vùng lõi.
Thứ sáu: Phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy những kiến thức và văn hoá bản địa của cộng đồng DTTS sinh sống trong và xung quanh VQG Xuân Sơn trƣớc khi nó bị biến dạng và biến mất hoàn toàn trƣớc tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Alsop, R; Bertelsen, M; Holland, J (2006), Trao quyền trong thực tế từ phân
tích đến thực tiễn, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
2. Ban Thƣ ký Công ƣớc Đa dạng sinh học (2010), Báo cáo Triển vọng Đa dạng
sinh học toàn cầu lần thứ 3, Bản dịch của Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học, Hà
Nội.
3. Baker, J. L (2008), Đánh giá Tác động của các Dự án Phát triển tới đói nghèo,
Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
4. Bộ NN & PTNT, Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Quỹ Macarthur (2005),
Cộng đồng và vấn đề quản lý các Khu Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
5. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng (1999), Báo cáo tóm tắt hiện trạng môi
trường Việt Nam năm 1999, Hà Nội.
6. Bộ TN & MT, Cục Bảo vệ Môi trƣờng (2005), Nguyên tắc phòng ngừa trong
bảo tồn đa dạng sinh học và Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Hà Nội.
7. Bộ TN & MT (2005), Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia – chuyên đề Đa
dạng sinh học, Hà Nội.
8. Bộ TN & MT (2009), Những kiến thức cơ bản về Đa dạng sinh học.
9. Bộ TN & MT (2010), Báo cáo Công tác bảo tồn Đa dạng sinh học giai đoạn
2005 – 2010 và phương hướng giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội.
10. Bộ TN & MT (2011), Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010, Tổng quan Môi trƣờng Việt Nam, Hà Nội.
11. Nông Quốc Chinh, Nguyễn Ngọc Khánh và Phí Hùng Cƣờng (2010), Những vấn đề cơ bản về môi trường và phát triển bền vững các tỉnh vùng Đông Bắc
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (2009), Lồng ghép các mối liên hệ giữa đói nghèo – môi trường với quy
hoạch phát triển. Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
13. Lê Trọng Cúc (2003), Đa dạng sinh học và đời sống con người, Hội thảo Đa dạng sinh học và xoá đói giảm nghèo vùng núi Việt Nam, Sapa, tr. 13-26.
14. Vũ Cao Đàm (2009), Nghiên cứu xã hội về Môi trường, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
15. Hoàng Minh Đạo, Trƣơng Quang Học và Per Bertilsson (2008), Xây dựng
hương ước bảo vệ môi trường cấp thôn bản, Tài liệu Hội thảo “Đề xuất cơ chế
chính sách nhân rộng các mô hình dịch vụ môi trƣờng và các mô hình bảo vệ môi trƣờng tiên tiến trong cộng đồng”, Cửa Lò, 27-31/8/2008.
16. Donald, A.M và cộng sự (1993), Quản lý tài nguyên rừng công cộng, Nxb Nông nghiệp, 1995.
17. Dự án ALA/VIE/94/24, VNRP, Đại học Vinh (2002), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
Vùng đệm các Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Dự án DANIDA (2010), Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Danida – Xuân Sơn “Cải thiện đời sống người dân địa phương ở trong và ngoài Vườn Quốc gia
Xuân Sơn - tỉnh Phú Thọ, góp phần quản lý rừng bền vững”, Tân Sơn.
19. Gilmour, D.A; Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam, IUCN – Chƣơng trình Việt Nam.
20. Trƣơng Quang Học, Võ Thanh Sơn (2003), Nghiên cứu cách tiếp cận quản lý
dựa trên hệ sinh thái (lấy Khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang làm ví dụ), Hà
Nội.
21. Trƣơng Quang Học (2005), Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học về Quản lý và Phát triển bền vững miền núi, Sa Pa, tr. 133- 147.
22. Trƣơng Quang Học (2007) Biến đổi khí hậu và Đa dạng sinh học trong mối
quan hệ với đời sống và sự phát triển của xã hội, Tạp chí Bảo vệ Môi trƣờng,
Số 5/2007, tr10-14.
23. Trƣơng Quang Học, Võ Thanh Sơn (2008), Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý
tài nguyên thiên nhiên, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về Bảo vệ môi
trƣờng và Phát triển bền vững, Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trƣờng Viêt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội.
24. Trƣơng Quang Học (2008), Hệ sinh thái trong phát triển bền vững, 20 năm Việt Nam học theo định hƣớng liên ngành, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.868-890.
25. Huỳnh Kim Hối, Nguyễn Đức Anh và Vƣơng Tân Tú (2005), Đa dạng giun đất
trong mối tương quan với một số tính chất đất ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ,
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, tr. 177-179.