Nguồn gốc và sự hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thánh đường islam thời kỳ 909 1517 (tại ai cập, ả rập xê út, iran và syria) (Trang 39 - 42)

1.2.2 .Vài nét về lịch sử các triều đại Islam giáo

2.1. Tổng quan về thánh đường Islam

2.1.1. Nguồn gốc và sự hình thành

Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, thánh đường là “nhà thờ của một số tôn giáo như Ki-tô giáo, Hồi giáo” [9, tr. 1180]. Thánh đường Islam (tiếng Anh: mosque, tiếng Ả rập:

ذدغي, phiên âm tiếng Ả rập: masjid, nghĩa là nơi con người phủ phục trước Allah) là địa điểm tôn giáo quan trọng, là trung tâm của các hoạt động văn hóa - xã hội trong cộng đồng Muslim. Đây là nơi Allah được thờ phụng và được coi như Ngôi nhà của Allah (House of Allah). Tầm quan trọng của thánh đường Islam được nhấn mạnh và chỉ rõ trong Kinh Qur’an (ٌآشقنا) với tổng

cộng 16 lần từ “masjid” được nhắc đến ở dạng số ít và 5 lần ở dạng số nhiều.

“(Ánh sáng của Allah được lan tỏa) trong các ngôi nhà (thánh đường) mà Allah cho phép được dựng lên, được giữ sạch và được tơn trọng và trong đó tên của Ngài được tụng niệm. Họ (những người được soi sáng) tán dương ca tụng Ngài trong đó vào buổi sáng và buổi tối.”[11, tr. 354]

Thánh đường Islam không chỉ là nơi thờ phụng thiêng liêng của tín đồ Islam giáo mà còn là địa điểm diễn ra các hoạt động cộng đồng, văn hóa như dạy học, thảo luận về tơn giáo, chính trị, v.v… Người đứng đầu các triều đại Islam giáo được biết đến là những người đầu tiên cho xây dựng thánh đường Islam. Họ có nguồn gốc văn hóa Bedouin – văn hóa của những bộ lạc di cư Ả rập sinh sống tại các khu vực sa mạc Bắc Phi và bán đảo Ả rập. Người lãnh đạo các bộ lạc Islam giáo từ xưa đã áp dụng cách xây dựng của những vùng họ đánh chiếm để hình thành nên kiến trúc thánh đường Islam.

Kiến trúc thánh đường Islam được cho là ảnh hưởng của kiến trúc Đế quốc Byzantine (sau Đế quốc La Mã) và Đế quốc Sassanian (giai đoạn

cuối của Đế quốc Ba Tư). Ở những nơi quân Ả rập chiếm đóng, họ cho xây dựng thánh đường Islam làm nơi để cộng đồng Muslim cầu nguyện và gặp gỡ, sinh hoạt. Những thánh đường Islam đầu tiên trong lịch sử được hình thành sau khi tu sửa nhà thờ Kito giáo để chuyển thành thánh đường Islam, được xây mới từ những tòa nhà bị bỏ hoang hoặc trên những khu đất là tàn tích của thời kỳ Đế quốc La Mã.

Những lãnh đạo Islam giáo thời kì Umayyad (661-750) đã cho xây dựng “Dome of the Rock” (hay còn gọi là “Đền thờ mái vịm Đá”, ngơi đền nằm trên Núi Đền thờ trong thành phố cổ của Jerusalem(Israel), hoàn thành năm 692) và Đại thánh đường Damascus tại Syria (706-714). Họ đã thuê thợ thủ cơng Byzantine trang trí hai thánh đường này sử dụng những họa tiết thực vật, trang sức, khảm Kinh Qur’an hết sức tinh tế, tỉ mỉ [32, tr. 9]. Qua thời

gian, việc áp dụng kĩ thuật xây dựng, phong cách kiến trúc và trang trí của từng địa phương khiến thánh đường Islam tại mỗi khu vực và giai đoạn có sự khác biệt tương đối rõ ràng. Tuy vậy, các thánh đường Islam đều gắn kết với nhau bởi một chức năng chính, đó là khơng gian chung của cộng đồng Muslim để cầu nguyện, tụ họp và trao đổi thông tin.

Đối với tín đồ Islam giáo, ngơi nhà của Nhà Tiên tri Mohammed được coi là thánh đường Islam đầu tiên. Ngôi nhà được xây dựng ngay sau khi nhóm tín đồ Islam giáo đi theo Nhà Tiên tri Mohammed di cư đến Medina năm 622. Mục đích chính khi xây dựng thánh đường Islam là mang đến một nơi rộng rãi, thống đãng để cộng đồng Muslim có thể đến cầu nguyện và gặp mặt. Ban đầu, đây chỉ là một khoảng sân được xây dựng đơn giản, có tường xây bằng gạch bùn bao xung quanh. Sân rộng khoảng 56 mét vng và có ba lối ra vào. Phía Đơng là khu sinh hoạt rất đơn sơ của Nhà Tiên tri Mohammed và gia đình. Tại khu cầu nguyện, thân cây cọ được dùng làm cột chống và lá cọ được dùng để lợp mái che chắn cho tín đồ Islam giáo khi cầu nguyện trong những ngày nắng nóng. Khu cầu nguyện nằm ởphía Bắc, hướng về thành phố

Jerusalem, nơi có “Đền thờ mái vịm Đá”.Trước đây, khu cầu nguyện tại ngơi nhà củaNhà Tiên tri Mohammedlà nơi tín đồ Islam giáo hướng mặt đến khi cầu nguyện. Sau này, trong một lần cầu nguyện, Nhà Tiên triMohammed nhận được chỉ thị từ Allah chuyển hướng cầu nguyện về hướng Nam – nơi có Kaaba4 (تبؼك) tại Mecca (Ả-rập Xê-út). Do vậy, khu cầu nguyện được chuyển hướng để trùng với qibla mới (tiếng Ả rập:تهبق, nghĩa là hướng cầu nguyện). Bên cạnh hướng cầu nguyện, một thành phần quan trọng cũng xuất hiện tại thánh đường Islam đầu tiên đó là minbar (tiếng Ả rập: شبُي). Minbar là bục đểNhà Tiên tri Mohammed bước lên và truyền đạo, giảng giải cho tín đồ Islam giáo. Như vậy, thánh đường củaNhà Tiên tri Mohammed được xây dựng trên một khoảng sân đơn giản với hướng cầu nguyện (qibla) và bục giảng kinh (minbar) đã hình thành nên kiến trúc cơ bản củathánh đường Islam sau này [32, tr. 16].

Xét về chức năng và diện tích, thánh đường Islam được chia làm hai loại phổ biến: loại thứ nhất là đại thánh đường Islam dùng làm nơi cầu

nguyện theo giáo đoàn vào trưa thứ Sáu hàng tuần (tiếng Ả rập: غياخ - phiên âm tiếng Ả rập: jami), loại thứ hai là thánh đường Islam để cầu nguyện hàng ngày (tiếng Ả rập: ذدغي - phiên âm tiếng Ả rập: masjid). Jami (tiếng Ả rập nghĩa là tập hợp, tụ tập) được xây dựng trên diện tích rộng hơn masjid để có thể chứa được tồn bộ cộng đồng Muslim của một thành phố hay thị trấn. Còn masjid là thánh đường Islam dành cho cộng đồng Muslim nhỏ hơn, có thể là các tín đồ Islam giáo trong cùng một quận hay một nhóm người của một thành phố.

Mặc dù việc cầu nguyện hàng ngày có thể thực hiện theo cá nhân nhưng nhiều tín đồ Islam giáo cho rằng nếu đến cầu nguyện tại đại thánh đường Islam thì tín đồ đó sẽ nhận được khen thưởng và phước lành nhiều gấp 27 lần [36, tr. 8]. Xét ở địa phương hay tầm quốc gia thì đại thánh đường

Islam có tầm quan trọng lớn nhất, chỉ đứng sau Đại thánh đường Islamal- Haram (Ả-rập Xê-út), Đại thánh đường Islam Al-Quds (Jerusalem) và Thánh đường của Nhà Tiên tri (Ả-rập Xê-út). Những người lãnh đạo Islam giáo giàu có và quyền lực ở cuối thế kỷ VII cho xây dựng nhiều đại thánh đường Islam đồ sộ, tráng lệ để phô trương sự giàu có, quyền thếcủa triều đại. Vẫn áp dụng những yếu tố cơ bản trong nghệ thuật kiến trúc thánh đường Islam như mái vịm, hình vịng cung, thánh đường Islam thời kỳ này được xây dựng trên một diện tích rộng lớn, bên trong được khảm những đường lượn trang trí (arabesque), họa tiết hình học, họa tiết thực vật hay Kinh Qur’an.

Xét về không gian, thánh đường Islam - không giống như nhà thờ Kito giáo - nhấn mạnh về chiều rộng hơn là chiều sâu. Việc xây dựng như vậy giúp các tín đồIslam giáo có cơ hội đứng gần hơn với bức tường hướng cầu nguyện linh thiêng (qibla). Nhiều tín đồ Islam giáo cho rằng những người đến sớm, ngồi hàng đầu, gần với bức tường hướng cầu nguyện sẽ nhận được nhiều phước lành từ Allah hơn những tín đồ đến muộn và ngồi ở các hàng phía sau.

Thánh đường Islam là nơi diễn ra nghi thức cầu nguyện hàng ngày (tiếng Ả rập: ةلاط, phiên âm tiếng Ả rập: salat) và cầu nguyện thứ Sáu (tiếng Ả rập: تؼًدنا ةلاط, phiên âm tiếng Ả rập: salat al-Juma). Ngoài ra, một số nghi thức hành hương (tiếng Ả rập: حح, phiên âm tiếng Ả rập: Hajj) cũng được tiến hành trong Đại thánh đường Islamal-Haram(Ả-rập Xê-út). Về mặt cộng đồng, thánh đường Islam là nơi tín đồ Islam giáo thường gặp nhau năm lần một ngày để thờ phụng Allah và đứng ngang hàng nhau cùng hướng về Kaaba. Ngồi ra, thánh đường Islam cịn đảm nhiệm những chức năng khác bao gồm trường học Islam giáo, thư viện thánh đường Islam giáo, nơi phân xử tranh chấp tôn giáo, nơi bàn luận các vấn đề chính trị, v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thánh đường islam thời kỳ 909 1517 (tại ai cập, ả rập xê út, iran và syria) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)