Trường đại học Islam giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thánh đường islam thời kỳ 909 1517 (tại ai cập, ả rập xê út, iran và syria) (Trang 82 - 84)

3.2 .Chức năng giáo dục

3.2.2. Trường đại học Islam giáo

Tại những thánh đường Islam lớn, sự mở rộng và phát triển của trường học Islam giáo dẫn đến việc thành lập cơ sở giáo dục Islam giáo cấp cao hơn – trường đại học Islam giáo. Những trường đại học Islam giáo này trở nên nổi tiếng, hàng năm thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học và học giả uyên bác, ưu tú đến tham gia giảng dạy. Tại Trường đại học Islam giáo al-Azhar (Ai Cập) vào thế kỷ IX, chỉ tính riêng Khoa Thần học đã có 4000 sinh viên đăng ký học trên tổng số sinh viên của trường là khoảng 11000 sinh viên. Nhiều trường đại học Islam giáo vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay và được coi là những trường đại học cổ nhất thế giới. Trong số đó tại khu vực Trung Đơng có ba trường là Trường đại học Islam giáo al-Qayrawan (Tunisia), Trường đại học Islam giáo al-Qarawiyyin (Morocco) và Trường đại học Islam giáo al-Azhar (Ai Cập) [40, tr. 3-4].

Các học giả nổi tiếng của Trường đại học Islam giáo al-Azhar – được coi là trường đại học Islam giáo nổi tiếng nhất hiện nay – bao gồm Ibn al-

Haytham, Al-Baghdadi, Ibn Khaldun, v.v... Trường đại học Islam giáo này cũng thu hút số lượng lớn người học đến từ Bắc Phi, Tây Ban Nha và vùng Sahara. Từ giữa thế kỷ thứ IX, Trường đại học Islam giáo al-Azhar tập trung dạy các môn luật học Islam giáo, khoa học như thiên văn học, y học. Còn tại Trường đại học Islam giáo al-Qayrawan (Tunisia), các mơn ngữ pháp, tốn học, thiên văn học và y học được dạy song song với Kinh Qur’an và Fiqh

(giáo lý thực hành) [40, tr. 4].

Sang thế kỷ thứ X, thánh đường Islam cịn có thêm chức năng làm nhà trọ cho sinh viên ở xa trường học và sinh viên nghèo. Lí do cần xây dựng tổ hợp thánh đường Islam – nhà trọ là nhằm phục vụ cho sinh viên theo học lâu dài, thường là bốn năm cho cấp bậc đại học và một khoảng thời gian không cố định cho bậc cao học. Vì thánh đường Islam không thể được sử dụng làm nhà trọ, trừ một số trường hợp đặc biệt, vậy nên nhà trọ được xây gần thánh đường Islam và trở thành nơi ở của sinh viên và người làm công [19, tr. 65].

Sinh viên theo học tại thánh đường Islam được nhận nhiều loại trợ cấp. Ví dụ như tại Trường đại học Islam giáoal-Azhar, sinh viên không chỉ được miễn học phí mà cịn được cấp một khoản tiền định kì để chi trả cho sinh hoạt và thức ăn. Trường đại học Islam giáo al-Azhar ln có số lượng lớn sinh viên cùng ở trọ trong một khoảng thời gian, bên cạnh sinh viên Ai Cập cịn có hơn 700 sinh viên đến từ các vùng khác như Morocco và Iran. Những sinh viên khơng có nhà tại Cairo sẽ được cấp chỗ ở trong nhà trọ. Mỗi nhà trọ đều có thư viện, bếp, phịng sinh hoạt, nhà vệ sinh [14, tr. 27]. Tại Đại thánh đường Islam Umayyad (Syria), sinh viên nước ngoài được hỗ trợ nhiều về cơ sở vật chất. Học giả Ibn Jubayr đã kết luận rằng “người học được nhận rất nhiều hỗ trợ,

sinh viên không phải lo lắng về chỗ ở, thức ăn, đó là một điều tuyệt vời” [54, tr.

276]. Năm 1365, tại Cairo (Ai Cập), Hoàng tử Mamluk Yalbagha Al-Umari tuyên bố rằng mỗi sinh viên theo học tại Thánh đường Islam Ibn Tulun đều

được tặng 40 dirhams19

và một phần gạo mỗi tháng. Giáo viên được trả lương và sinh viên nhận tiền hỗ trợ mỗi tháng. Truyền thống này tiếp tục được duy trì và lan rộng tại các thánh đường Islam khác tại Ai Cập [48, tr. 98-99].

Thêm vào đó, thánh đường Islam cịn là nơi truyền bá, giới thiệu các cuốn sách, tác phẩm khoa học. Hoạt động trí tuệ này khuyến khích việc truyền bá sách thông qua các buổi giới thiệu, thảo luận tại thánh đường Islam. Xã hội Islam giáo thời bấy giờ cho rằng kiến thức văn hóa trong các hoạt động tri thức là dành cho cả cộng đồng vì vậy tất cả mọi người đều có thể tham gia thảo luận. Cũng trong cuốn sáchGiáo dục Muslim thời kỳ Trung đại, tác giả Bayard Dodge có nói về việc khi một học giả muốn giới thiệu sách, người đó sẽ đọc bản thảo của cuốn sách tại thánh đường Islam. Khi đó, các tín đồ Islam giáo khác tập trung lại để lắng nghe sau đó cùng đưa ra ý kiến bàn luận [14, tr. 219].

Hệ thống giáo dục Islam giáo thời kỳ Trung đại đã ảnh hưởng tới châu Âu và sau này là cả thế giới trên nhiều phương diện ví dụ như tính phổ thơng, phương pháp giảng dạy và bằng cấp. Nhiều hoạt động trong bậc đại học tại các quốc gia Islam giáo ví dụ như bảo vệ luận văn, thẩm định bài nghiên cứu hay khái niệm “tự do học thuật” đối với giảng viên và sinh viên được nhiều trường đại học tại châu Âu áp dụng. Những buổi thảo luận chuyên môn cởi mở trong thánh đường Islam phần nào đã tạo ảnh hưởng đến châu Âu - nơi mà tư tưởng tự do trong học thuật thời bấy giờ cịn bị kìm hãm. Tác động về mặt học thuật cũng có thể thấy trong khoảng thế kỉ XII-XIII qua những cuốn sách của học giả Islam giáo được sử dụng làm tài liệu giảng dạy chính tại những trường đại học đầu tiên ở châu Âu (Bologna, Paris, Oxford, v.v…)[30, tr. 427].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thánh đường islam thời kỳ 909 1517 (tại ai cập, ả rập xê út, iran và syria) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)