Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền về biển đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phim tài liệu truyền hình về biển đảo ( Khảo sát trên sóng VTV1 từ năm 2013 - 2014) (Trang 97)

2.1 .Thành công trong việc sản xuất phim tài liệu truyền hình về biển đảo

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền về biển đảo

3.1.1. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay

Việt Nam là một quốc gia biển. Bởi vậy, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vị trí quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là vấn đề cấp thiết. Với mỗi người làm báo nói chung và những người làm phim tài liệu nói riêng, tuyên truyền về biển đảo là một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt, từ đầu tháng 5-2014 đến nay, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, căng thẳng do việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta, Trung Quốc liên tiếp cho xây dựng, cải tạo tại các đảo, bãi cạn của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp từ hàng chục năm trước, gần đây, tháng 8/2015 Đài Loan lại cho xây dựng hải đăng tại đảo Ba Bình… Những việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết với ASEAN; đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực và trên thế giới. Trước tình hình này, mỗi người làm báo càng phải ý thức sâu sắc hơn trong công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận trong nước và quốc tế về hành động, âm mưu, ý đồ của Trung Quốc đối với Biển Đông. Vừa phải chủ động đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương và đối sách đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần độc lập, tự chủ, hòa hợp, hòa hiếu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; nhưng cũng vừa động viên ngư dân ra khơi bám biển, kết hợp với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển đấu tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,…Với những người làm phim tài liệu, để chuyển tải được

tất cả những vấn đề này trong một thể loại như phim tài liệu là không đơn giản. Trong khi đó, không phải như nhiều thể loại khác, phim tài liệu có những đặc thù riêng của nó, không phải lúc nào người làm phim cũng có thể đáp ứng được yêu cầu về số lượng và nội dung phải chuyển tải theo yêu cầu, định hướng tuyên truyền.

Đó là còn chưa nói đến những thách thức do tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định, khó lường, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và quản lý tình hình an ninh biên giới, biển, đảo đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất nặng nề. Nó đòi hỏi người làm báo nói chung và mỗi người làm phim tài liệu về đề tài này cũng phải không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực... chuẩn bị cho mình một hành trang và độ sâu về kiến thức với có thể làm tốt công tác tuyên truyền về vấn đề này.

3.1.2. Những hiểm nguy người làm truyền hình phải đối mặt trong quá trình tác nghiệp trên biển

Làm phim biển đảo dù muốn hay không người làm phim đều phải ra biển. Tác nghiệp trên điều kiện không thể bằng đất liền. Hiểm nguy phải đối mặt rất nhiều, thậm chí trong môi trường có tranh chấp thì hy sinh cũng là điều có thể xảy ra với chính mỗi người làm phim. Ở trên biển, những đòi hỏi về sức khoẻ, về trang thiết bị máy móc; về băng từ luôn phải đặt lên hàng đầu; những trục trặc máy móc không lường trước và không có nơi để sửa chữa. Thậm chí, nhiều tình huống có thể xảy ra ngoài kế hoạch của đoàn. Đạo diễn Công Thành Đức kể về việc làm phim

Đảo Lý Sơn: "sau khi quay xong thì gặp bão biển phải ở lại đảo 10 ngày, mưa gió

khủng khiếp, lương thực thiếu. Ở đảo chỉ toàn cá. Phim có thời lượng 20 phút mà đoàn phải ở đảo nguyên 1 tháng rưỡi. Thêm nữa anh em làm phim không phải ai cũng có khả năng chịu sóng gió, có khi vừa lên thuyền đã nằm rồi! Những khó khăn này không phải ai cũng lường trước được."

Việc quay phim trên biển cũng có nhiều khó khăn, đòi hỏi người quay phim

phải chịu được sóng gió, phải rất linh hoạt để hình ảnh không đổ nghiêng đổ ngả, góc độ phải như trên bờ...

Ảnh: Kíp làm phim “Andre Menras – một ngƣời Việt” trong quá trình thực hiện trên biển.(Ảnh do đoàn làm phim của Hãng Phim TLKHTW cung cấp).

Ví dụ trong việc tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 trong thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, những người làm báo nói chung và người làm phim tài liệu nói riêng luôn phải tác nghiệp trong tình trạng nguy hiểm, "nếu muốn có hình ảnh tốt nhất phải đứng trên boong tàu, mũi tàu mà tàu Trung Quốc lại luôn ép sát tàu Việt Nam và sẵn sàng gây hấn"(theo PV Việt Cường - VTV). Người làm báo khi ra tới biển đều mong muốn có hình ảnh, bản tin nóng hổi, cập nhật thời sự nhanh nhất, nhưng mọi diễn biến nơi biển cả mênh mông khác hoàn toàn với điều kiện ở đất liền. Việc truyền tải bài viết, hình ảnh, clip về tòa soạn vô cùng khó trong điều kiện không internet, sóng điện thoại vệ tinh chập chờn...

Ngoài ra, không chỉ trên biển mà còn trên đảo, muốn tái hiện cuộc sống người dân đảo thì phải sống với họ, hiểu họ thì mới được họ chia sẻ, không phải đơn giản là chuyện chỉ xách máy đến là ghi hình...

Để người xem có được những hình ảnh chân thực về Trường Sa trong những năm 1988, cố đạo diễn Lê Mạnh Thích cũng đã phải lăn lộn, say mê và chịu bao sóng gió vất vả với rất nhiều ngày lênh đênh trên biển. Hay để công chúng hiểu về những "ngư phủ nơi đảo xa", hay biết về việc đánh bắt cả, nghi thức "cắm cờ tổ quốc trên biển Đông", những người làm phim tài liệu cũng phải cả tháng trời bám trụ các tàu cá, cùng "ăn sóng nói gió", chống chọi bao cơn bão giông trên biển...

3.1.3. Vấn đề về hiệu quả tuyên truyền và định hướng dư luận của phim tài liệu

Thực tế đã cho thấy rằng, phim tài liệu về biển, đảo đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống các thể loại của báo chí truyền hình. Nhiều vấn đề, nhiều sự kiện về biển đảo chỉ có phim tài liệu mới làm được một cách sâu sắc, trọn vẹn và có hệ thống, có sức thuyết phục, tạo ấn tượng, đồng thời mang đến những nhận thức cho người xem. Sức mạnh đó đôi khi không có ở các thể loại phim khác. Một đạo diễn phim tài liệu người Pháp bà Anna Pitoun nhận định phim tài liệu là một công cụ tuyệt vời để giải thích mọi thứ. Thông qua phim tài liệu, bạn có thể dễ dàng diễn tả mức độ phức tạp của vấn đề. Quan trọng hơn, bạn có thể diễn tả điều đó một cách có cảm xúc. Phim tài liệu giúp mọi người suy nghĩ.

Trên thực tế, những người làm phim tài liệu Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Đạo diễn Đào Thanh Tùng đã nhận xét: “Phim tài liệu của chúng ta thường ngắn ngủi, trong khi phim tài liệu nước ngoài có khi là hàng tiếng đồng hồ. Ví dụ, khi làm phim tài liệu về nhà tù Côn Đảo, tác giả đã phải dồn 113 năm lịch sử nhà tù với các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, với chân dung của những người tù vào một khuôn khổ hữu hạn của phim. Trong phim cái gì cũng có, nhưng chưa tới đầu đũa vấn đề này đã nhảy sang vấn đề khác. Chưa kể các nhà làm phim tài liệu Việt Nam không chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, độ dày dặn của tư duy, mảng miếng kỹ thuật để bắt tay vào một công việc dài hơi. Cũng cần phải nói thêm rằng hệ thống truyền hình ở ta chỉ chấp nhận những phim mỗi tập dưới 30 phút. Những phim dài trên 60 phút thì việc phát sóng trên truyền hình rất khó”. Đạo diễn Nguyễn Thước - Hãng phim TL&KHTW lại tự nhận thế hệ của ông là thế hệ ảnh hưởng quá mạnh của một cách làm phim cũ là thích kể chuyện bằng lời bình, mang nặng tính giáo dục, tuyên truyền. Ông cho biết: “Tôi là một trong hai người ở Hãng phim nhận quyết định tiếp nhận về Hãng cuối cùng và sau đó là 10 năm liền Hãng phim không nhận một ai. Sự hẫng hụt một thế hệ đã làm mất đi sự tiếp nối hữu cơ và đã ảnh hưởng tới sự phát triển theo cái logic tự nhiên của nó”.

Tất cả những trăn trở trên có thể thấy rằng, với mỗi nhà làm phim tài liệu biển đảo hiện nay, họ đang đối diện với không ít áp lực. Vừa phải làm phim theo yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền, vừa phải đảm bảo các vấn đề định hướng dư luận nhưng cũng phải có tính nghệ thuật. Chỉ cần một vấn đề, một bộ phim "hơi nhạy cảm chính trị một chút là hẳn nhiên sẽ qua mấy phen cắt xén, mấy tầng kiểm duyệt và thậm chí là bỏ kho, chờ thời điểm thích hợp để phát sóng"(chia sẻ của đạo diễn Đào Thanh Tùng trong phỏng vấn sâu). Câu chuyện về những bộ phim hiện nay đang được chú ý như "Trường Sa tháng 4/1988" của đạo diễn Lê Mạnh Thích hay mới đây như " Andre Menras – Một người Việt", sau khi sản xuất xong cũng đã từng được xếp vào những phim "nhạy cảm chính trị", cũng đã bao tầng kiểm duyệt, gần như bị "bỏ quên" rất lâu rồi mới được phát sóng nhân câu chuyện biển Đông đang dậy sóng trong năm 2014.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng phim tài liệu truyền hình về biển, đảo

Nâng cao chất lượng phim tài liệu truyền hình về biển, đảo, đặc biệt là những phim được chọn lựa để phát sóng trên kênh chính luận của sóng truyền hình quốc gia, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khán giả xem truyền hình là một yêu cầu bắt buộc trong giai đoạn hiện nay. Nó vừa là trách nhiệm của chính những người làm báo nhưng cũng là nhu cầu tự thân phát triển của chính thể loại báo chí. Vì thế, việc đưa ra các khuyến nghị, giải pháp trên cơ sở đánh giá thực trạng đều nhằm mục đích để phim tài liệu về biển đảo nói riêng và phim tài liệu nói chung ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong mối quan tâm của khán giả xem truyền hình.

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến con người và phương tiện kỹ thuật

Về con người

Cũng như với mỗi người làm báo, những yêu cầu bắt buộc về kiến thức, tầm hiểu biết, kỹ năng nghề nghiệp, nhãn quan chính trị... là những yêu cầu bắt buộc đối với mỗi người làm phim tài liệu truyền hình về biển đảo. Đề tài về chủ quyền biển đảo luôn hấp dẫn các nhà làm phim. Để làm phim về đề tài người lính, về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, người làm phim ngoài đam mê còn cần có tài năng và trải

nghiệm với cuộc sống. Đây cũng là mảng đề tài khó, nghệ sỹ ngoài đam mê cần có tài năng và trải nghiệm cuộc sống. Chính vì thế, mỗi người làm phim đều phải có ý thức trau dồi và hoàn thiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Yếu tố con người ở đây bao gồm cả người quản lý và chủ thể trực tiếp sản xuất phim tài liệu truyền hình về biển đảo.

Đối với người quản lý mà cụ thể ở đây là lãnh đạo các hãng phim, trung tâm

sản xuất phim tài liệu và phóng sự VTV, lãnh đạo các đài khu vực và địa phương... hơn ai hết, chính họ phải là những người tiên phong, đi đầu bước trước, có hướng gợi mơt và có cái nhìn thoáng để bắt nhip và đầu tư cho việc thực hiện các bộ phim tài liệu truyền hình về biển đảo. đây vừa là nhiệm vụ tuyên truyền nhưng cũng là sự đầu tư chất xám, đầu tư chính sách cho việc tiếp cận những đề tài vĩ mô. Họ phải là những người mạnh dạn, dám thử thách, chấp nhận và đồng hành cùng đội ngũ người thực hiện để có thể có những bộ phim tài liệu ở nhiều mảng đề tài mới, cách thực hiện mới và tầm đầu tư mới.

Đối với đội ngũ người thực hiện, đây là một điều không đơn giản với những

người trực tiếp tham gia quá trình sáng tạo táo phẩm phim tài liệu truyền hình. Đạo diễn Đào Thanh Tùng cho rằng: Người làm phim tài liệu không quan trọng già hay trẻ mà quan trọng là phụ thuộc vào cảm xúc, có thể làm trong vài ngày nhưng cũng có thể hàng năm trời. Chỉ cần có cảm xúc, có ý tưởng tốt, thuyết phục thì phim sẽ hay thôi". Từ giai đoạn tiền kỳ đến hậu kỳ, từ anh biên kịch đến anh dựng phim, âm thanh, ánh sáng... đều phải có những yêu cầu riêng của nó. Người biên kịch phải có kiến thức nền tảng, người sáng tạo thứ nhất như kiến trúc sư, thiết kế ý tưởng, phải có cách thể hiện ý tưởng như thế nào, người đạo diễn chỉ đạo hiện trường – linh hồn của phim tài liệu phải đáp ứng những tố chất cơ bản như đã phân tích trong chương 2, vai trò của anh quay phim, kỹ thuật viên như người thợ xây, bộ phận viết lời bình, âm thanh, ánh sáng, đồ hoạ...Tất cả những bộ phận này, trong yêu cầu bắt buộc của yếu tố con người, là một bộ phận lao động sáng tạo tập thể... Trước việc nâng cao chất lượng, ý thức của từng thành viên là vô cùng quan trọng để hướng đến một quá trình lao động chất xám thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Đặc biệt,

nói như nhà báo Vũ Quang – PGĐ trung tâm nghiệp vụ VTV thì "cấn có những lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho các nhà báo, thậm chí phải có các chuyên gia luật pháp, ngoại giao, lịch sử... để giảng dạy, tập huấn. Kiến thức nền tảng là vấn đề vô cùng quan trọng. Cũng cần phải có các chuyên gia, các nhà báo quốc tế tại các quốc gia biển chia sẻ cách họ tuyên truyền về biển, đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của họ ra sao... Chúng ta nên học tập từ những điều thiết thực như thế..."

Về phương tiện kỹ thuật

Máy móc, phương tiện làm việc chính là những tư liệu sản xuất, và nó quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Để có những phim tài liệu hay đòi hỏi hệ thống máy móc thiết bị kỹ thuật phải được đầu tư một cách đầy đủ đồng bộ. Như trong chương 2, phần hạn chế về phương tiện kỹ thuật đã phân tích, tình trạng máy móc, trang thiết bị vừa thiếu lại không đồng bộ, thiếu thiết bị chuyên dụng cho việc tác nghiệp trên biển hiện nay, hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của việc sản xuất phim tài liệu truyền hình về biển đảo. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tiến độ cũng như tâm lý trong quá trình tác nghiệp của mỗi đoàn làm phim, nhất là trong điều kiện tình hình biển đông ngày càng căng thẳng như hiện nay. Ngoài thiết bị quay phim, để tăng hiệu quả và hiệu ứng cho mỗi tác phẩm, rất cần sự đầu tư về các thiết bị liên quan đến âm thanh, ánh sách, nhất là thiết bị thu tiếng động hiện trường... Điều này, ngoài hãng phim tài liệu khoa học Trung ương và Trung tâm phim tài liệu phóng sự của VTV đã được đầu tư một số còn các đài khu vực và địa phương thì hầu như chưa có, đang sử dụng phương pháp thông thường là thu trực tiếp từ máy quay,... Có thể nói, tăng cường, chuẩn hóa phương tiện kỹ thuật là một trong những yêu cầu có tính bắt buộc để thực hiện lộ trình nâng cao chất lượng các phim tài liệu truyền hình về biển đảo hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phim tài liệu truyền hình về biển đảo ( Khảo sát trên sóng VTV1 từ năm 2013 - 2014) (Trang 97)