Những thành công của phim tài liệu truyền hình về biển đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phim tài liệu truyền hình về biển đảo ( Khảo sát trên sóng VTV1 từ năm 2013 - 2014) (Trang 55)

2.1 .Thành công trong việc sản xuất phim tài liệu truyền hình về biển đảo

2.3. Những thành công của phim tài liệu truyền hình về biển đảo

Theo nhà văn Nguyễn Quang Vinh – PGĐ truyền hình An ninh chia sẻ: “Không kể những phóng sự, ký sự về biển đảo xuất hiện rất nhiều và đã phục vụ rất tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước, thì mảng phim tài liệu đã xuất hiện rất nhiều phim hay, ấn tượng của Hãng phim tài liệu và Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội, VTV, HTV và ANTV điển hình như: Hoàng Sa, chuyện của 40 năm sau (VTV), Sắc phong triều Nguyễn (VTV), Lời thề giữ đảo (PTTH Thái Bình), Tâm thức biển của người Quảng Ngãi (PTTH Quảng Ngãi), Sóng gió có nhau (PTTH Bình Thuận), Bạch Đằng, đỉnh cao của nghệ thuật thủy chiến VN (PTTH Quân Đội), Những người giữ biển (Điện ảnh Quân đội), Biển đảo thân

yêu của Tổ quốc (Hãng phim TL&KH TW), Mộ gió (VTV), Liệt sỹ Gạc Ma (VTV), Lời nhắn từ đảo Gạc Ma (VTV), Tổ quốc gọi tên anh (PTTH Phú Thọ), Nam Quốc Sơn Hà từ Như Nguyệt đến Hoàng Sa, Trường Sa (PTTH Bắc Giang), Những đứa con của Trường Sa (ANTV), Hoàng Sa, ngàn năm vàng dấu cát (ANTV)...

Những bộ phim này, dù phản ánh trực diện về chủ quyền biển đảo xưa nay hay những hy sinh của quân và dân VN trong các cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trên biển... đều được làm với những nghiên cứu kỹ lưỡng về tài liệu, tìm tòi cách thể hiện để nâng tính thuyết phục, và điểm quan trọng nhất là mỗi bộ phim người xem được cảm nhận rõ ràng từ những cảm xúc của tác giả - đó cũng là hiệu quả quan trọng nhất của một tác phẩm điện ảnh hay truyền hình khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng giá trị văn hóa, truyền thống và mỹ cảm cho người xem. Tất nhiên cũng không tránh khỏi những bộ phim thực hiện theo "phong trào", phim chưa tới "tầm" nhưng không nên phủ nhận cái "tâm" của tác giả thực hiện đề tài biển đảo trong giai đoạn vừa qua."

2.3.1. Về nội dung tuyên truyền

2.3.1.1 Phản ảnh đa dạng, có chiều sâu các vấn đề liên quan đến biển đảo

Khác với rất nhiều các thể loại khác, phim tài liệu đã phản ảnh một cách sâu sắc và toàn diện các nội dung, các vấn đề liên quan đến biển, đảo Việt Nam: từ những vấn đề liên quan đến đời sống của ngư dân trên biển, về cuộc sống của người lính giữ biển hay số phận của từng con người với những công việc nhỏ bé, thầm lặng là “gác đèn trên biển đông”… Trong thời gian hai năm 2013 – 2014, theo thống kê khá chi tiết của chúng tôi, có đến gần 30 bộ phim tài liệu về biển đảo được phát sóng liên tục trên sóng VTV1, trong đó có nhiều phim 3, 4 tập, thậm chí 8 đến 10 tập, (đó là còn chưa kể còn nhiều bộ phim tài liệu về biển đảo được phát sóng trên các kênh VTV2, VTV4, VTV5…). Đây là một con số không hề nhỏ bởi trong thực tế, mỗi năm, việc sản xuất phim tài liệu nói chung không phải là nhiều, và phim về đề tài về biển đảo dù được quan tâm nhiều cũng không

thể sản xuất được như mong muốn. Chình vì vậy, để có số lượng phát sóng được như vậy trên giờ vàng của sóng truyền hình quốc gia là cả một sự nổ lực và ưu tiên lớn trong nhiệm vụ tuyên truyền. Chúng ta có thể thống kê ra số lượng các bộ phim tài liệu về biển đảo phát sóng trong thời gian 2013 – 2014 như sau:

Bảng 2.1: Thống kê các bộ phim tài liệu về biển đảo phát sóng trên VTV1 trong 2013 - 2014

STT Tên phim Thời gian phát sóng

1 Lịch sử và lựa chọn 10/8/2014

2 Đảo Lý Sơn 16/7/2014

3 Trường Sa tháng 4/1988, 12/7/2014

4 Đầu sóng ngọn gió 2014

5 Andre Menras – 1 người Vịêt 2014

6 Biển Đông dậy sóng, tập 3 2014

7 Biển đông dậy sóng, tập 2 2014

8 Biển Đông dậy sóng, tập 1 1/7/2014

9 Những câu chuyện nhỏ trên biển lớn 25/7/2014

10 Biển Động, tập 1,2,3 2014

11 Những con mắt biển 2014

12 Biển của Người Việt 12/5/2014

13 Liệt sỹ Trường Sa 30/7/2014

14 Đến với Trường Sa 22/5/2014

15 Vươn khơi, 2 tập

Tập 1: Nghề biển xa khơi, 20h10 Tập 2: Cuộc sống trên biển

1 – 2 /8/2014

16 Những cột mốc người(4 tập)

Tập 1 Tế lính Hoàng Sa Tập 2 Những ngày ở đảo Tập 3 Cuộc chiến giữ đảo

Tập 4 Hoàng Sa – người Việt giữ đảo sau 1975

2013

17 Liệt sỹ Gạc Ma, 2014 2013

18 Tổ quốc nơi đầu sóng 2013

19 Trường Sa, anh đèn biên cương 2013

20 Ngư phủ nơi đảo xa 12/9/2013

21 Cảnh sát biển Việt Nam 28/8/2013

22 Huyền thoại đoàn tàu không số,10 tập 1/7-12/7/2013

23 Côn đảo: Nụ cười từ máu và nước mắt 18h, 13/6/2013

24 Biển đảo Tây Nam 10/6/2013

25 Động đất, sóng thần, hiểm hoạ khôn lường 28/5/2013

26 Cắm cờ tổ quốc trên biển Đông 26/5/2013

27 Bạch Đằng – vang mãi khúc tráng ca 13/4/2013

Nhìn một cách tổng quan có thể thấy rằng, các bộ phim tài liệu về biển đảo được phát sóng trên VTV1 trong 2 năm 2013 và 2014 khá đa dạng, có phim 1 tập, có phim nhiều tập, thậm chí có phim lên đến 10 tập (Huyền thoại đoàn tàu không số - Đạo diễn, Nhà văn Minh Chuyên). Mặc dù số lượng gần ba mươi phim, tuy nhiên, với nhiều bộ phim dài tập, các vấn đề được tuyên truyền theo chuỗi, theo vệt sự kiện, vì vậy, trong thực tế, nếu khai thác theo vấn đề và theo từng nội dung các tập phim thì số lượng các phim được chiếu có thể lên đến gần 50 bộ phim. Mỗi tập phim đi một vấn đề và nếu tách biệt ra thì nó cũng là một vấn đề độc lập được giải quyết theo từng nút thắt khác nhau, nó cũng như một nội dung độc lập được xâu chuỗi trong một mảng đề tài để tăng thêm sức nặng, thêm sâu sắc vấn đề mà phim nêu ra trong nội dung tổng thể của nó.

Trong 28 bộ phim tài liệu được phát sóng trong thời gian 2 năm 2013 – 2014, ta có thể thấy rằng, với một số lượng không nhỏ được phản ảnh trong một thể loại có chiều sâu lớn, tính hình tượng cao, từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển đa dạng và có chiều sâu của đề tài này. Điều này được thể hiện khá rõ trong nội dung, đề tài và đối tượng phản ảnh của các bộ phim tài liệu này.

Tính đa dạng trong nội dung thể hiện khá rõ trong các đề tài phản ảnh với những góc nhìn khá phong phú về biển, đảo. Đó có thể là những câu chuyện về những ngư dân dù vất vả gian khó vẫn kiên cường bám biển, yêu biển, làm giàu từ

biển và cũng bảo vệ biển như bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc (Ngư phủ

nơi đảo xa – 12/9/2013, Cắm cờ Tổ quốc trên biển Đông – 26/5/2013, vươn khơi – 1,2/8/2014…). Rất nhiều bộ phim cũng đã tập trung khai thác và có nhiều thành công ở việc xây dựng những câu chuyện, những hình tượng về cuộc sống và chiến đấu và bảo vệ biển đảo của lực lượng hải quân, về những người lính đang ngày đêm

canh giữ chủ quyên thiêng liêng của Tổ quốc.(Trường sa Tháng 4/1988, Liệt sỹ Gạc

Ma, Liệt sỹ Trường Sa, Tổ quốc nơi đầu sóng, Cảnh sát biển Việt Nam, Những cột

mốc người…). Đặc biệt, tính đa dạng còn thể hiện không chỉ trong việc phản ảnh

quá trình đánh bắt, khai thác trên biển, cuộc sống người lính biển mà nhiều bộ phim còn là tiếng nói đanh thép khẳng định chủ quyền về biển đảo của nước ta. Nội dung

này được khai thác ở nhiều góc cạnh, nhiều giai đoạn và nhiều vấn đề với những lập luận có sức thuyết phục cao.(Đảo Lý Sơn, Biển của người Việt, Biển động, biển Đông dậy sóng, Trường Sa, Hoàng Sa: nơi ghi dấu hồn thiêng đất Việt , Bạch Đằng

- vang mãi khúc tráng ca;…)

Từ bảng tỷ lệ dưới đây có thể thấy, khảo sát hai năm 2013 – 2014, các nội dung tuyên tuyền trên các phim tài liệu về biển đảo khá đa dạng, từ vấn đề chủ quyền biển đảo(chiếm 17,8%), về lính đảo(25,1%), các vấn đề lịch sử liên quan đến biển đảo(28,5%), về cuộc sống trên đảo(7,1%)… Dù chiếm tỷ lệ nhiều hay ít trong tổng thể các phim được phát sóng trên VTV1, nhưng có thể nói, cơ bản các nội dung đều được phản ảnh khá đa dạng, tùy theo mức độ quan tâm cũng như tính thời sự của vấn đề…

Bảng 2.2: Tỷ lệ các nội dung đƣợc phản ảnh trong phim tài liệu về biển đảo STT Nội dung phản ảnh Tỷ lệ (%)

1 Các vấn đề, lịch sử liên quan đến biển đảo 28,5

2 Cuộc sống trên các đảo 7,1

3 Lao động của ngư dân trên biển 7,1

4 Nhân tố điển hình liên quan đến biển, đảo 7,1

5 Về lính đảo 25,1

6 Vể chủ quyền biển đảo 17,8

7 Các nội dung khác… 7,2

Phản ảnh có chiều sâu thể hiện một cách rõ nét qua từng vấn đề được nêu ra. Có thể, cùng một vấn đề nhưng các đạo diễn có nhiều góc tiếp cận và cách thể hiện khác nhau, cùng tạo ra sức lôi cuốn cho tác phẩm. Ví dụ như về khẳng định chủ quyền biển đảo, đạo diễn Đào Thanh Tùng đã khai thác những bằng chứng liên

quan trong sử sách cả hai nước Trung - Việt đã từng nói đến trong “Biển của người

Việt”, ĐD Công Thành Đức tìm về những đảo, những vùng đất – nơi đã từng có những hải đội Hoàng Sa xuất quân bảo vệ đảo, nơi có lễ khao lề thế lính vẫn được trao truyền giá trị cho đến ngày nay, ĐD Minh Chuyên tìm đến những con người trong chế độ cũ, Việt Nam Cộng hòa đã từng tham gia bảo vệ đảo trước giải phóng,

Lịch sử và lựa chọn của Nguyễn Hoàng Lâm hay Biển Đông dậy sóng của Lê Phong Lan là những phân tích sắc sảo, luận cứ rõ ràng và cái nhìn tổng quan, mang tính hệ thống, lấy bản chất để lý giải sự việc, từ đó, đưa ra những lựa chọn và sự phát triển tất yếu của lịch sử... Chỉ chừng đó thôi, cũng đã cho thấy sự đa dạng, sâu sắc trong các nội dung được phản ảnh tại các bộ phim tài liệu về biển, đảo hiện nay.

2.3.1.2 Cung cấp cho công chúng một khối lượng lớn các kiến thức và dữ liệu lịch sử, các giá trị pháp lý về biển đảo, chủ quyền biển đảo

Có thể nói, một trong những nội dung được đề cập nhiều nhất trong các phim tài liệu về biển, đảo chính là vấn đề về chủ quyền biển đảo của chúng ta. Với cách nhìn nhận thấu đáo, kinh nghiệm của những nhà làm phim gạo cội và đặc biệt là tranh thủ sự vào cuộc của các chuyên gia trong nước và quốc tế trong mỗi bộ phim... đã làm cho sức thuyết phục của nội dung này được củng cố thêm. Không ít phim đã thống kê và tập hợp các bản đồ cổ và hiện đại về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, dẫn ra nhiều nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng nói về tư liệu và bản đồ cổ của thế giới ghi nhận Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam suốt hơn 500 năm qua.

Rất nhiều thước phim tài liệu khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam thông qua những hình ảnh đầy cảm xúc về cảnh đẹp của quê hương đất nước và con người Việt Nam; ca ngợi sự hy sinh của người lính biển ngày đêm giữ đảo, giữ biển cho quê hương đất nước. Đặc biệt, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, cổ vũ, động viên tinh thần để người dân Việt Nam luôn sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, đã có nhiều bộ phim quý giá về biển đảo được các đạo diễn tên tuổi của Việt Nam thực hiện và đến lúc này, khi được chiếu lại, nó vẫn còn tươi nguyên giá trị. Cố đạo diễn, NSND Nguyễn Ngọc

Quỳnh với “Đầu sóng ngọn gió” nói về cuộc sống chài lưới và chiến đấu của nhân

dân trên một hòn đảo ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Họ đã ngày đêm đánh trả máy bay Mỹ đến bắn phá đảo, giữ sinh hoạt bình thường. Bộ phim đã khái quát thành công hình tượng kiên cường của người dân Việt Nam trên vùng biển của Tổ quốc, những người dân chài không quen lùi bước trước khó khăn. Sống ở nơi đầu sóng ngọn gió này, nếu sợ khó khăn, họ đã không thể tồn tại đến ngày hôm nay. “Trời đẹp lắm, biển khơi đang chờ đợi bạn chài. Nhìn thẳng ra biển Đông, người dân chài Việt

Nam tin ở sức mình, ở sức mạnh của dải đất liền màu xanh vĩ đại phía sau kia”. (lời bình kết phim Đầu sóng ngọn gió)

Ảnh: "Đầu sóng ngọn gió" là thước phim tài liệu quý giá về biển đảo được lưu giữ tại hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Nguồn: tư liệu)

Cố đạo diễn, NSND Lê Mạnh Thích được biết đến bộ phim “Trường Sa tháng 4/1988”. Bộ phim mô tả chân thực, xúc động về cuộc sống của những người lính Trường Sa. Đó là những chiến sĩ trên tàu HQ505, các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn, ngày đêm vật lộn với bão sóng, đề phòng bọn cướp biển, chịu đựng mọi gian khổ, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ giữ đảo của mình. Theo bà Phạm Thị Tuyết, Tổng Giám đốc hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung Ương, hai bộ phim của hai cố đạo diễn thuộc thế hệ cha chú là những thước phim hay và xúc động về đề tài biển đảo. Những thế hệ đạo diễn này cũng chính là những người chiến sĩ cầm máy quay ra chiến trường để ghi lại những thước phim hào hùng nhất của đất nước. Và, như chia sẻ của Đạo diễn, nhà văn Minh Chuyên và rất nhiều đạo diễn khác như NSND Hồng Cẩm (Trưởng phòng Phim tài liệu – Trung tâm Phim Tài liệu và phóng sự VTV), Nhà báo Vũ Quang – PGĐ Trung tâm nghiệp vụ VTV... thì làm phim về biển đảo, nói về chủ quyền biển đảo cũng là một cách để mỗi người làm báo có cơ hội thể hiện lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút, cầm máy trước các vấn đề lớn của đất

nước.(Tóm lược các phụ lục về phỏng vấn sâu các nhà quản lý, các chuyên gia

và những người trực tiếp làm phim tài liệu về biển đảo)

Không riêng những thước phim kinh điển của 2 đạo diễn gạo cội mà còn rất nhiều bộ phim khác đã được công chiếu trên VTV1 thì gian qua của nhiều

đạo diễn trẻ như “Đảo Lý Sơn” (đạo diễn Công Thành Đức), “André Menras –

Một người Việt” và “Biển của người Việt” (đạo diễn Đào Thanh Tùng)... cũng

đã góp phần khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Ảnh: “Đảo Lý Sơn” là bộ phim về hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió của Nam Trung Bộ (ảnh cắt ra từ clip)

“Đảo Lý Sơn” (20 phút) của đạo diễn Công Thành Đức sản xuất năm 2009 là bộ phim về hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió của Nam Trung Bộ với những người dân nơi đây giàu tình cảm, chất phát, bám biểm xây dựng quê hương. Đây cũng là nơi xuất quân của Thủy quân các triều đại phong kiến Việt Nam ra quân đảo Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền của đất nước. Còn hai bộ phim của đạo diễn Đào Thanh Tùng: “André Menras – Một người Việt” (30 phút) kể câu chuyện về ông Andre Menras, một người Pháp có cảm tình đặc biệt với Việt Nam, cũng là nhân chứng lịch sử trong nhiều giai đoạn cách mạng Việt Nam, góp cho người xem có cái nhìn sâu sắc hơn về biển trời Tổ quốc; “Biển của người Việt”(44 phút) công bố những “bằng chứng thép” khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc. Trong cuộc trao đổi giữa tác giả luận văn với đạo diễn Đào Thanh Tùng về vấn đề này, ông cho biết thêm:

Với bộ phim này, để nhấn mạnh vấn đề chủ quyền trên biển của người Việt, ngoài việc sử dụng những sử liệu, cứ liệu của Việt Nam và Phương Tây, bộ phim còn nhấn mạnh vào việc sử dụng những sử liệu, cứ liệu của chính người Trung Quốc. Đó là tư liệu cổ của Trung Quốc như Đại Nam nhất thống toàn đồ triều Minh 1820

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phim tài liệu truyền hình về biển đảo ( Khảo sát trên sóng VTV1 từ năm 2013 - 2014) (Trang 55)