Xuân Diệu quan niệm về nhà thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 53 - 62)

I- Xuân Diệu quan niệm về thơ

2. Xuân Diệu quan niệm về nhà thơ

Theo Xuân Diệu, những ngƣời mang ý nguyện trở thành thi sĩ của nền văn học nƣớc nhà, ƣớc vọng ấy là chính đáng, đáng tơn trọng. Tuy nhiên, từ ƣớc vọng đến thực tế là một khoảng cách có thể ngắn hay dài vơ hạn. Và Xuân Diệu thẳng thắn chỉ ra một cách khoa học và rất có lý rằng: ngƣời đi vào con đƣờng sáng tác văn nghệ tất không tránh khỏi hai khả năng: thành công và không thành cơng. Anh đừng có ảo tƣởng vào một vài thành cơng ban đầu mà

“hồn nhiên hớn hở” định bỏ cả đời mình để làm thơ, làm thi sĩ, định bỏ cả học, bỏ cả việc để làm thơ và chỉ làm thơ mà thôi.

Làm thi sĩ là một cuộc đấu tranh, là một vui sƣớng và cũng là một gian khổ “người làm thơ không thể không trải qua một sự rèn luyện thật lực! ”. Có những thanh niên chƣa hiểu thấu sự khổ luyện cùng bao phẩm chất đặc biệt của nhà thơ cứ giản đơn nghĩ rằng chỉ cần một tình yêu thơ, thích thơ là đủ. Có nhiều ngƣời mê thơ quá mà cạo trọc cả đầu, mà ngẩn ngơ nhƣ ngƣời mất hồn. Đeo đuổi thơ mất mƣời mấy năm tuổi trẻ, “đến lúc ba mươi tuổi thì nửa đời

nửa đoạn, trong tay không có một nghề làm ăn thực sự, mà làm thi sĩ cũng khơng thành”(135.T338). Nhƣ thế phỏng có ích gì?

Xuân Diệu quan niệm ngƣời làm thơ nếu là học sinh thì phải học cho giỏi, nếu là cán bộ thì phải cơng tác tiến bộ thành thạo, nếu chƣa có nghề thì phải học một nghề để tự ni sống mình và đóng góp vào xã hội, phải tự lập cho mình làm thơ trong điều kiện thiếu giờ và bận công việc. Chính thời kỳ thử thách này là thời kỳ tích luỹ vốn sống, vốn học tập, vốn cơng tác, vốn lao động cho ngƣời làm thơ.

Sau thời kỳ thử thách một số năm, ngay cả khi đã chứng tỏ ta là một nhà thơ thật sự thì cũng chƣa chắc đã nên làm một thi sĩ chuyên nghiệp. Bởi vì, theo Xuân Diệu “bỏ cơ sở là một việc cần phải cân nhắc rất kỹ”(135.T338), vì bỏ cơ sở thì vốn sống, vốn thực tế sẽ chắt lọc từ đâu ra? Đã đành ngƣời làm thơ thì yêu thơ, say mê thơ, nhƣng cũng cần đôi khi đêm nằm vắt tay lên trán tự nghi hoặc mình và tự hỏi: Mình có tài thơ khơng? Thơ mình có giá trị cho đời không? Nàng thơ có u mình khơng? Mình có nên chung tình với nàng thơ nữa hay chăng? Cần “thỉnh thoảng lại quặn xoáy trong đáy dạ một lần” nhƣ thế để nhà thơ thẩm định lại mình và có những quyết định điều chỉnh phù hợp để đỡ làm khổ mình và làm khổ cả thiên hạ cứ phải đọc những bài thơ, tập thơ dở.

Khi nói chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Xuân Diệu cho rằng “phải đem

chăng nữa suy cho cùng vẫn “là lẽ đời, là chuyện sống, là lịng u”. Cái đích của thơ hay là thế, nếu khơng, thơ khơng có lý do để tồn tại. Vậy thì nhà thơ phải yêu cuộc sống nhƣ thế nào? Yêu qua loa, cảm xúc cạn, vốn sống hẹp, nơng thì thơ khơng thể hay đƣợc. Bởi vậy, đối với nhà thơ cái bồi dƣỡng trƣớc nhất phải là cái gốc tình cảm. Nhà thơ khi nhìn cuộc sống cần phải nhƣ nhìn những ngƣời thƣơng yêu. Mà cuộc sống đây là tất cả thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời. Gốc của thơ là tình cảm yêu ghét đúng đắn và lớn lao vọt lên từ đáy tim của nhà thơ. Tất nhiên, khi thành thơ thì tình cảm đã thấm, đã mang hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh..., tình cảm mang tính tƣ tƣởng. Vậy muốn bồi dƣỡng nghề thơ trƣớc hết phải bồi dƣỡng tâm hồn tình cảm nhà thơ đã.

Rất sâu sắc và thiết cốt khi Xuân Diệu quan niệm và chỉ ra điều căn bản trong thơ là phải “chân thực”. Văn học nghệ thuật, đặc biệt là thơ không chịu đƣợc một tí giả dối nào, nghĩa là “mình có bao nhiêu tâm hồn thì viết bấy

nhiêu, đừng gắng hơi, đừng có mượn hơi ở đâu, của người khác mà thổi cái bong bóng của mình, phải chân chứ đừng định lừa người đọc, phải chân như cái hương vị tự nhiên của tâm hồn”(135.T350).

Xuân Diệu chỉ rõ: ngƣời làm thơ phải ghét cái giả tạo nhƣ ghét rắn độc, nếu thấy có là phải triệt! Cịn thơ non kém rèn luyện dần cũng có thể nâng lên. Và con đƣờng đúng đắn bồi dƣỡng nhà thơ là con đƣờng chân thực, đào sâu suy nghĩ, đào sâu cảm xúc thơ.

Xuân Diệu luôn quan niệm nhà thơ là một ngƣời “sướng vui đau khổ

không trách được”. Một nhà thơ có thâm niên hàng vài chục năm “cũng tự dằn vặt ngang hàng với các bạn trẻ”. Ngay nhƣ Huy Cận trƣớc khi hoàn thành tác

phẩm “Trời mỗi ngày một sáng” đã phải khổ sở biết bao trong mƣời ba năm trời. Có lúc tƣởng nhƣ bng bút khơng thể viết đƣợc những bài thơ thời đại, tƣởng nhƣ bất lực trƣớc hiện thực cuộc sống. Bởi vì, ngƣời làm thơ khơng đơn thuần chỉ có vốn sống thực tế là đủ mà cịn cần một yếu tố khác vô cùng quan trọng thuộc về đặc trƣng, quy luật sáng tạo thơ. Đó là sự thúc đẩy từ bên trong, từ nhu cầu tự thân của tâm hồn. Suy cho đến cùng, cần phải có cái động cơ ấy.

Xuân Diệu quan niệm ngƣời làm thơ khơng thể vì danh, vì lợi, vì tên tuổi và vì tiền mà trƣớc hết là sự địi hỏi của tâm trí. Đó là chỗ dựa, là nguồn an ủi, nguồn động lực cho ngƣời làm thơ. Ngƣời làm thơ cịn phải có lƣơng tâm nghề nghiệp, lƣơng tâm thi sĩ và khơng nên có tƣ tƣởng thành tích. Nếu ngƣời làm thơ có tƣ tƣởng thành tích thì sẽ nhƣ con mèo ngồi chăm sóc bốn cái chân cho sạch, cho mƣợt nhƣ nhung nhƣng để rồi không dám giẫm chân xuống đất.

Trƣớc đây đã có ngƣời đơn giản mà ngộ nhận rằng có thể do nhận thức hạn chế, do thiếu bản lĩnh nghệ sĩ, do ảnh hƣởng của lịch sử, cho nên Xuân Diệu đã đơi khi dễ dàng và đơn giản hố chức năng cũng nhƣ nội dung, hình thức thơ. Thực ra khơng phải nhƣ vậy. Đó là do quan niệm của Xuân Diệu và đó cũng là “một sự giác ngộ”, một sự “hi sinh” của nhà thơ. Một nhà thơ lớn, một nhà thơ am hiểu sâu sắc cặn kẽ đặc trƣng của thơ, của nghề thơ, một ngƣời có vốn sống phong phú, vốn tri thức và vốn văn hoá sâu rộng không thể cho phép đơn giản hố nội dung, hình thức thơ. Ở đây là sự hiểu hai lần hiểu. Một đằng, thơ hay phải là thơ theo đúng nghĩa chân chính của nó, thứ thơ của mn đời; một đằng, thơ để phục vụ kịp thời cuộc sống chiến đấu, có ích cho cuộc sống, tuy nó chỉ là thơ của một thời nhƣng nó vẫn là thơ. Bởi vì, suy đến cùng thơ một thời hay thơ mn đời đều có chung một cái đích, một điểm đến là vì cuộc đời, vì con ngƣời mà có. Vậy thì nếu thơ của một thời đã có ích với cuộc đời thì tại sao lại phủ nhận vai trị của nó? Do vậy, Xn Diệu cho rằng nhà thơ khơng nên vì thành tích cá nhân. Nếu chỉ vì “sự nghiệp viện hàn lâm thì khơng

dám phục vụ kịp thời, khơng dám làm thơ chính trị”(135.T340).

Trong những hồn cảnh lịch sử cụ thể thời chiến thì thơ khơng chỉ “đƣa ru” mà cịn “thức tỉnh”, nhà thơ khơng chỉ vì danh hiệu nhà thơ mà cịn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc, vì những kiếp ngƣời lầm than đói khổ. Một nhà thơ chân chính nào trên trái đất này, ở hoàn cảnh ấy cũng cần phải làm nhƣ vậy.

Theo Xuân Diệu, khi đã theo cách mạng, các văn nghệ sĩ hầu hết đều thấy “thật ly kỳ ! họ nhận thấy rằng cái xuân bây giờ lại xuân gấp mấy cái

xuân trước kia. Một thứ xuân khác đã đẻ ra”(135.T83). Lòng đã “Xuân” nhƣ

thế thì cịn xá gì mà khơng sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Ngƣời làm thơ đâu có từ nan trong việc dùng thơ, dùng cái sản phẩm tinh thần cao quý ấy để phản ánh muôn mặt của đời thƣờng. Nhƣng dù phản ánh điều gì thì theo Xuân Diệu vẫn cần có cái ruột là tấm lòng nhà thơ. Sở dĩ “thơ cứ càng

ngày càng ấm, vì thơ càng người”(135.T86). Đọc thơ ta thấy giản dị, dễ hiểu

hơn, gần với con ngƣời hơn. Nó khơng mơ hồ, chơi vơi giữa cuộc đời nhƣ những “ngọn gió siêu hình”, những “câu hỏi hư vơ thổi nghìn nến tắt” của khơng ít bài thơ trƣớc cách mạng.

Xn Diệu quan niệm, trƣớc sóng đời, mình chỉ là chiếc thuyền nhỏ giữa đại dƣơng mênh mông “tôi cảm lại một lần nữa cái dào dạt của bản đàn thời

gian và trong óc tơi cất lên những tiếng, những lời thơ”:

Tơi là kẻ tình nhân khơng ngừng, khơng nản Của sự sống bao la không hạn, không cùng.

Khi bƣớc giữa đại lộ của thơ ca cách mạng “cùng xương thịt với nhân

dân của tôi, Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu”, Xuân Diệu lại có dịp nghĩ về

cá nhân mình trƣớc cách mạng để suy ngẫm và hiểu mình hơn. Trƣớc cách mạng Xuân Diệu đã tự nghĩ mình là một kẻ tài tình, một “tài nhân” biết yêu cái đẹp, quí cái hay, trọng cái phải và lại còn tạo ra cái đẹp là đằng khác... Tôi tự đặt cái tôi nhƣ một thực tại bất di bất dịch, tự đề cao cái bản ngã, coi đó là một tuyệt đối. Tơi là tơi, là khác với ngƣời khác, là mục đích, là cứu cánh. Vì vậy nên hai ngƣời yêu nhau mà :

Em là em, anh vẫn cứ là anh.

Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.

Quan niệm đó đã dựng cái tơi sừng sững nhƣ một Hy Mã Lạp Sơn thì tức khắc tự cơ lập mình, khơng hồ nổi mình vào với tạo vật, thiên nhiên, đang

sống giữa cuộc đời mà chỉ nhƣ là một cái bóng cơ đơn... “ln ln thấy rợn ở

trong hồn một luồng gió heo may lạnh tốt”(135.T180).

Ngƣời làm thơ trƣớc cách mạng với tâm trạng buồn tạo nên cả một trƣờng cảm buồn. Khơng chỉ với Xn Diệu mà cịn với hầu hết các nhà Thơ mới. Chẳng hạn, Chế Lan Viên cũng thốt lên :

Đường về thu trước xa lăm lắm Mà kẻ đi về chỉ một tôi.

Dịng đời vẫn trơi chảy, vạn vật vẫn vận động biến đổi không ngừng theo quy luật khách quan của tự nhiên. Hiện thực đời sống vẫn chỉ là một nhƣng sao thơ của các thi sĩ yêu nƣớc, của các chí sĩ cách mạng lại sục sơi một bầu nhiệt huyết, lại chứa chan một niềm tin yêu hy vọng vào tƣơng lai, còn những nhà Thơ mới gần nhƣ lại trái ngƣợc? Vậy thì cái gì chi phối sản phẩm thơ, nếu không phải là do quan niệm của chính nhà thơ quy định?

Cùng sống trong một hiện thực chung của đất nƣớc những năm trƣớc cách mạng, có những tâm hồn trẻ nhất cũng cảm thấy buồn, chán và chết trong tận các tế bào của mình. Một chàng thi sĩ trẻ măng, mới 16 tuổi đã thốt ra những tiếng thơ buồn sâu sắc :

“Trời hỡi trời ! hôm nay ta chán hết

Những sắc màu hình ảnh của trần gian. (Chế Lan Viên)

Cịn Huy Cận đã : “vạch vơi vào trán xã hội” :

Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người.

Đến Lƣu Trọng Lƣ lại một kiểu than thở khác :

Tìm đâu cho thấy bóng chim hồng

Chỉ thấy lưng trời một mảng lông” (135.T207).

Trong khi đó, văn học cách mạng đƣợc sáng tác trong một hồn cảnh hết sức khó khăn, nhiều khi cịn thiếu cả đến những điều kiện vật chất tối thiểu nhƣ tờ giấy, cây bút thế nhƣng khi hồn thơ chợt đến “thi sĩ” trong tù vẫn sáng tạo ra những vần thơ có giá trị mà đấy lại là một trong những hoàn cảnh sáng tác phổ

biến nhất của các tác giả vô sản. Điều đó càng thể hiện sức sống mãnh liệt đƣợc bắt nguồn từ thế giới quan và nhân sinh quan vơ sản của nhà thơ. Chính nhà thơ cùng những quan điểm tiến bộ của mình đã đem đến cho dịng văn học này một phẩm chất tiên tiến nhất trong lịch sử văn học dân tộc - một dòng văn học đƣợc dân chủ hố triệt để, vì đối tƣợng phục vụ là hàng triệu, hàng triệu nhân dân lao động, một dòng văn học có nội dung cao đẹp nhất vì nó ngợi ca lý tƣởng của giai cấp công nhân, tinh hoa tƣ tƣởng và văn hoá của thời đại.

Theo Xuân Diệu, cái mới trong tác phẩm do tài năng, do tìm tịi, nghiên cứu và diễn tả của nghệ sĩ, dựa trên cái mới của hiện thực khách quan. Trong nghệ thuật, vai trò của nhân tài rất quan trọng và vai trò của thiên tài lại càng quan trọng đến cao độ. Nhƣng cái mới căn bản cần phải tìm để đƣa vào tác phẩm chính là cái mới của thực tại khách quan. Cái mới trong thực tại là cơ sở cho nghệ thuật. Đó là chân lý nhƣng khơng vì thế mà coi nhẹ vai trò tƣởng tƣợng và sáng tạo của cá nhân ngƣời nghệ sĩ.

Trên thực tế, không phải cứ có một hiện thực lịch sử vĩ đại, hào hùng của dân tộc là sẽ có những kiệt tác tƣơng xứng. Đó chỉ là điều kiện cần chứ chƣa đủ. Muốn đủ phải có nhũng tài năng, những thiên tài. Quan niệm về nhà thơ của Xuân Diệu rất phong phú. Nó vừa cụ thể vừa bao quát. Theo Xuân Diệu, nhà thơ phải là nhà “kỹ sư tâm hồn”. “ Kĩ sư tâm hồn” là nội dung, là thực chất là vấn đề trung tâm của sáng tạo thơ, bên cạnh tƣ tƣởng là nền tảng. Nhà thơ muốn có thơ hay phải đi sâu vào nội tâm, nghiên cứu tâm hồn con ngƣời, hiểu sâu sắc nó bằng chính tâm hồn mình. Muốn vậy thi sĩ phải có tâm hồn. Xuân Diệu quan niệm nhà thơ chân chính ln ln phải rèn luyện bồi dƣỡng tâm hồn. Tâm hồn càng sâu sắc, phong phú đa dạng bao nhiêu thì càng có khả năng tinh nhạy trong việc thấu hiểu và đồng cảm với tâm hồn ngƣời khác bấy nhiêu.

Nói nhƣ Stalin “ các nhà văn, những kĩ sư tâm hồn ấy” thì nhà thơ cịn phải là “những kỹ sư tâm hồn” trên cả mức các nhà văn nói chung. Nhấn mạnh điều này là giúp chúng ta phân biệt văn học với báo chí, văn học với triết học.

M.Gorki nói “văn học là nhân học”. Nhà thơ phải là ngƣời kỹ sƣ tâm hồn, giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc tâm hồn con ngƣời từ đó nâng con ngƣời lên ở mức ngƣời nhất. Nhà thơ là kỹ sƣ tâm hồn “phải công nhận là một việc khó. Nói là khó,

khơng phải là để hù ai, để trộ ai mà để cho nhà văn tự quan niệm đúng mức cái nghề của mình, đừng hạ thấp nó.”(135.T705)

Nhà thơ, ngồi những tố chất cần thiết cịn phải thƣờng xuyên khổ luyện, khai phá những con đƣờng riêng không giống ai, không bắt chƣớc ai. Nói nhƣ Nam Cao phải khơi những nguồn chƣa ai khơi và sáng tạo những gì chƣa có chứ đừng chóng vánh làm cái việc của anh phóng viên báo chí tin tức rồi thoả mãn cho là đủ, rằng mình đã thành nhà thơ rồi. Bởi vì “lượng thơng tin” thì hồn vía của nó là cái tin, khơng có văn chƣơng gì cả. Ngƣời ta chỉ dùng cái tin và bỏ số báo. Xé cuốn làm nút chai tƣơng hay gói kẹo chứ bình thƣờng thơ hay rất ít khi bị đối xử nhƣ vậy. Xuân Diệu còn chỉ rõ, sở dĩ phải lƣu ý điều này là vì xuất hiện tình hình chủ quan của ngƣời viết: viết về thực tế mà muốn trở thành kỹ sƣ tâm hồn thì khó q, đau óc q bèn dịch dần sang “lượng thơng

tin”. Những sản phẩm thơ mà hồn vía chỉ là những “lượng thơng tin” khơng có

độ sâu rộng của đời sống tâm hồn, không lấy hồn ta để hiểu hồn ngƣời, hồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 53 - 62)